- Luật Xuất bản ngày 20 tháng 11 năm 2012; 119 hành chính:
2020 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông;
2.4.2. Nguyên nhân khách quan
Thứ nhất, tác động tiêu cực của cơ chế thị trường. Cơ chế thị trường nước
ta đang trong q trình hồn thiện, liên tục xuất hiện nhiều vấn đề mới, chưa có tiền lệ, thiếu kinh nghiệm trong xử lý và giải quyết. Trong khi đó, kinh tế thị trường với đặc điểm cố hữu của nó là ln có khuynh hướng buộc các tổ chức kinh tế tham gia thị trường chạy theo lợi nhuận, dẫn đến công tác chỉ đạo là quản lý, đặc biệt là việc xây dựng chính sách và quy hoạch ngành gặp nhiều khó khăn ngay từ khâu dự báo. HĐXB là hoạt động đồng thời mang hai thuộctính: tính văn hóa - tư tưởng và tính sản xuất, kinh doanh. Kinh tế thị trường ln có khuynh hướng kéo các chủ thể sản xuất, kinh doanh chạy theo lợi nhuận, xa rời thực hiện các nhiệm vụ chính trị. Trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và mở cửa hội nhập quốc tế hiện nay, công tác chỉ đạo, quản lý HĐXB sẽ cịn gặp nhiều khó khăn, thách thức.
Thứ hai, những tác động tiêu cực của quá trình tồn cầu hóa và hội nhập
quốc tế. Xét trên phương diện chính trị, mở rộng giao lưu quốc tế khó tránh khỏi sự phân hóa về tư tưởng. Các khuynh hướng tư tưởng khác nhau, đối ngược nhau sẽ xuất hiện dưới các hình thức rất tinh vi, biểu hiện rõ nhất là các quan điểm hạ thấp chức năng giáo dục chính trị, tư tưởng của sách, coi sách cung cấp tri thức đơn thuần phi chính trị, gián tiếp tuyên truyền hệ tư tưởng phi xã hội chủ nghĩa, phổ biến những thơng tin khơng có lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc... Trong điều kiện đó, để vừa bảo đảm thực hiện đúng cam kết trong quá trình hội nhập, vừa ngăn chặn kịp thời và đẩy lùi mọi nguy cơ tác động xấu đến chính trị, tư tưởng trong nước là thách thức rất lớn đối với công tác xây dựng và hoàn thiện pháp luật về HĐXB.
Thứ ba, tác động của cuộc cách mạng công nghệ thông tin. Sự phát triển
mạnh của phương tiện nghe nhìn, sự xuất hiện của xuất bản điện tử, xuất bản trên mạng đe dọa không nhỏ đến tương lai của các sản phẩm sách truyền thống. Trong khi tại Thừa Thiên Huế lại chưa thực hiện được xuất bản điện tử. Bên cạnh sách sẽ xuất hiện ngày càng nhiều loại hình xuất bản mới, đặc biệt là các sản phẩm của xuất bản điện tử cũng như các hình thức phân phối qua mạng
internet. Tốc độ lan truyền nhanh của mạng internet là thách thức lớn với công tác quản lý HĐXB. Những lúng túng trong quản lý, trong đó có cả những nguyên nhân từ việc thiếu quy định pháp luật trước sự phát triển của các trang website, blog... là minh chứng khá rõ cho những tác động tiêu cực của công nghệ vào HĐXB.
Cách mạng khoa học - công nghệ là điều kiện thuận lợi để các NXB có thể tiếp cận với các thành tựu khoa học - công nghệ hiện đại, nhanh chóng thu hẹp khoảng cách với các nền xuất bản hiện đại. Nhưng cũng chính những tiến bộ không ngừng về khoa học - công nghệ lại đặt ra cho những quốc gia đang phát triển như Việt Nam những thách thức rất lớn về tài chính và nhân lực, làm cho khoảng cách tụt hậu của các địa phương trong nước ngày càng lớn, khó theo kịp và bắt kịp để phát triển nếu khơng tìm được hướng đi với tốc độ nhanh hơn.
Tiểu kết Chƣơng 2
Trong chương này, luận văn đã làm rõ các vấn đề sau:
- Luận văn đã trình bày thực trạng QLNN đối với HĐXB theo quy trình quản lý, bao gồm: cơng tác xây dựng chiến lược, chính sách và quy định pháp luật; cơng tác tổ chức thực hiện chính sách, quy định pháp luật và công tác kiểm sốt HĐXB.
Qua đó, có thể xác định lĩnh vực xuất bản là một hoạt động tư tưởng sắc bén của Đảng, Nhà nước và Nhân dân, có vai trị rất lớn góp phần xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh, quốc phòng, bảo đảm trật tự an toàn xã hội.
Trong những năm qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đã vận dụng đúng đắn những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong HĐXB, kịp thời lãnh đạo và định hướng cho các đơn vị; đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho HĐXB trên địa bàn tỉnh phát triển. Công tác QLNN về HĐXB được triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả, đã cơ bản đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới; các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh đã cơ bản thực hiện nghiêm các quy định trong hoạt động in ấn, xuất bản và phát hành, góp phần tạo ra sự chuyển biến rõ nét trong nhận thức và công tác lãnh đạo, quản lý nâng cao chất lượng toàn diện của HĐXB trên địa bàn tỉnh.
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác QLNN đối với HĐXB trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế còn những hạn chế về nguồn lực; công tác chỉ đạo, định hướng hoạt động, QLNN về xuất bản còn hạn chế và lĩnh vực xuất bản - in - phát hành quy mô nhỏ, cần phát triển sâu và rộng hơn.
- Luận văn đã đánh giá thực trạng QLNN đối với HĐXB và đã đánh giá kết quả đạt được và hạn chế của QLNN đối với HĐXB tại Thừa Thiên Huế, từ đó chỉ ra các nguyên nhân chủ quan và khách quan của những hạn chế, làm cơ sở cho các đề xuất giải pháp tại Chương 3.
Chƣơng 3