THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TƠN GIÁO CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
2.1. Hệ thống chính trị cơ sở tỉnh Hà Tĩnh với việc thực hiện chính sách tơn giáo của Đảng, Nhà nước tơn giáo của Đảng, Nhà nước
* Tình hình và hoạt động của tôn giáo trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh hiện nay.
Đây là nhân tố, đối tượng trực tiếp, chủ yếu cần tác động trong quá trình thực
hiện CSTG của HTCTCS tỉnh Hà Tĩnh hiện nay. Cho nên, là nhân tố trực tiếp chi phối đến việc thực hiện vai trò của HTCTCS tỉnh Hà Tĩnh trong thực hiện CSTG của Đảng, Nhà nước ta hiện nay. Hà Tĩnh là một trong 15 tỉnh của cả nước có đơng đồng bào tôn giáo như: Phật giáo, Công giáo, Tin Lành, Hiện nay tồn tỉnh
có 156.848, chiếm trên 12% dân số tồn tỉnh (Cơng giáo 149.273 tín đồ, Phật giáo 75.000 tín đồ, Tin lành có 75 tín đồ thuộc 5 hệ phái); có 307 cơ sở thờ tự (231 nhà thờ, nhà nguyện, tu viện; 73 chùa); có 68 chức sắc (56 linh mục, 11 Đại đức và 01 Hòa thượng). Về thành phần dân tộc chủ yếu là người Kinh và một số ít dân tộc thiểu số khác như dân tộc Chứt, Thái, Mường, Lào với khoảng vài ngàn người sống ở các huyện miền núi gồm Hương Sơn, Vũ Quang và Hương Khê.
Phật giáo được truyền vào vùng đất Hà Tĩnh từ thế kỷ thứ XVII, theo hai
hướng: thứ nhất (Phật giáo Bắc tông) theo các di dân từ Thuận Quảng vào, thứ 2 theo đường biển từ Trung Quốc sang. Ngay từ thời xa xưa, Phật giáo ở Hà Tĩnh đã giữ vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của những cư dân đến khai khẩn
sinh sống.
Tính đến tháng 10 năm 2012 ở Hà Tĩnh, số lượng tín đồ Phật giáo là 75.000
tín đồ, chiếm 5,8% dân số tồn tỉnh, trong đó có 01 Hịa thượng, 11 Đại đức. Ban Trị sự Phật giáo tỉnh có 26 thành viên; có 73 chùa. Tín đồ Phật giáo tập trung chủ yếu ở các huyện, thị xã, thành phố
Hoạt động của Phật giáo trên địa bàn Tỉnh về cơ bản là đúng đường hướng “Đạo pháp - Dân tộc - CNXH”. Đại đa số tăng ni, phật tử có truyền thống yêu nước, có ý thức dân tộc, gắn bó với dân tộc, tích cực, tự giác thực hiện các hoạt động xã hội, từ thiện, tích cực tham gia đóng góp sức người, sức của cho công cuộc đổi mới đất
nước, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội...
Trong các hoạt động của một số cơ sở Phật giáo có sự đan xen hoạt động mê tín dị đoan, bói tốn, tướng số làm ảnh hưởng khơng nhỏ đến đời sống tâm linh của nhân dân, đến an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội trên địa bàn. tăng ni, phật tử ở các địa phương khác hàng tuần tụ tập về đây hoạt động tu hành khá phức tạp.
Đạo Công giáo được truyền bá vào Hà Tĩnh từ nửa sau thế kỷ thứ XVI. Hiện
nay Cơng giáo có số lượng tín đồ ở Hà Tĩnh với 149.273 giáo dân, chiếm 12 % dân số tồn Tỉnh, chiếm 2,5 % tín đồ Đạo Cơng giáo trong cả nước, 29% số tín đồ Tổng giáo phận Vinh, đáng chú ý là Đạo công giáo ở Hà Tĩnh là một tôn giáo trực thuộc giáo phận Vinh lớn nhất các giáo phận Công giáo ở Việt Nam.
Tổ chức Đạo Công giáo ở tỉnh Hà Tĩnh gồm: 6 giáo hạt, trực thuộc giáo phận Vinh. Có 60 linh mục 150 tu sĩ (chủ yếu là nữ), có 234 Ban Hành giáo. Dịng tu, thường tổ chức thành 3 cấp; bề trên dòng tu, tỉnh dòng tu và các cơ sở tu viện. Hiện nay, tồn tỉnh có 01 dịng tu với 150 tu sĩ, trong đó có: 3 cơ sở dịng mến thánh giá dịng tu nữ có 307 cơ sở thờ tự; 231 nhà thờ, nhà nguyện, tu viện, 73 chùa số này chủ yếu được xây dựng trước năm 1975, nay đã được chính quyền cho
phép trùng tu, sửa chữa hoặc xây dựng lại. Tổ chức và hoạt động của Đạo Công Giáo
ở Hà Tĩnh rất chặt chẽ, tuân thủ sự chỉ đạo trực tiếp từ Va-ti-căng, và Giáo hội Công
giáo Việt Nam. Đa số đồng bào Công giáo ở tỉnh Hà Tĩnh đều là những tín đồ
ngoan đạo, “kính chúa, yêu nước”, thực hiện tốt mọi chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Nhiều chức sắc, tín đồ tích cực tham gia vào các đồn thể chính trị - xã hội, các cơ quan chính quyền cơ sở, xây dựng khối đại đồn
phong trào xóa đói, giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, phong trào KHHGĐ, thực hiện nghĩa vụ quân sự. Tồn tỉnh hiện có tổng số đảng viên người cơng giáo có 642 đồng chí, từ năm 2007 đến năm 2011 kết nạp được 84 đồng chí (cụ thể các năm
như sau: Năm 2007 là 28 đ/c; năm 2008 là 19 đ/c; năm 2009 là 11 đ/c; năm 2010 là 6 đ/c; năm 2011 là 20 đ/c). Số lượng đảng viên tôn giáo được kết nạp từ năm
2007 - 2011 ít hơn so với năm 2002 -2006 là 44 đ/c. Nhìn chung các đồng chí đảng viên người công giáo đã phát huy được bản lĩnh chính trị, thể hiện rõ trên
từng cương vị cơng tác được giao và thái độ chính kiến, lập trường kiên định vững vàng không hoang mang giáo động trước sự tác động của thần quyền giáo lý. Các
địa phương làm tốt công tác kết nạp đảng viên người công giáo là: Huyện Đức
Thọ, huyện Cẩm Xuyên… Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2010-2015 có 2 đồng chí vào BCH Đảng bộ huyện, thành, thị; 55 đồng chí vào BCH Đảng bộ xã,
phường, thị trấn. Bầu cử đại biểu Quốc hội, HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011 –
2016, kết quả có 1 vị trúng cử vào Quốc hội (Hịa thượng Thích Bảo Nghiêm - Trưởng Ban trị sự Phật giáo tỉnh Hà Tĩnh), 3 vị trúng cử vào HĐND tỉnh (01 đại đức, 01 linh mục, 01 doanh nghiệp nữ); 18 vị trúng cử vào HĐND huyện, thị,
thành và 250 vị trúng cử vào HĐND xã, phường, thị trấn; 2 đồng chí Bí thư đảng bộ xã, phường, thị trấn 5 đồng chí Phó bí thư Đảng ủy xã, phường, thị trấn; 09
người Chủ tịch HĐND xã, phường, thị trấn và 10 người Phó chủ tịch HĐND xã, phường, thị trấn; 3 người Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn và 07 người Phó chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn. 39 người trúng cử vào các đồn thể chính trị - xã hội xã. Để động viên cán bộ cốt cán là người công giáo, từ năm 2001 đến nay
Tỉnh uỷ đã chỉ đạo hỗ trợ 2 đợt cho các đối tượng cán bộ cốt cán là người cơng
giáo có thời gian công tác lâu năm nhưng chưa được hưởng chế độ 130 và 111 của Chính phủ với số tiền gần 900 triệu đồng, số tiền tuy không lớn, nhưng đây là sự
quan tâm của cấp uỷ, chính quyền đối với đội ngũ cốt cán vùng giáo, có tác dụng to lớn động viên được đội ngũ này, tuy đã hết tuổi không đảm nhận các chức danh ở
địa phương. Song họ vẫn là những người nòng cốt trong giáo dân, tuyên truyền đường lối chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước cho đồng bào
tơn giáo và có tiếng nói, uy tín đối với các linh mục, chức sắc, vì đội ngũ cốt cán
thường nắm bắt được tâm tư nguyện vọng của các chức sắc, hội đồng mục vụ, từ đó
đề xuất cấp uỷ đảng, chính quyền giải quyết các vấn đề về tơn giáo hợp tình hợp lý, đồng thời là chỗ dựa tin cậy để các đồng chí cán bộ cốt cán đang cơng tác n tâm
cơng tác hơn.
Ủy ban Đồn kết Cơng giáo tỉnh không ngừng được củng cố và ngày càng có
vai trị quan trọng trong xây dựng khối đại đồn kết tồn dân. Phong trào “kính Chúa u nước”, “tốt đời, đẹp đạo” ngày càng được nhiều giáo dân tham gia, góp phần tăng cường khối đại đồn kết tồn dân.
Bên cạnh những mặt tích cực, hoạt động của Đạo Cơng giáo trên địa bàn Tỉnh
cịn có những biểu hiện tiêu cực. Vẫn còn một bộ phận tín đồ có mặc cảm, tự ty, chưa thực hiện tốt CSTG, cá biệt vẫn có các vụ việc chống lại chính quyền, chia rẽ khối đại
đồn kết dân tộc.
Đạo Tin lành du nhập vào Hà Tĩnh khoảng năm 1932, thời gian đó đã có chi hội và nơi thờ tự ở thị xã Hà Tĩnh, do chiến tranh tàn phá nặng nề nên khơng cịn tổ chức, tín đồ phân tán, tín ngưỡng tại gia. Năm 1995, một số tín đồ ở thị xã Hà
Tĩnh (nay là thành phố Hà Tĩnh) có đơn xin phục hồi hoạt động, lập Chi hội, xin
đất làm nơi thờ tự (có đề nghị của Hội thánh Tin lành miền Bắc), do chưa đủ điều
kiện nên không được giải quyết. Hiện nay, số người theo đạo Tin lành cũ ở thành phố Hà Tĩnh khơng cịn hoạt động. Những năm gần đây, một số người trong tỉnh đi lao động ở nước ngoài, đi làm ăn ở các tỉnh phía Nam theo đạo Tin lành, sau khi
về địa phương đã truyền đạo, lôi kéo người vào đạo, xin thành lập điểm nhóm; mặt khác một số nhóm Tin lành ngồi tỉnh cũng tìm cách truyền đạo vào địa bàn Hà
Tĩnh. Do công tác quản lý, phát hiện và đấu tranh ngăn chặn của các cấp chính
nhiên hiện nay tồn tỉnh vẫn có khoảng 75 người theo đạo Tin lành (chủ yếu giữ tại gia) thuộc 5 hệ phái ở 15 xã, phường thuộc 5 huyện, thành phố, thị xã trong
tỉnh. Hoạt động truyền đạo và theo đạo Tin lành ở Hà Tĩnh nhìn chung chưa có
diễn biến phức tạp. Phương thức hoạt động chủ yếu của đạo Tin Lành là thông qua hoạt động từ thiện, giúp vốn làm ăn, giải quyết việc làm kèm theo chính sách
tuyên truyền vận động đồng bào theo đạo một cách bền bỉ, khơn khéo, có phần
phù hợp với tâm lý đồng bào các dân tộc thiểu số, những người buôn bán nhỏ…
Đồng thời, các chức sắc trong đạo Tin Lành luôn đẩy mạnh hoạt động móc nối,
quan hệ với người nước ngoài. Những vấn đề trên cho thấy xu hướng hoạt động
của đạo Tin Lành trên địa bàn tỉnh khá phức tạp… Hoạt động của các chi hội ngày càng sơi nổi và có tổ chức như: củng cố ban chấp sự, duy trì sinh hoạt tơn giáo của giáo hội, xây dựng tổ chức Ca đoàn, Ban trung niên, Ban thanh niên, Ban thiếu
niên nhi đồng.
Như vậy, trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh khơng đủ có đủ 6 tôn giáo lớn ở Việt
Nam. Trong đó nổi lên và có ảnh hưởng đáng kể (cả tích cực và tiêu cực) đến đời sống chính trị - xã hội địa bàn. Phật giáo, Đạo Cơng giáo đây là những tơn giáo có số lượng tín đồ khá lớn, tổ chức khá chặt chẽ, cơ sở thờ tự rộng khắp trên các
huyện, thị xã, thành phố. Nhìn chung đa số đồng bào tín đồ các tơn giáo trên địa
bàn tỉnh là nhân dân lao động, cơ bản chấp hành đúng đường lối, chủ trương của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tích cực tham gia lao động sản xuất,
xây dựng cuộc sống “tốt đời, đẹp đạo”. Các hoạt động từ thiện nhân đạo, văn hóa, thể dục, thể thao, giáo dục, y tế được đại đa số chức sắc, tín đồ các tơn giáo quan tâm thực hiện; phong trào xóa đói, giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, cứu trợ, xây
dựng nhà tình thương, tình nghĩa cho các đối tượng chính sách; cơng tác xã hội
hóa giáo dục được đơng đảo tín đồ, chức sắc các tôn giáo ủng hộ.
Tuy nhiên, hoạt động của các tôn giáo trên địa bàn cũng đang có những diễn
các thế lực thù địch lợi dụng, lơi kéo, một số chức sắc cịn có thái độ hồi nghi vào CSTG, cịn ngấm ngầm hoặc cơng khai chống đối HTCTCS.
Tình hình tơn giáo đó địi hỏi phải thực hiện tốt hơn nữa CSTG của Đảng và Nhà nước, khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của tín ngưỡng, tôn giáo, đấu tranh
chống âm mưu, thủ đoạn lợi dụng tín ngưỡng, tơn giáo của các thế lực thù địch. Đó là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, các cấp các ngành mà trước hết là của
HTCTCS Hà Tĩnh. Bởi vậy HTCTCS tỉnh Hà Tĩnh có vai trị quan trọng trong thực hiện CSTG.