tiết kiệm thời gian và tiết kiệm chi phí. Bên cạnh đó, thơng qua Internet, chúng ta có thể tìm kiếm được nhiều cơ hội hợp tác thông qua các công cụ trực tuyến của nó như: các website, trang blog, báo điện tử,... Thơng qua đó, chúng ta có thể quảng bá, tuyên truyền hình ảnh của đất nước mình, xây dựng cộng đồng trên mạng nhằm tăng cường các mối quan hệ hợp tác.
1.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về hợp tác quốc tế tại một số cơ quan quan
1.3.1. Kinh nghiệm của Bộ Giáo dục- Đào tạo
HTQT trong GD-ĐT là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản và toàn diện GD-ĐT đặt ra và là một trong 9 nhóm nhiệm vụ cơ bản được ngành Giáo dục đẩy mạnh thực hiện.
Hoạt động quản lý HTQT tại Bộ do Cục HTQT đảm nhiệm. Cục HTQT là đơn vị thực hiện QLNN về hợp tác và hội nhập quốc tế trong lĩnh vực GD-ĐT. Cục có tư cách pháp nhân, có con dấu và được mở tài khoản tại Kho Bạc nhà nước và Ngân hàng Thương mại theo quy định pháp luật. Cục có nhiệm vụ:
- Phát triển quan hệ quốc tế trong lĩnh vực GD-ĐT: xây dựng chiến lược, kế hoạch hợp
tác, tổ chức đàm phán, ký kết, gia nhập các điều ước, thỏa thuận quốc tế và các văn bản hợp tác về GD-ĐT; đôn đốc, đánh giá kết quả thực hiện, kiến nghị tiếp tục hoặc đình chỉ các chương trình HTQT; xây dựng kế hoạch và tổ chức các đoàn đi cơng tác nước ngồi cũng như đón tiếp khách quốc tế đến làm việc với Bộ; hướng dẫn công tác lãnh sự và quản lý hộ chiếu của cán bộ, công chức ngành giáo dục; hướng dẫn, giải quyết, quản lý thủ tục nhập cảnh với người nước ngoài vào Việt Nam học tập, nghiên cứu, giảng dạy; hướng dẫn nghiệp vụ cho đội ngũ làm công tác HTQT tại các cơ sở GD- ĐT.
- Giáo dục quốc tế: tuyển chọn, cử đi, quản lý, cấp phát kinh phí, tiếp nhận về nước với công dân Việt Nam được cử đi học tập ở nước ngồi có sử dụng ngân sách nhà nước và với cán bộ được cử đi làm chuyên gia, giảng dạy ở nước ngoài thuộc phạm vi Bộ quản lý; Hỗ trợ các cơ sở GD-ĐT của Việt Nam và nước ngồi liên kết chương trình GD-ĐT, trao đổi giáo viên, hoc sinh, sinh viên, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ.
- Quản lý các hoạt động hợp tác, đầu tư với nước ngoài trong lĩnh vực GD-ĐT: xây dựng cơ chế, chính sách, tổ chức thu hút đầu tư, tài trợ, chuyển giao cơng nghệ, mơ hình giáo dục nước
ngoài về GD-ĐT; Quản lý việc tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế về GD-ĐT thuộc phạm vi của Bộ; cho phép mở, quản lý, kiểm tra các văn phịng đại diện, các cơ sở GD-ĐT nước ngồi ở Việt Nam, quản lý dịch vụ tư vấn du học.
Giai đoạn 2016- 2020, Bộ GD-ĐT đã chủ trì đàm phán, ký kết 75 thỏa thuận và điều ước quốc tế. Các điều ước, thoả thuận HTQT về giáo dục đều được thực hiện một cách hiệu quả, thiết thực. Đến năm 2020 đã có 452 chương trình đào tạo quốc tế được giảng dạy tại các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam và 5 cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngồi. Đối với các chương trình liên kết đào tạo, hiện tại đã có 352 chương trình được thực hiện tại 62 cơ sở giáo dục đại học Việt Nam, 5 cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngồi. Đối với giáo dục mầm non, phổ thơng có 40 cơ sở giáo dục mầm non, 40 cơ sở giáo dục phổ thông, 257 cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn có vốn đầu tư nước ngồi.
HTQT đem lại hàng ngàn học bổng hằng năm cho công dân Việt Nam đi học tập tại nước ngồi. Hiện có 19 nước cấp học bổng cho Việt Nam. Số lượng học bổng do chính phủ nước ngồi cấp tăng từ khoảng 400 học bổng/năm (năm 2013) lên 1.400 học bổng/năm (năm 2019). Năm học 2019 - 2020, Bộ GD-ĐT quản lý du học sinh theo các chương trình học bổng hiệp định, đề án của Chính phủ chiếm 4% tổng số du học sinh Việt Nam đang học tập tại nước ngoài; quản lý hơn 21.000 du học sinh đến từ 67 quốc gia trên thế giới học tập tại Việt Nam. Trong bối cảnh dịch, bệnh Covid-19, Bộ GD-ĐT phối hợp Bộ Ngoại giao, các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, cơ quan đại diện nước ngoài ở Việt Nam thu thập thơng tin về tình hình du học sinh Việt Nam, hướng dẫn phòng, chống dịch bệnh, đề xuất biện pháp hỗ trợ phù hợp. Bộ GD-ĐT cũng đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục đại học có những hoạt động cụ thể tiếp nhận các du học sinh Việt Nam, các du học sinh nước ngoài đến Việt Nam.
HTQT trong GD-ĐT của Việt Nam thời gian qua đạt được những kết quả quan trọng, giúp nâng cao hiệu quả về đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao, nâng cao vị thế các cơ sở GD-ĐT của Việt Nam trên thế giới. Tuy nhiên, vẫn còn một số Sở GDĐT, trường đại học lúng túng khi triển khai nhiệm vụ này, nguyên nhân là do chưa nắm rõ các quy định của pháp luật.
Để đạt được kết quả trên cũng như khắc phục những tồn tại trong công tác quản lý, Bộ GD- ĐT đã tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý HTQT, quản lý cán bộ, công chức, viên chức đi cơng tác nước ngồi, đồng thời, triển khai các dịch vụ công về công tác tuyển sinh, quản lý du học sinh Việt Nam đi học bằng học bổng sử dụng ngân sách nhà nước trên cổng Dịch vụ công quốc gia.
Bộ GD-ĐT tổ chức nhiều diễn đàn, hội nghị kết nối hợp tác giữa các chuyên gia giáo dục, nhà đầu tư, cơ sở giáo dục trong và ngoài nước để chia sẻ kinh nghiệm và thúc đẩy hợp tác và đầu tư, nâng cao chất lượng trong lĩnh vực GD-ĐT. Bộ GD-ĐT tổ chức hội nghị tập huấn công tác
HTQT nhằm phổ biến những vấn đề then chốt của HTQT trong lĩnh vực GD-ĐT như: chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; các quy định pháp lý trong HTQT đối với lĩnh vực GD-ĐT; quy trình, quy định về ký kết các chương trình hợp tác… Từ đó, việc triển khai hoạt động HTQT trong GD-ĐT ngày càng hiệu quả hơn.
1.3.2. Kinh nghiệm của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội
Hoạt động HTQT tại Bộ LĐTB&XH do Vụ HTQT đảm nhiệm. Vụ HTQT có chức năng giúp Bộ trưởng thực hiện, quản lý thống nhất về HTQT trong lĩnh vực lao động, người có cơng và xã hội theo quy định của pháp luật.
Vụ HTQT thưc hiện nghiên cứu, xây dựng trình Bộ: các chương trình, kế hoạch, dự án, đề án, chủ trương, biện pháp mở rộng quan hệ về HTQT; đề xuất đàm phán, ký kết, phê chuẩn, gia nhập và biện pháp đảm bảo thực hiện điều ước quốc tế; tham gia các tổ chức quốc tế; cho phép các đơn vị trực thuộc, các cơ quan tổ chức nước ngoài được tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế có nội dung thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ; quy chế, nguyên tắc, quy trình, thủ tục và trách nhiệm của các đơn vị thuộc Bộ trong thực hiện nhiệm vụ HTQT; kế hoạch kinh phí cho nhiệm vụ HTQT.
Vụ HTQT chủ trì thực hiện: tổ chức đàm phán, ký kết và theo dõi thực hiện các văn bản thoả thuận các chương trình, kế hoạch, dự án hợp tác quốc tế; thẩm định các văn bản, tài liệu HTQT của các đơn vị thuộc Bộ trước khi trình Bộ trưởng; thủ tục đối ngoại, xuất nhập cảnh cho các đoàn ra, đoàn vào cấp Lãnh đạo Bộ; phát ngơn chính thức của Bộ về HTQT theo sự ủy quyền của Bộ; vận động tài trợ quốc tế theo lĩnh vực của ngành; là đầu mối giúp Bộ về công tác nhân quyền và thực hiện chức năng QLNN với các tổ chức nước ngoài hoạt động trong phạm vi Bộ quản lý; tiếp nhận, phối hợp thẩm định, trình hồ sơ đề nghị khen thưởng của Bộ cho tập thể, cá nhân thuộc Bộ và các đối tác nước ngoài;
Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy định của Nhà nước về HTQT đối với các đơn vị thuộc Bộ, ngành trong lĩnh vực được phân công; tổ chức
theo dõi, tổng hợp, đánh giá, sơ kết, tổng kết, báo cáo về hoạt động HTQT; thực hiện thông tin đối ngoại, nghiên cứu khoa học; tham gia đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ về HTQT.
Với tư cách cơ quan đầu mối của Chính phủ, hoạt động HTQT của Bộ LĐTB&XH được triển khai hợp tác đa phương (đẩy mạnh hợp tác với Tổ chức Lao động quốc tế về lao động và an sinh xã hội, hợp tác APEC về bình đẳng giới, hợp tác với ASEAN). Về hợp tác song phương, hợp tác mọi lĩnh vực của ngành với các đối tác chính như Nhật Bản, Hàn Quốc, Lào... và tiếp tục mở rộng với các đối tác có quan hệ tốt với Việt Nam như Cuba..
Hoạt động hợp tác hội nhập chuyên ngành: đẩy mạnh hợp tác về lao động, giáo dục nghề nghiệp, trợ giúp xã hội; thực hiên các dự án sử dụng vốn ODA và phi chính phủ nước ngồi; triển hai các cam kết quốc tế; trao đổi học tập và tổ chức đào tạo cho các nước đối tác. Viêc thực hiện các văn bản đã ký kết đạt hiệu quả, đặc biệt là hợp tác lao động và hợp tác với các tổ chức phi chính phủ hỗ trợ trực tiếp các đối tượng xã hội tại Việt Nam.
Công việc HTQT tại Bộ LĐTB&XH được thông qua các hoạt động tổ chức các đoàn ra, đoàn vào, ký kết và thực hiện các điều ước và thỏa thuận quốc tế, tổ chức quản lý hội nghị, hội thảo quốc tế, vận động và sử dụng viện trợ nước ngoài. Các hoạt động trên được Bộ thực hiện đúng định hướng chỉ đạo, văn bản pháp quy về quản lý đối ngoại liên quan. Việc tổ chức được nghiên cứu, phê duyệt đúng quy định, đảm bảo đúng mục đích, đúng đối tượng, thực hiện các nhiệm vụ chính trị, nâng cao nhận thức kỹ năng, kinh nghiệm cho công chức tham gia, đảm bảo an ninh chính trị nội bộ, khơng để xảy ra vi phạm phải xử lý. Bộ phối hợp chặt chẽ, tham vấn, trao đổi ý kiến với các cơ quan đầu mối ở Trung ương, các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngồi trong bố trí chương trình cơng tác, đảm bảo công tác thông tin đối
ngoại. Bộ thường xuyên phổ biến, quán triệt cho cán bộ làm công tác HTQT của các đơn vị trực thuộc.
Tuy nhiên trong quản lý và triển khai hoạt động vẫn còn một số tồn tại như: việc xây dựng kế hoạch đoàn ra cho cấp Vụ và cấp dưới còn lúng túng, chưa sát thực tế do nhiều đoàn phát sinh. Một số biên bản ghi nhớ hợp tác song phương thực hiện chưa hiệu quả do lĩnh vực hoạt động rộng và thiếu nguồn lực thực hiện. Số lượng cán bộ, công chức tham gia công tác HTQT hiện chưa đủ biên chế được giao, còn phải kiêm nhiệm, trình độ ngoại ngữ chưa đạt yêu cầu khi tham gia hoạt động đối ngoại. Nguyên tắc không tham gia quá nhiều hoạt động gây khó khăn trong theo dõi và thực hiện nhiệm vụ do tính kết nối, đầu mối được phân cơng phụ trách yêu cầu.
1.3.3. Bài học kinh nghiệm cho Văn phịng Chính phủ trong hoạt động Quản lý nhà nước về hợp tác quốc tế
Qua kinh nghiệm thực tế về quản lý và tổ chức hoạt động HTQT của 2 đơn vị trên, có thể nhận ra một số bài học như sau:
Một là: việc quản lý và tổ chức hoạt động HTQT cần phải quán triệt và thực hiện đúng với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; các quy định pháp lý trong HTQT; quy trình, quy định về ký kết các chương trình hợp tác, đúng mục đích, đúng đối tượng, thực hiện các nhiệm vụ chính trị, đảm bảo an ninh chính trị nội bộ.
Hai là: tiếp tục hồn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý HTQT và tổ chức hội nghị tập huấn công tác HTQT nhằm phổ biến những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; các quy định pháp lý trong HTQT.
Ba là: tăng cường nguồn nhân lực cho quản lý công tác HTQT thông qua việc bổ sung đủ biên chế, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cơng tác đối ngoại và trình độ ngoại ngữ đạt yêu cầu khi tham gia hoạt động đối ngoại. Có sự phân cơng cơng việc đúng năng lực, rõ ràng khi tham gia hoạt động HTQT.
Tiểu kết chương 1
Trong bối cảnh tồn cầu hóa hiện nay, HTQT là một yêu cầu tất yếu đối với mọi quốc gia. Hoạt động HTQT giúp cho mọi quốc gia có thể phát huy, tận dụng mọi nguồn lực để phát triển đồng thời thơng qua đó mọi quốc gia có thể quảng bá hình ảnh, văn hóa đất nước.
Hoạt động HTQT diễn ra ở mọi quốc gia và khu vực trên thế giới theo nhiều hình thức: đa phương, song phương nhưng đều nhằm mục đích mang lại những lợi ích khác nhau cho mọi đối tác tham gia quá trình HTQT cả về chính trị, kinh tế.
Hoạt động HTQT diễn ra ở nhiều ngành của đời sống xã hội nhưng đều có sự quản lý thống nhất và điều hành của nhà nước, của Chính phủ. Vai trị của VPCP rất quan trọng khi tham mưu tổng hợp, điều phối giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tổ chức các hoạt động chung của Chính phủ; lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành hoạt động của Chính phủ trong đó có hoạt động HTQT.
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HỢP TÁC QUỐC TẾ TẠI VĂN PHỊNG CHÍNH PHỦ
2.1. Khái qt về Văn phịng Chính phủ
2.1.1. Vị trí, chức năng
Văn phịng Chính phủ là một cơ quan ngang Bộ thuộc Chính phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. VPCP được thành lập ngày 28 tháng 8 năm 1945 là một cơ quan giúp việc cho Chính phủ. Ở thời kỳ đầu, người đứng đầu cơ quan giúp viêc cho Chính phủ có nhiều tên gọi khác nhau và giữ hàm Thứ trưởng như: Thứ trưởng Chủ tịch phủ phụ trách chung cơng việc Văn phịng Chủ tịch phủ (1946-1950), Thứ trưởng, Tổng thư ký Hội đồng Chính phủ (1950-1956), Chánh Văn phịng Chủ tịch Chính phủ (từ tháng 3/1946- tháng 7/1957), Thứ trưởng, Chánh Văn phòng Thủ tướng phủ (1957-1960).
Năm 1955, lần đầu tiên Chính phủ có chức danh Bổ trưởng Phủ Thủ tướng. Năm 1960, Luật Tổ chức Hội đồng Chính phủ chính thức thành lập Phủ Thủ tướng và quy định: Bộ máy làm
việc của Hội đồng Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ là Phủ Thủ tướng. Phủ Thủ tướng gồm có: Văn phịng Phủ Thủ tướng, đứng đầu là Bộ trưởng Phủ Thủ tướng có một hoặc nhiều Thứ trưởng giúp việc. Năm 1971, bên cạnh Bộ trưởng Phủ Thủ tướng còn đặt thêm một Chủ nhiệm Văn phòng
Phủ Thủ tướng tương đương Bộ trưởng. Năm 1981 Văn phòng Phủ Thủ tướng cũng chuyển thành Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng, đứng đầu là Chủ nhiệm, tương đương Bộ trưởng. Từ năm 1981, bãi bỏ chức danh Bộ trưởng Phủ Thủ tướng. Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng lúc này có có 2 chức vụ gần giống nhau là Bộ trưởng, Tổng Thư ký Hội đồng Bộ trưởng (tương đương với Bộ trưởng Phủ Thủ tướng cũ) và Chủ nhiệm Văn phịng Hội đồng Bộ trưởng. Đến năm 1987 thì sáp nhập 2 chức vụ này làm một là Chủ nhiệm Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng.
Đến năm 1992, Hội đồng Bộ trưởng chuyển lại thành Chính phủ, Chủ nhiệm Văn phịng Hội đồng Bộ trưởng đổi sang tên gọi chức vụ mới là Chủ nhiệm VPCP, tương đương Bộ trưởng.
Cơ cấu tổ chức của VPCP được quy định tại Nghị định số 150/2016/NĐ-CP ngày 11/11/2016. Theo nghị định này, VPCP có 21 đơn vị trực thuộc là cấp Vụ, Cục và tương đương là: Vụ Theo dõi công tác thanh tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phịng, chống tham nhũng, bn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; Vụ Nội chính; Vụ cơng tác Quốc hội, địa phương và đồn thể; Vụ