quốc tế tại Văn phịng Chính phủ
Định hướng hoạt động HTQT tại VPCP được xác định là:
- Triển khai có hiệu quả chương trình cơng tác đối ngoại ở trong và ngồi nước của Lãnh đạo Chính phủ, phục vụ tốt triển khai hoạt động đối ngoại của Lãnh đạo cấp cao. Chủ động thúc đẩy và làm sâu sắc hơn quan hệ với các nước láng giềng chung biên giới, các đối tác quan trọng, các nước bạn bè truyền thống đi vào chiều sâu, ổn định, hiệu quả.
Đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương đến năm 2023. Tiếp tục thúc đẩy các ưu tiên trong khuôn khổ ASEAN; tiếp tục đảm nhiệm tốt vai trị Ủy viên khơng thường trực HĐBA LHQ trên tinh thần chủ động, tích cực, trách nhiệm, xử lý khéo léo quan hệ giữa các nước lớn. Đồng thời, tham gia tích cực chủ động, có trách nhiệm trên các diễn đàn quốc tế, khu vực khác (như APEC, ASEM, các cơ chế Tiểu vùng Mê Công...); nâng cao hiệu quả hội nhập quốc tế, trọng tâm thực hiện hiệu quả CPTPP, EVFTA, RCEP, thúc đẩy đàm phán các hiệp định thương mại tự do
khác, nỗ lực đóng góp vào duy trì đà tăng trưởng kinh tế - xã hội, khắc phục tác động đại dịch Covid-19.
Tiếp tục xây dựng và thực hiện tốt kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021 - 2026. Tổng kết thực hiện đường lối đối ngoại của Đại hội XII và đóng góp của cơng tác đối ngoại với tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển Kinh tế - xã hội 2016 - 2021.
- Phối hợp với Bộ Ngoại giao xây dựng và trình phê duyệt, theo dõi thực hiện chương trình cơng tác đối ngoại của lãnh đạo các Bộ, ngành và địa phương theo hướng bảo đảm đúng quy định, hiệu quả.
- Từng cán bộ, cơng chức tiếp tục hồn thiện cơ sở dữ liệu để theo dõi một cách chủ động và có hệ thống quan hệ với từng đối tác, nhất là đối tác lớn, chiến lược tồn diện, có nhiều vướng mắc. Từng cán bộ cải thiện khả năng làm việc độc lập, nâng cao một bước chất lượng công tác tham mưu đối ngoại, tập trung vào các vấn đề lớn như cạnh tranh giữa các nước lớn, xung đột thương mại và tác động đến Việt Nam, quan hệ của Việt Nam với các nước lớn như Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, EU, trong đó tập trung phối hợp, tháo gỡ vướng mắc, tham mưu thực hiện tốt vai trị Ủy viên khơng thường trực HĐBA LHQ (2020 - 2021). Tăng cường vai trò thư ký phân Ban trong các Ủy ban hợp tác liên Chính phủ với nước ngồi.
- Tăng cường theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao các Bộ, ngành, địa phương, tập trung hơn vào các lĩnh vực kinh tế đối ngoại trong đó áp dụng cơng nghệ thơng tin để theo dõi đôn đốc và đánh giá việc thực hiện các cam kết và thỏa thuận của Bộ, ngành, địa phương và của doanh nghiệp ký trong các hoạt động HTQT của Lãnh đạo Chính phủ.
- Xử lý tốt những khó khăn, vướng mắc liên quan đến việc phê duyệt, tiếp nhận và giải ngân nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi, nguồn vốn FDI và các vấn đề thương mại với các đối tác lớn; chuẩn bị các điều kiện cần thiết để trình Quốc hội phê chuẩn các Hiệp định thương mại tự do.
- Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên mạnh về chuyên mơn, vững về chính trị, có phẩm chất đạo đức tốt, chấp hành tốt quy chế công chức cơ quan, chống mọi biểu hiện quan liêu, tham nhũng, sách nhiễu trong quan hệ công tác; phục vụ tốt hơn việc chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về đối ngoại và HTQT, tập trung vào các nội dung chính: triển khai thực hiện chương trình hành động của Chính phủ về hội nhập quốc tế; cập nhật và kiến nghị về quan hệ song phương, đa phương, trong đó đặc biệt lưu ý xử lý vấn đề ở Biển Đông, quan hệ với các nước lớn như Mỹ, Nga, Trung Quốc, Nhật Bản; các nước láng giềng như Lào, Campuchia, Myanmar; các đối tác quan trọng như Hàn Quốc, Anh, Đức. Phối hợp tổ chức triển khai các văn kiện đã được ký kết nhân các chuyến thăm của Thủ tướng Chính phủ
và các Phó Thủ tướng tới các nước; triển khai kế hoạch bồi dưỡng, giao việc thử thách cụ thể cho các đồng chí trong diện quy hoạch lãnh đạo đơn vị.
Tiếp tục thực hiện phân công công việc cụ thể, rõ ràng, phù hợp với trình độ, năng lực của từng cán bộ nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của VPCP.
Cải tiến hơn nữa cơng tác lãnh đạo theo hướng cần thường xuyên trao đổi phối hợp về nội dung và cách thức tổ chức trước khi tổ chức các buổi sinh hoạt và hội nghị quan trọng của đơn vị, bảo đảm sự thống nhất ý kiến khi triển khai các hoạt động. Có giải pháp phù hợp và hiệu quả cải thiện công tác thi đua khen thưởng để làm sao thực sự khuyến khích động viên cán bộ cơng chức hăng say làm việc.
3.3. Các giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về hợp tác quốc tế tại Văn phịng Chính phủ