Tổ chức thực hiện chính sách và quy định pháp luật đối với hoạt động xuất bản

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về xuất bản tại tỉnh thừa thiên huế (Trang 58 - 62)

- Luật Xuất bản ngày 20 tháng 11 năm 2012; 119 hành chính:

2020 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông;

2.2.2. Tổ chức thực hiện chính sách và quy định pháp luật đối với hoạt động xuất bản

động xuất bản

Luật Xuất bản năm 2012, QLNN đối với HĐXB được chia thành hai cấp:

- Ở trung ương: là Bộ Thông tin và Truyền thông, với cơ quan chức năng giúp việc là Cục Xuất bản, In và Phát hành.

- Ở địa phương: là UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, với cơ quan chuyên môn giúp việc ủy ban là Sở Thông tin và Truyền thông. Điều đáng lưu ý ở đây là chính quyền nước ta tổ chức theo mơ hình bốn cấp: Trung ương, tỉnh (thành phố trực thuộc TW), quận (huyện), xã (phường) thì Luật Xuất bản chỉ phân cấp đến cấp tỉnh, khác với nhiều luật như: Luật Đất đai phân cấp đến quận, huyện; Luật Xử phạt vi phạm hành chính phân cấp đến cơng an phường. Bộ Thơng tin và Truyền thơng giúp Chính phủ thực hiện QLNN về HĐXB trên phạm vi cả nước. Thẩm quyền của Bộ Thông tin và Truyền thông trong lĩnh vực xuất bản được quy định tại khoản 6, điều 2 Nghị định 132/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 của Chính phủ.

- Cục Xuất bản, In và Phát hành trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng QLNN và tổ chức thực thi pháp luật về xuất bản, in và phát hành XBP; Chức năng, nhiệm vụ của Cục Xuất bản, In và Phát hành được quy định tại Quyết định số 1278/QĐ-BTTTT ngày 9/9/2014 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Xuất bản, In và Phát hành.

Ngoài ra, để tổ chức thực hiện chính sách và quy định pháp luật đối với HĐXB một cách hiệu quả. Ngày 25/8/2020 UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Quyết định số 47/2020/QĐ-UBND về việc ban hành quy định thực hiện hoạt động tuyên truyền nhiệm vụ chính trị trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Quy định này quy định việc tun truyền, cổ động nhiệm vụ chính trị thơng qua các phương tiện tuyên truyền quy định tại Điều 4 Quy định ban hành kèm theo Quyết định này và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị có liên quan trong QLNN về hoạt động tuyên truyền nhiệm vụ chính trị trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Với mục đích bảo đảm nguyên tắc quản lý thống nhất và toàn diện đối với hoạt động tuyên truyền; tuyên truyền kết hợp quảng cáo thương mại; thông báo nội dung tuyên truyền… theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.

Ngày 13/4/2021, UBND thành phố Huế ban hành Kế hoạch số 2199/KH- UBND về phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng trên địa bàn thành phố Huế năm 2021.

Nội dung thực hiện của Kế hoạch tập trung vào việc củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thư viện hiện có, đặc biệt là các thư viện trường học, các tủ sách tại các nhà văn hóa cộng đồng tại các phường để phục vụ tốt hơn cho cộng đồng; thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giới thiệu và nâng cao kỹ năng đọc cho mọi đối tượng, đồng thời đổi mới phương thức, nâng cao hiệu quả phục vụ bạn đọc của các loại hình thư viện trên địa bàn để tiếp cận nhiều hơn và phục vụ tốt hơn nhu cầu của bạn đọc; thực hiện tốt công tác luân chuyển sách, báo, phục vụ sách lưu động đến các phường chưa có điều kiện, các thư viện trường học, trên cơ sở đó thực hiện thành công đề án xây dựng “Tủ sách Huế” phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng trên địa bàn thành phố Huế.

- Chính sách tài trợ, đặt hàng XBP: Thông tư liên tịch số 11/TTLB ngày 20/2/1993 của Bộ Tài chính và Bộ Văn hóa - Thơng tin về “Hướng dẫn thực hiện chính sách tài trợ đối với xuất bản, báo chí” đã quy định rõ: Sách là sản phẩm văn hóa – tư tưởng, Thừa Thiên Huế thực hiện chính sách tài trợ đối với NXB Thuận Hóa nhằm mở rộng việc tuyên truyền giáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao dân trí và đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân.

- Chính sách trợ cước vận chuyển: Thơng tư số 753/UB-TT ngày 3/12/1996 của Ủy ban dân tộc và miền núi về chính sách trợ cước vận chuyển XBP lên miền núi đã quy định rõ: danh mục sách, số lượng bản, trọng lượng, cự ly được tính trợ cước vận chuyển và phân công trách nhiệm, sự phối hợp tổ chức, thực hiện giữa các huyện miền núi Nam Đông và A Lưới của tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Nhà nước có chính sách ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp đối với HĐXB. Tuy nhiên, chính sách giảm thuế này hiện nay đang khơng bình đẳng giữa các NXB và các đơn vị làm sách tư nhân. Tại Thừa Thiên Huế cùng hoạt động trong lĩnh vực xuất bản, nhưng chỉ NXB mới được áp dụng thu nhập doanh nghiệp ưu đãi (10%) cho phần thu nhập từ HĐXB; các doanh nghiệp liên

kết xuất bản thì thuế thu nhập doanh nghiệp (20%), thực hiện theo Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp. Trong HĐXB nhưng chỉ có “nhà xuất

bản” mới được áp dụng thuế suất thuế TNDN ưu đãi (10%) cho phần thu nhập từ hoạt động xuất bản. Đại đa số các doanh nghiệp cịn lại cùng tham gia vào HĐXB khơng được hưởng chính sách khuyến khích và ưu đãi này, cụ thể các doanh nghiệp, xí nghiệp in họ vẫn khai thác bản thảo sau đó tiến hành xin giấy phép xuất bản. Đây là một trong những yếu tố làm mất cân bằng trong HĐXB tại tỉnh Thừa Thiên Huế.

Thừa Thiên Huế đã triên khai theo Nghị định số 159/2013/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 12/11/2013, có hiệu lực từ ngày 01/01/2014 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản. Nghị định quy định cụ thể các hành vi vi phạm và mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính trong HĐXB. Đặc biệt, Nghị định bổ sung quyền xử phạt của Cục trưởng Cục Xuất bản, in và phát hành được quyền xử phạt đến 100 triệu đồng.

Thông tư số 23/2014/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thơng, ban hành ngày 29/12/2014, có hiệu lực từ ngày 15/2/2015 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Xuất bản và Nghị định 195/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xuất bản.

Thông tư hướng dẫn thêm về việc ghi thông tin trên XBP, việc đổi giấy phép hoạt động in XBP và yêu cầu về giải pháp kỹ thuật kiểm soát bản quyền số đối với XBP điện tử.

Cho đến nay, có thể nói, các quy định pháp luật về xuất bản là khá đầy đủ, tuy nhiên, việc thực hiện vẫn còn chưa nghiêm, một số quy định còn chưa rõ, dẫn đến các cách hiểu khác nhau. Đơn cử, Điều 8, Nghị định 195/2013/NĐ-CP quy định cơ quan chủ quản NXB phải cấp vốn 5 tỷ đồng cho NXB nhưng lại khơng nói rõ là vốn bằng tiền mặt hay tính cả cơ sở vật chất, trang thiết bị; vốn đã cấp hay vốn chủ sở hữu hiện tại của NXB? Cịn có các quy định dưới luật vẫn được viết theo nghĩa bổ sung luật chứ không dừng ở việc quy định chi tiết thi

hành. Đơn cử, khoản 1, Điều 11 Nghị định 195/2013/NĐ-CP bổ sung thêm nghĩa vụ của NXB phải trực tiếp ký hợp đồng in khi liên kết xuất bản cũng gây khơng ít khó khăn, lúng túng cho cả NXB và đơn vị liên kết.

Thực hiện Nghị định số195/2013/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 21/11/2013 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xuất bản. Nghị định quy định cụ thể nhiệm vụ quyền hạn của Bộ Thông tin và Truyền thông trong việc thực hiện QLNN về HĐXB; trách nhiệm của các Bộ có liên quan; điều kiện thành lập và hoạt động của NXB, trong đó quy định rõ trách nhiệm của cơ quan chủ quản của NXB phải duy trì các điều kiện hoạt động cho NXB, như: các NXB tại Thừa Thiên Huế đã được các cơ quan chủ quản tạo điều kiện có trụ sở làm việc có diện tích từ 200 mét vng (m2) sử dụng trở lên; có ít nhất 5 (năm) tỷ đồng để bảo đảm HĐXB; có đủ trang thiết bị để tổ chức xuất bản. Ngoài ra, cơ quan chủ quản và NXB bảo đảm kinh phí hằng năm ít nhất 5 (năm) tỷ đồng, để NXB thực hiện nhiệm vụ xuất bản theo tơn chỉ, mục đích của NXB.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về xuất bản tại tỉnh thừa thiên huế (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)