2.1. Khái qt về Văn phịng Chính phủ
2.1.1. Vị trí, chức năng
Văn phịng Chính phủ là một cơ quan ngang Bộ thuộc Chính phủ nước Cộng hịa XHCN Việt Nam. VPCP được thành lập ngày 28 tháng 8 năm 1945 là một cơ quan giúp việc cho Chính phủ. Ở thời kỳ đầu, người đứng đầu cơ quan giúp viêc cho Chính phủ có nhiều tên gọi khác nhau và giữ hàm Thứ trưởng như: Thứ trưởng Chủ tịch phủ phụ trách chung cơng việc Văn phịng Chủ tịch phủ (1946-1950), Thứ trưởng, Tổng thư ký Hội đồng Chính phủ (1950-1956), Chánh Văn phòng Chủ tịch Chính phủ (từ tháng 3/1946- tháng 7/1957), Thứ trưởng, Chánh Văn phòng Thủ tướng phủ (1957-1960).
Năm 1955, lần đầu tiên Chính phủ có chức danh Bổ trưởng Phủ Thủ tướng. Năm 1960, Luật Tổ chức Hội đồng Chính phủ chính thức thành lập Phủ Thủ tướng và quy định: Bộ máy làm
việc của Hội đồng Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ là Phủ Thủ tướng. Phủ Thủ tướng gồm có: Văn phịng Phủ Thủ tướng, đứng đầu là Bộ trưởng Phủ Thủ tướng có một hoặc nhiều Thứ trưởng giúp việc. Năm 1971, bên cạnh Bộ trưởng Phủ Thủ tướng còn đặt thêm một Chủ nhiệm Văn phòng
Phủ Thủ tướng tương đương Bộ trưởng. Năm 1981 Văn phòng Phủ Thủ tướng cũng chuyển thành Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng, đứng đầu là Chủ nhiệm, tương đương Bộ trưởng. Từ năm 1981, bãi bỏ chức danh Bộ trưởng Phủ Thủ tướng. Văn phịng Hội đồng Bộ trưởng lúc này có có 2 chức vụ gần giống nhau là Bộ trưởng, Tổng Thư ký Hội đồng Bộ trưởng (tương đương với Bộ trưởng Phủ Thủ tướng cũ) và Chủ nhiệm Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng. Đến năm 1987 thì sáp nhập 2 chức vụ này làm một là Chủ nhiệm Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng.
Đến năm 1992, Hội đồng Bộ trưởng chuyển lại thành Chính phủ, Chủ nhiệm Văn phịng Hội đồng Bộ trưởng đổi sang tên gọi chức vụ mới là Chủ nhiệm VPCP, tương đương Bộ trưởng.
Cơ cấu tổ chức của VPCP được quy định tại Nghị định số 150/2016/NĐ-CP ngày 11/11/2016. Theo nghị định này, VPCP có 21 đơn vị trực thuộc là cấp Vụ, Cục và tương đương là: Vụ Theo dõi công tác thanh tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phịng, chống tham nhũng, bn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; Vụ Nội chính; Vụ cơng tác Quốc hội, địa phương và đồn thể; Vụ Tổng hợp; Vụ Tổ chức hành chính nhà nước và Cơng vụ; Vụ Pháp luật; Vụ Quan hệ quốc tế; Vụ Công nghiệp; Vụ Nông nghiệp; Vụ Kinh tế tổng hợp; Vụ Khoa giáo- Văn xã; Vụ Đổi mới doanh nghiệp; Vụ Thư ký- Biên tập; Vụ Hành chính; Vụ Tổ chức cán bộ; Vụ Kế hoạch tài chính; Cục Kiểm sốt thủ tục hành chính; Cục Quản trị; Cục Hành chính- Quản trị II; Cổng Thơng tin điện tử Chính phủ và Trung tâm Tin học (là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc VPCP).
VPCP có chức năng: là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, là bộ máy giúp việc của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ. VPCP có chức năng tham mưu tổng hợp, điều phối giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ (bao gồm các Phó Thủ tướng Chính phủ) tổ chức các hoạt động chung của Chính phủ, lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành hoạt động của Chính phủ và hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến cơ sở, bảo đảm thống nhất, thông suốt, liên tục của nền hành chính quốc gia; kiểm sốt thủ tục hành chính; bảo đảm thơng tin, xây dựng Chính phủ điện tử phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và cung cấp thơng tin cho công chúng theo quy định của pháp luật; bảo đảm điều kiện vật chất, kỹ thuật, hậu cần cho hoạt động của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
2.1.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Văn phịng Chính phủ:
- Tham mưu tổng hợp, điều phối giúp Chính phủ: Xây dựng và quản lý chương trình cơng tác của Chính phủ; theo dõi, đơn đốc các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các cơ quan, tổ chức liên quan thực hiện chương trình cơng tác của Chính phủ;
- Tham mưu tổng hợp, điều phối giúp Thủ tướng Chính phủ: Xây dựng và quản lý chương trình cơng tác của Thủ tướng Chính phủ; theo dõi, đơn đốc, tổng hợp, đánh giá, báo cáo tình hình, kết quả thực hiện chương trình cơng tác của Thủ tướng; kiến nghị với Thủ tướng những nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm cần tập trung chỉ đạo, điều hành trong thời gian nhất định;
- Hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện cơng tác kiểm sốt thủ tục hành chính của các Bộ, ngành, UBND cấp tỉnh; tổng hợp tình hình, kết quả thực hiện, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
- Chủ trì tổ chức triển khai nhiệm vụ xây dựng Chính phủ điện tử phục vụ chỉ đạo, điều
hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
- Bảo đảm thông tin phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ
tướng Chính phủ; thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất theo quy định và yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ; thực hiện nhiệm vụ phát ngơn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; chủ trì tổ chức họp báo Chính phủ theo quy định; quản lý, xuất bản và phát hành Công báo; quản lý tổ chức và hoạt động của Cổng Thơng tin điện tử Chính phủ.
- Bảo đảm điều kiện vật chất, kỹ thuật, hậu cần cho hoạt động của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
- Xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản khác thuộc thẩm
quyền của VPCP theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện nhiệm vụ kiểm tra văn bản và xử lý đối với các văn bản trái pháp luật theo
- Tổ chức tiếp nhận, xử lý các văn bản do các bộ, ngành, UBND cấp tỉnh, các cơ quan, tổ
chức, cá nhân liên quan trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; phát hành và quản lý các văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
- Thực hiện cơng tác thanh tra, kiểm tra; tiếp cơng dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; phịng,
chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí theo quy định của pháp luật.
- Tổng kết, hướng dẫn chun mơn, nghiệp vụ về cơng tác văn phịng đối với Văn phòng
các Bộ, ngành, Văn phòng UBND cấp tỉnh.
- Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế cơng chức, số lượng viên chức, vị trí việc làm; quyết
định tuyển dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm; thực hiện chế độ, chính sách và đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định của pháp luật.
- Quản lý tài chính, tài sản và các nguồn lực khác được giao; quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học; thực hiện HTQT theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao hoặc theo quy định của pháp luật.
2.2. Thực trạng hoạt động hợp tác quốc tế tại Văn phịng Chính phủ phủ
Hoạt động HTQT tại VPCP được sự quan tâm chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo VPCP có sự phối hợp với nhiều cơ quan liên quan về cơng tác đối ngoại. Có thể thấy hoạt động HTQT tại VPCP diễn ra hàng năm với nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Hoạt động HTQT tại VPCP theo chức năng, nhiệm vụ được diễn ra trên những lĩnh vực cụ thể như sau:
2.2.1. Hợp tác quốc tế trên lĩnh vực chính trị
VPCP đã phục vụ các kế hoạch cơng tác nước ngồi của Lãnh đạo Chính phủ. Năm 2018, VPCP phục vụ 15 chuyến công tác nước ngồi của Thủ tướng, 10 chuyến cơng tác nước ngồi của các Phó Thủ tướng. Một số chuyến cơng tác nước ngồi của Thủ tướng Chính phủ như: dự Hội nghị G7 kết hợp thăm Canada (tháng 6/2018); dự Đại hội đồng LHQ tại Hoa Kỳ (tháng 9/2018); dự Hội nghị cấp cao ASEM 12 tại Bỉ kết hợp thăm Áo, Bỉ, Đan Mạch (tháng 10/2018); dự Hội nghị cấp cao ASEAN 33 tại Singapo (tháng 11/2018); dự Hội nghị cấp cao APEC tại Papua New Guinea (tháng 11/2018)...
Năm 2019, VPCP phục vụ 10 chuyến cơng tác nước ngồi của Thủ tướng, 14 chuyến cơng tác nước ngồi của các Phó Thủ tướng. Một số chuyến cơng tác nước ngồi của Thủ tướng Chính phủ như: dự Hội nghị cấp cao ASEAN 34 tại Thái lan (tháng 5/2019); dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Nhật Bản (tháng 6/2019)...
Đón các đồn lãnh đạo cấp cao nước ngoài sang thăm Việt Nam và phục vụ nhiều cuộc tiếp khách của Lãnh đạo Chính phủ. Năm 2018 tổ chức đón tiếp và phục vụ: Hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào (tháng 7), Hội kiến Tổng thống Indonesia, tiếp Thủ tướng Lào (tháng 10), Thủ tướng Pháp (tháng 11), Thủ tướng Nga (tháng 11);... Năm 2019, tổ chức đón tiếp và phục vụ: tổng thống Argentina (tháng 2), Tổng thống Mỹ và Chủ tịch Đảng lao động Triều Tiên sang dự Hội nghị thượng đỉnh Mỹ- Triều lần 2 (tháng 3), Thủ tướng Australia (tháng 8)... Năm 2020, tổ chức đón tiếp Thủ tướng Nhật (tháng 10).
Phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức thành công Hội nghị Thượng đỉnh tiểu vùng sông Mekong và Hội nghị cấp cao Campuchia- Lào- Việt Nam lần thứ 10 (tháng 3);
Phối hợp với Ban Đối ngoại Trung ương và các cơ quan liên quan chuẩn bị chuyến cơng tác cùa Tổng Bí thư đi thăm Cu Ba và Pháp (tháng 3/2018), thăm Lào và Campuchia (tháng 2/2019). Phối hợp với Văn phòng Chủ tịch nước và các cơ quan liên quan chuẩn bị các chuyến công tác của Chủ tịch nước...
2.2.2. Hợp tác quốc tế trên lĩnh vực kinh tế
Tham mưu giúp Chính phủ và Thủ tướng Chỉnh phủ chỉ đạo hiệu quả công tác vận động, thu hút, quản lý và sử dụng nguồn ODA và vốn vay ưu đãi trong bối cảnh Việt Nam là nước có mức thu nhập trung bình thấp. Triển khai hoạt động của Tổ công tác ODA tại Văn phịng Chính phủ để tham mưu, giúp việc chỉ đạo thường xuyên và kịp thời tháo gỡ vướng mắc trong tiếp nhận và sử dụng ODA và vốn vay ưu đãi, trong đó tận dụng được hết nguồn ADF của ADB trước khi Việt Nam tốt nghiệp ADF từ năm 2019, đồng thời tăng cường công tác quản lý nợ nước ngoài đối với nguồn vốn vay ODA và vay ưu đãi; Tăng cường theo dõi, đôn đốc Bộ, ngành, địa phương thực hiện các nhiệm vụ được giao về nguồn vốn này.
2.2.3. Hội nhập quốc tế
Nổi bật nhất năm 2018 là đã phối hợp với các cơ quan liên quan trình Chính phủ thơng qua Nghị quyết về việc ký Hiệp định CPTPP, trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định việc trình Quốc hội phê chuẩn Hiệp định; trình Báo cáo Thuyết minh của Chính phủ trình Quốc hội phê chuẩn Hiệp định và trình Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các cơng việc gửi lưu chiểu, trình kế hoạch thực hiện hiệp định.
2.2.4. Cơng tác lễ tân HTQT tại trụ sở chính phủ:
Phục vụ lãnh đạo chính phủ tiếp khách quốc tế là: 240 cuộc (năm 2015), 232 cuộc (năm 2016), 286 cuộc (năm 2017), 216 cuộc (năm 2018), 201 cuộc (năm 2019), 76 cuộc (hết tháng 11 năm 2020).
Phục vụ lãnh đạo chính phủ hội đàm, hội kiến quốc tế: 18 cuộc (năm 2015), 24 cuộc (năm 2016), 18 cuộc (năm 2017), 16 cuộc (năm 2018), 18 cuộc (năm 2019), 8 cuộc (hết tháng 11 năm 2020).
Phục vụ lãnh đạo VPCP tiếp khách quốc tế là 55 cuộc (năm 2017), 48 cuộc (năm 2018), 42 cuộc (năm 2020).
Phục vụ các chuyến cơng tác quốc tế là: lãnh đạo Chính phủ 16 chuyến, tiền trạm phục vụ Thủ tướng đi công tác 9 chuyến, lãnh đạo VPCP 1 chuyến (năm 2017); lãnh đạo Chính phủ 28 chuyến, tiền trạm phục vụ Thủ tướng đi công tác 16 chuyến, lãnh đạo VPCP 3 chuyến (năm 2018); cả lãnh đạo Chính phủ và VPCP là 2 chuyến (2020).
2.3. Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về hợp tác quốc tế tại Văn phịng Chính phủ
2.3.1. Triển khai thực hiện văn bản quy phạm pháp luật và xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của lãnh đạo Chính phủ
Trong những năm qua, việc tham mưu, tổng hợp phục vụ cơng tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Văn phịng chính phủ ln bám sát đường lối, chủ trương, định hướng đối ngoại và quy định về quản lý hoạt động đối ngoại của Đảng và Nhà nước. Việc xây dựng các kế hoạch, chương trình thực hiện nhiệm vụ HTQT luôn được lãnh đạo VPCP và Vụ QHQT triển khai theo các văn bản của Đảng và Nhà nước. Chính vì vậy, việc triển khai các kế hoạch, chương trình ln đảm bảo đúng quy chế, bám sát nhu cầu đối ngoại của Đảng và những diễn biến của của tình hình thế giới và khu vực. Cơng tác phối hợp giữa đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước, đối ngoại quốc hội, đối ngoại nhân dân được triển khai nhịp nhàng, thống nhất, hiệu quả.
Việc thực hiện các văn bản chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về HTQT được VPCP triển khai thực hiện nghiêm túc. Để có được những kết quả đó VPCP đã chủ động và chỉ đạo Vụ QHQT phối hợp với các đơn vị liên quan, các cơ quan, đoàn thể tổ chức tuyên truyền sâu rộng các văn bản quản lý Nhà nước có liên quan đến việc quản lý HTQT tới cán bộ, công chức làm công tác đối ngoai tại VPCP như:
- Luật số 41/2005/QH11về ký kết, gia nhập và thực hiện Điều ước quốc tế - Luật số 70/2020/QH14 về Thỏa thuận quốc tế.
- Nghị định số 113/2014/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý HTQT về pháp luật.
Quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm túc có hiệu quả việc tuyên truyền, phổ biến được thông qua các hội nghị, lớp tập huấn, sinh hoạt cơng tác Đảng... Qua đó, cán bộ, công chức VPCP hiểu rõ hơn về công tác đối ngoại, về hoạt động HTQT, hiểu sâu hơn về vị thế của Việt Nam đối với quốc tế. Trên cơ sở đó tự bản thân mỗi cán bộ, cơng chức VPCP sẽ có ý thức và trách nhiệm trong việc tham gia triển khai cũng như xây dựng các kế hoạch hoạt động HTQT. Bên cạnh đó, cơng tác quản lý hoạt động HTQT luôn quán triệt sâu sắc sự lãnh đạo của Đảng. VPCP luôn nghiêm túc triển khai thực hiện các văn bản chỉ đạo của Đảng như: Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 10/4/2013 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế, Quy chế 272 của Ban Chấp hành Trung ương và kết luận 33/KL-TW của Bộ Chính trị về quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại.
VPCP có 2 đơn vị trực tiếp liên quan đến công tác HTQT là Vụ QHQT và Cục quản trị. Tất cả các văn bản trên đều được triển khai sâu rộng tới cấp ủy Đảng, chính quyền, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong các bộ phận liên quan góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm của người cán bộ, công chức VPCP đối với việc quản lý và tổ chức hoạt động HTQT tại VPCP.
* Xây dựng kế hoạch thực hiện hoạt động HTQT
Ngoài việc triển khai những văn bản quản lý của Trung ương về HTQT, Vụ QHQT đã chủ động, vận dụng thực tế cơ quan vào việc xây dựng, ban hành những kế hoạch triển khai hoạt động HTQT phù hợp với thực tiễn hoạt động.
Để có được kết quả tốt trong việc quản lý hoạt động HTQT, quy trình triển khai phải được thực hiện khoa học từ việc lập kế hoạch là việc hoạch định những gì cần phải làm và cách thức tiến hành các hoạt động cho phù hợp đối với nội dung cần thực hiện. Việc xây dựng kế hoạch có ý nghĩa hết sức quan trọng vì nó là bước đầu, là nền tảng để tiến hành các chức năng khác.
Xây dựng kế hoạch là công việc quan trọng với mỗi nhà quản lý, nó gắn liền với việc lựa chọn mục tiêu và chương trình hành động, giúp nhà quản lý xác định được các chức năng khác còn lại nhằm đảm bảo đạt được các mục tiêu đề ra. Để tổ chức triển khai các hoạt động HTQT tại VPCP, việc lập kế hoạch thường giao các bộ phận chuyên môn dự thảo, lấy ý kiến từ các bộ phận liên quan, hoàn thiện trước khi báo cáo lãnh đạo Vụ xem xét trình lãnh đạo VPCP ký phê duyệt. Vụ QHQT luôn quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm túc có hiệu quả quan điểm và sự lãnh đạo của Đảng trong hoạt động HTQT, tập trung nhấn mạnh việc đảm bảo an toàn, tiết kiệm, hiệu quả trong triển khai hoạt động, phù hợp quan điểm độc lập, tự chủ, hịa bình trong đường lối ngoại giao và