Tĩnh với việc thực hiện chính sách tơn giáo của Đảng, Nhà nước
Đây là giải pháp cơ bản nhất, nhân tố quan trọng hàng đầu trực tiếp quyết định
đến việc phát huy vai trò của HTCTCS tỉnh Hà Tĩnh trong thực hiện CSTG của Đảng
và Nhà nước ta hiện nay. Nhận thức đúng đắn về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước về tôn giáo và CSTG sẽ giúp cho việc xây dựng thái độ, trách nhiệm và nâng cao trình độ năng lực tổ chức thực hiện CSTG cho đội ngũ cán bộ cơ sở.
Nâng cao nhận thức, tư tưởng, trách nhiệm và năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, tổ
chức thực hiện CSTG cho HTCTCS tỉnh Hà Tĩnh hiện nay là một trong những nội dung quan trọng, cần thiết của công tác giáo dục chính trị - tư tưởng ở địa phương,
nhằm làm cho mọi cán bộ, đảng viên trong HTCTCS có nhận thức đúng đắn, vận
dụng linh hoạt, sáng tạo những quan điểm, của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước trong
đó có quan điểm, chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo.
Nội dung nâng cao nhận thức, tư tưởng, trách nhiệm và năng lực tổ chức thực hiện CSTG, đối với HTCTCS tỉnh Hà Tĩnh hiện nay khá rộng; là một quá trình
thống nhất biện chứng giữa giáo dục nâng cao trình độ nhận thức, xây dựng động cơ, thái độ, trách nhiệm với bồi dưỡng kiến thức lý luận, kỹ năng nghiệp vụ thực hiện
CSTG. Cần tập trung vào những nội dung chủ yếu sau:
Một là, HTCTCS tăng cường tuyên truyền, giáo dục chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, CSTG của Đảng và Nhà nước
Đây là nội dung quan trọng nhằm trang bị cho cán bộ, đảng viên trong
HTCTCS nhận thức sâu sắc về nguồn gốc, bản chất, chức năng, vai trị xã hội của tơn giáo; nguyên nhân tồn tại và những đặc điểm của tôn giáo ở từng địa phương; về thái
độ, phương pháp xem xét và giải quyết vấn đề tơn giáo, góp phần tạo nên thế giới
quan, phương pháp luận khoa học nhận thức và thực hiện CSTG. HTCTCS tỉnh Hà Tĩnh hiện nay cần được tuyên truyền, giáo dục toàn diện chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về tôn
giáo và công tác tôn giáo.
Trong đó cần tập trung vào những quan điểm, tư tưởng cơ bản về tín ngưỡng, tơn giáo được trình bày trong các Nghị quyết Đại hội Đảng tồn quốc lần thứ VI, VII, VIII, IX, X, XI, Nghị quyết 24 của Bộ Chính trị khóa VI “Về tăng cường cơng tác tơn giáo trong tình hình mới”; Thơng báo 145 và Chỉ thị 37/CT-TW của Bộ Chính trị khóa VIII; Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX “về cơng tác tôn giáo”… làm rõ những quy định cơ bản trong các văn bản luật,
dưới luật liên quan đến vấn đề tôn giáo và công tác tôn giáo như: Nghị định
22/NĐ/CP (nay là NĐ 92/NĐ/CP) của Chính phủ; Pháp lệnh Tín ngưỡng tơn giáo; các Nghị quyết, Chỉ thị, quy định của đảng bộ, chính quyền địa phương liên quan đến công tác tôn giáo… Tập trung khai thác những quan điểm mới của Đảng về tín
ngưỡng, tơn giáo và cơng tác tôn giáo hiện nay.
Hai là, tiếp tục xây dựng củng cố động cơ, thái độ, trách nhiệm đúng đắn cho
các thành viên HTCTCS trong thực hiện CSTG.
Đây là một nội dung cơ bản, góp phần trực tiếp nâng cao chất lượng, hiệu quả
HTCTCS thực hiện CSTG của Đảng và Nhà nước ta hiện nay.
Thực tế, ở một số cơ sở, từng cán bộ, đảng viên đơi lúc cịn có biểu hiện thiếu trách nhiệm, chủ quan, nóng vội thậm chí phân biệt trong đối xử, gây mất đoàn kết trong nội bộ nhân dân, làm ảnh hưởng đến niềm tin của đồng bào các tơn giáo. Trong khi đó, các thế lực thù địch lại ra sức lợi dụng vấn đề tôn giáo để chia rẽ, lơi kéo, mua chuộc, kích động tín đồ chống phá chính quyền ở cơ sở, gây mất ổn định ở một số địa phương. Điều đó càng đòi hỏi phải thống nhất quan điểm, thái độ, lập trường, phương pháp, tinh thần trách nhiệm của HTCTCS nói chung, từng cán bộ, đảng viên nói riêng trong thực hiện CSTG tại tỉnh nhà.
Bởi vậy, trong sinh hoạt chính trị tư tưởng cần tích cực, chủ động quán triệt sâu sắc đến mọi tổ chức, mọi cán bộ, đảng viên trong HTCTCS về lập trường, thái độ, trách nhiệm, vai trò của cả HTCTCS, từng tổ chức thành viên và mỗi cán bộ, đảng viên trong thực hiện CSTG và thực hiện có hiệu quả ở từng cơ sở.
Ba là, tiếp tục nâng cao cảnh giác, chủ động đấu tranh vạch trần mọi âm mưu, thủ đoạn lợi dụng tôn giáo của các thế lực thù địch cho HTCTCS và nhân dân địa
phương.
Lợi dụng tôn giáo để chống phá cách mạng nước ta là bản chất của chủ
nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch. Chúng ra sức vu cáo Nhà nước ta: vi phạm tự do tín ngưỡng, đàn áp tơn giáo nhằm đả kích, cơ lập ta trên trường quốc tế, kích
động giáo dân chống đối, tạo cớ để can thiệp vào cơng việc nội bộ của ta. Chúng
tìm mọi cách để móc nối liên lạc, cung cấp tiền bạc, phương tiện hoạt động cho
các tín đồ, chức sắc có tư tưởng chống đối; hỗ trợ cho các tổ chức tôn giáo để phát triển thành lực lượng đối trọng với Đảng, Nhà nước hòng làm phai nhạt niềm tin
của quần chúng tín đồ các tơn giáo đối với chế độ, kích động gây rối chống phá
Nhà nước.
Hoạt động của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề tôn giáo trên địa bàn tỉnh
Hà Tĩnh, cũng diễn ra hết sức phức tạp. Hiện nay một số phần tử chống đối trong các tôn giáo chủ trương: khơng ra mặt đối đầu với chính quyền địa phương, nhưng đang tăng cường củng cố các hội đồn; tìm cách đưa người vào nắm giữ các chức vụ chủ chốt trong các cơ quan chính quyền; dựa vào giáo dân để địi tự do tơn giáo; tăng
cường các hoạt động truyền đạo trái phép… tập trung vào các khu vực: vùng sâu,
vùng xa, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số, vào các đối tượng sinh viên, học sinh… Việc thực hiện CSTG, đấu tranh chống kẻ thù lợi dụng tôn giáo chỉ đạt hiệu
quả thực sự khi mọi cán bộ, đảng viên và quần chúng, nhất là đồng bào tín đồ các tôn
giáo nâng cao cảnh giác, nhận rõ được âm mưu thủ đoạn lợi dụng tôn giáo của kẻ thù, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, của chính quyền. Cho nên những vấn đề đó phải
được HTCT các cấp đưa vào nội dung giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, đảng
viên và nhân dân. Chỉ có như vậy mới nâng cao được cảnh giác, tổ chức nhân dân đấu tranh vơ hiệu hố mọi hoạt động lợi dụng tôn giáo của các thế lực thù địch.
Nâng cao trình độ nhận thức về chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, CSTG cho HTCTCS phải gắn liền với việc bồi dưỡng, rèn luyện kỹ năng vận dụng những quan điểm, nguyên tắc lý luận ấy vào thực hiện CSTG ở từng địa
phương đạt hiệu quả cao, phù hợp với đặc điểm tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa , xã hội, quốc phòng - anh ninh và thực tiễn tình hình tơn giáo ở địa phương.
Để thực hiện có hiệu quả những nội dung trên, cần phải tiến hành đồng bộ các
biện pháp cơ bản sau:
Thứ nhất, tiếp tục đổi mới nội dung giáo dục chính trị, tư tưởng cho HTCTCS cơ sở trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
Đây là biện pháp quan trọng hàng đầu, phải cụ thể hóa và thực hiện những nội
dung giáo dục chính trị, tư tưởng phù hợp với đặc điểm, nhiệm vụ từng địa phương. Nội dung giáo dục chính trị tư tưởng phải bám sát những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm CSTG của Đảng và Nhà nước ta, phải dựa trên cơ sở thực tiễn tình hình tơn giáo và thực hiện CSTG trên địa bàn Tỉnh. Cần cụ thể hóa Nghị quyết 24/NQ - BCT của Bộ Chính trị khóa VI, Nghị quyết 25/NQ-TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX, Pháp lệnh Tín ngưỡng,
tơn giáo và các Nghị định 92/NĐ-CP, Chỉ thị của Chính phủ liên quan đến vấn đề tín ngưỡng, tơn giáo phù hợp với tình hình tơn giáo ở cơ sở các địa phương.
Thứ hai, vận dụng linh hoạt, sáng tạo, kết hợp đổi mới, hoàn thiện phương thức giáo dục chính trị tư tưởng, bồi dưỡng năng lực thực hiện CSTG.
Nâng cao chất lượng các lớp, các buổi học tập chính trị gắn với phổ biến, tuyên truyền về CSTG. Kết hợp chặt chẽ giữa lý luận và thực tiễn, thông qua việc thực hiện CSTG ở địa phương để nâng cao nhận thức tư tưởng, bản lĩnh chính trị, thái độ trách nhiệm của mọi cán bộ, đảng viên trong HTCTCS; lấy chất lượng và hiệu quả thực
hiện CSTG để kiểm nghiệm, đánh giá việc vận dụng phát triển lý luận về tôn giáo và thực hiện CSTG.
Vận dụng linh hoạt các hình thức, phương pháp giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, năng lực thực hiện CSTG cho cán bộ, đảng viên có thể thơng qua đào tạo cơ bản ở các Trung tâm bồi dưỡng chính trị cập huyện, thị và trường Chính trị Trần Phú Hà Tĩnh, thông qua các đợt bổ túc kiến thức, tập huấn theo chuyên đề, bồi dưỡng tại chỗ thông qua công tác hàng ngày… Trên cơ sở đánh giá đúng những thuận lợi,
khó khăn ở từng địa phương, từng loại cán bộ trong HTCTCS để lựa chọn hình thức, phương pháp thích hợp nhằm nâng cao nhận thức và năng lực thực hiện CSTG cho mỗi cán bộ, đảng viên.
Thứ ba, bồi dưỡng nội dung, phương thức, kỹ năng tổ chức, thực hiện CSTG cho HTCTCS trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh..
Đây là một trong những biện pháp cơ bản nhằm nâng cao năng lực tổ chức
thực hiện CSTG của HTCTCS. Việc xây dựng chương trình, nội dung bồi dưỡng phải vừa mang tính cơ bản, hệ thống, vừa cập nhật, sát với thực tiễn. Cần xây dựng các chương trình, nội dung theo hướng cụ thể hóa kiến thức và tăng cường kỹ năng hoạt động phù hợp với từng đối tượng cán bộ, từng lĩnh vực khác nhau trong HTCTCS.
Tùy theo yêu cầu cụ thể của từng tổ chức, từng đối tượng cán bộ, ở từng địa phương để lựa chọn nội dung, hình thức, phương pháp bồi dưỡng phù hợp, kết hợp bồi dưỡng thông qua các lớp tập huấn về tôn giáo, CSTG ở huyện, thị, tỉnh, và ở
cấp trên, đặc biệt chú trọng giáo dục, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên trách làm
công tác tôn giáo ở cơ sở.
Nâng cao nhận thức, tư tưởng chính trị, trách nhiệm và năng lực của HTCTCS tỉnh Hà Tĩnh về thực hiện CSTG là trách nhiệm của HTCT các cấp từ Trung ương đến cơ sở, của tất cả các cấp, các ngành. Mỗi cấp, mỗi ngành cần xác định rõ trách