Thực trạng thực thi chính sách giảm nghèo bền vững đối với dân tộc

Một phần của tài liệu Chính sách giảm nghèo bền vững đối với dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện cư kuin, tỉnh đắk lắk (Trang 50 - 76)

7. Kết cấu của luận văn

2.2 Thực trạng thực thi chính sách giảm nghèo bền vững đối với dân tộc

thiểu số trên địa bàn huyện Cƣ kuin.

2.2.1 Thực trạng lập quy hoạch, kế hoạch giảm nghèo bền vững

Để thực hiện giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện, Huyện ủy đã ban hành Nghị quyết 08/NQ-HU về Chương trình mục tiêu giảm nghèo của huyện Cư kuin giai đoạn 2016-2020, UBND huyện đã ban hành các văn bản chỉ đạo: Quyết

43

định số 2049/QĐ-UBND ngày 26/9/2017 về việc kiện tồn Ban chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia, giai đoạn 2016 - 2020, theo đó đã xây dựng các chương trình MTQG của huyện về thực hiện Chương trình Nơng thôn mới năm 2017 tại Quyết định số 1179/QĐ-UBND; Quyết định số 1035/QĐ-UBND ngày15/5/2017 của UBND huyện về việc thành lập Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia của huyện giai đoạn 2016-2020; Quyết định số 2214/QĐ-UBND ngày 17/10/2017 của UBND huyện về việc ban hành kế hoạch thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020. Các văn bản đưa ra mục tiêu, nhiệm vụ giải pháp về phát triển kinh tế - xã hội, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, cải thiện đời sống của nhân dân. Chương trình đã đặt ra nhiệm vụ trong tâm như:

- Lồng ghép việc thực hiện các chính sách hỗ trợ giảm nghèo nói chung và các chính sách giảm nghèo đặc thù với các Dự án thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững ở các xã, thơn, bản đặc biệt khó khăn với Chương trình xây dựng Nơng thơn mới và các Chương trình, Dự án phát triển kinh tế - xã hội góp phần đẩy nhanh tiến độ giảm nghèo bền vững.

- Song song với tăng trưởng kinh tế phải đẩy mạnh giảm nghèo, bảo đảm công bằng và ổn định xã hội trong quá trình phát triển giữa các xã trong huyện, hạn chế tốc độ gia tăng khoảng cách giàu nghèo. Gắn giảm nghèo với phát triển kinh tế, nâng cao năng lực của người nghèo, DTTS tạo môi trường, điều kiện để người nghèo, người DTTS tiếp cận với các dịch vụ sản xuất tự vươn lên thoát nghèo và phấn đấu trở lên khá giả, giàu có; chú trọng quan tâm đến nhu cầu về giáo dục, y tế, nhà ở và nước sạch của nhóm nghèo nhất.

- Thực hiện đồng bộ, tồn diện, có hiệu quả các cơ chế, chính sách giảm nghèo để cải thiện điều kiện sống và tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người nghèo, người DTTS như bảo hiểm y tế, giáo dục - đào tạo, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, tiếp cận thông tin, trợ giúp pháp lý... Tiếp tục đẩy mạnh xố đói,

44

giảm nghèo: “Đa dạng hố các nguồn lực và phương thức thực hiện xố đói, giảm nghèo theo hướng phát huy cao độ nội lực và kết hợp sử dụng có hiệu quả sự trợ giúp của xã hội. Nhà nước tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và trợ giúp về điều kiện sản xuất, nâng cao kiến thức để hộ nghèo, DTTS tự vươn lên thoát nghèo và cải thiện mức sống một cách bền vững; kết hợp chính sách của Nhà nước với sự trợ giúp trực tiếp và có hiệu quả của toàn xã hội, của những người khá giả cho người nghèo, DTTS, ngăn chặn tình trạng tái nghèo.

- Khuyến khích, thu hút, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp đầu tư, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, trang trại thông qua các cơ chế, chính sách đặc thù theo quy định nhằm tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho DTTS; thực hiện có hiệu quả chính sách liên kết giữa doanh nghiệp với nông dân để người dân yên tâm sản xuất phát triển kinh tế.

2.2.2 Thực trạng xây dựng, ban hành, hướng dẫn, tổ chức thực thi các văn bản về giảm nghèo bền vững

Trong bối cảnh hiện nay, sự ảnh hưởng của dịch bệnh covid 19 cũng như sự cố môi trường biển, thiên tai, lũ lụt đã tác động, ảnh hưởng lớn đến nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và giảm nghèo của cả nước nói chung và huyện Cư kuin nói riêng. Song chính quyền, đồn thể huyện Cư kuin đã quyết tâm, tập trung nỗ lực phấn đấu và đã hoàn thành mục tiêu giảm nghèo mà Nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIV, nhiệm kỳ 2015-2020 đã đề ra là "Giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân hàng năm 1-2% năm". Dưới sự chỉ đạo, điều hành của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện, Phòng LĐTB&XH, sự phối hợp chặt chẽ của của các cấp, các ban ngành, đoàn thể, hoạt động giảm nghèo được triển khai và thực hiện tích cực, góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, ổn định đời sống nhân dân trên địa bàn huyện, nhất là đồng bào vùng sâu, vùng xa, DTTS. Thông qua tác động từ các chương trình, chính sách hỗ trợ giảm nghèo, tình hình đời sống của người dân nói chung, người DTTS nói riêng đã được cải thiện rõ rệt, nhất là về y tế, giáo

45

dục và nhà ở. Nhiều cơng trình hạ tầng tại các xã nghèo, thơn, bản được đầu tư xây dựng theo tiêu chí nơng thơn mới, nhất là hệ thống giao thông, trường học, trạm y tế và cơng trình thuỷ lợi ngày càng hồn thiện, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho lưu thông, phát triển sản xuất, giảm dần khoảng cách giữa đồng bằng và miền núi.

Thực hiện Quyết định số 971/QĐ-TTg, ngày 01/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 về công tác Đào tạo nghề đến năm 2020, UBND huyện đã ban hành Quyết định 1027/QĐ-UBND ngày 17/11/2015 của UBND huyện về việc ban hành “Đề án Giảm nghèo - Giải quyết việc làm - Đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2015 - 2020 huyện Cư kuin.

Ủy ban nhân dân huyện tập trung chỉ đạo và triển khai thực hiện quyết liệt, toàn diện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, chú trọng tập trung vào một số nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm như: Chương trình xây dựng nơng thơn mới, quy hoạch, thu hút đầu tư, giảm nghèo, giải quyết việc làm... nên tình hình kinh tế - xã hội có bước tăng trưởng khá. Cơng tác văn hố, giáo dục, y tế, dân số kế hoạch hóa gia đình đạt nhiều kết quả đáng khích lệ; an sinh xã hội đảm bảo, Quốc phòng - An ninh được giữ vững.

Bên cạnh đó, việc tổ chức hiện các văn bản quy phạm pháp luật cịn có những mặt hạn chế nhất định, như: triển khai các văn bản quy phạm pháp luật thiếu thường xuyên, nhiều lúc chưa kịp thời. Có những văn bản đã được ban hành và triển khai áp dụng trong thực tế khá lâu nhưng huyện vẫn còn chậm trong tuyên truyền phổ biến và triển khai thực hiện. Ngồi ra, cịn có một số văn bản, chính sách về giảm nghèo của địa phương còn chồng chéo, thiếu thống nhất và đồng bộ.

Do chưa có sự phân cơng trách nhiệm rõ ràng giữa các cơ quan, đơn vị trong hoạt động giảm nghèo và thiếu sự phối hợp giữa các phịng ban chun mơn dẫn đến phân tán, thiếu thống nhất trong quản lý, ban hành và thực thi các chương trình dự án. Như đề án giảm nghèo, giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2015-2020, chưa thực sự căn cứ vào điều kiện thực tế của địa

46

phương, tình hình phát triển kinh tế - xã hội cũng như yêu cầu đào tạo nghề của các đơn vị, doanh nghiệp trong và ngồi huyện để định hướng, mà cịn theo phong trào, chạy theo số lượng dẫn đến hiệu quả giải quyết việc làm chưa cao. Trong hoạt động tổ chức thực hiện đề án thì chưa theo sát liên tục trong việc đơn đốc và hướng dẫn thực hiện, dẫn đến một số xã thực hiện không quyết liệt.

Hoạt động quy hoạch, lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội thời gian qua chưa chú trọng tham khảo ý kiến người dân, đặc biệt là DTTS nên chưa sát thực tế, chưa dành đủ nguồn lực cho hoạt động giảm nghèo

2.2.3 Thực trạng tổ chức thực thi chính sách giảm nghèo bền vững đối với dân tộc thiểu số ở huyện Cư kuin

2.2.3.1 Công tác chỉ đạo triển khai thực hiện

Trên cơ sở các văn bản quy định và chỉ đạo của Trung ương, tỉnh, Uỷ ban nhân dân huyện Cư Kuin đã kịp thời ban hành các văn bản chỉ đạo, xây dựng kế hoạch, giao chỉ tiêu và hướng dẫn thực hiện đến tận các đơn vị, địa phương. Thơng qua đó, cấp ủy đảng, chính quyền các phường, xã đã cụ thể hóa các nội dung, chỉ đạo bằng nghị quyết của cấp ủy, HĐND, kế hoạch hàng năm của UBND trong phát triển kinh tế, xã hội. Đặc biệt trong năm 2019, UBND huyện đã kịp thời ban hành nhiều văn bản chỉ đạo và hướng dẫn thực hiện các nội dung liên quan đến công tác giảm nghèo, giải quyết việc làm tạo điều kiện thuận lợi cho cơ sở triển khai thực hiện.

Việc quán triệt, phổ biến các văn bản của Trung ương và của tỉnh được quan tâm thực hiện thơng qua hệ thống văn bản hành chính, các hội nghị quán triệt, triển khai, hội nghị tập huấn, hệ thống truyền thanh cơ sở... Qua đó, nhận thức của cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp và người dân có bước chuyển biến tích cực; đã từng bước làm thay đổi nhận thức, tạo cho người dân có ý thức vươn lên thốt nghèo.

47

Ban chỉ đạo giảm nghèo các xã được thành lập theo đúng quy định, phân công trách nhiệm cụ thể của từng thành viên; Ban chỉ đạo được kiện toàn, bổ sung kịp thời, tại thành phố và xã, phường để chỉ đạo thực hiện Chương trình trên địa bàn.

Uỷ ban nhân dân các xã đã gắn Chương trình giảm nghèo với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội trọng tâm, trọng điểm; coi đó là một trong những chương trình ưu tiên hàng đầu trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Một số xã đã kịp thời xây dựng kế hoạch thực hiện một số giải pháp giảm nghèo đạt yêu cầu.

Ban chỉ đạo Chương trình giảm nghèo, thành viên Ban chỉ đạo và các phòng, ban, ngành, Uỷ ban MTTQ, các đồn thể đã tổ chức phối hợp rà sốt nhu cầu học nghề, mở các lớp đào tạo nghề và làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện chương trình giảm nghèo, đào tạo nghề tại các địa phương để phát hiện sai sót, vướng mắc và kịp thời chấn chỉnh, tháo gỡ các khó khăn của địa phương trong quá trình triển khai thực hiện.

2.2.3.2 Kết quả thực thi các chính sách giảm nghèo bền vững

* Chính sách hỗ trợ về tín dụng

- Kết quả đạt được:

Thực hiện chính sách tín dụng cho DTTS ln được sự quan tâm chỉ đạo của Cấp ủy, chính quyền, sự phối hợp của các ban ngành, Hội đoàn thể nhận ủy thác. Nguồn vốn theo chỉ tiêu phân bổ từ NHCSXH được giao cho các cấp, đảm bảo đúng đối tượng thụ hưởng chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước, tổ chức thực hiện kịp thời đúng chính sách, chế độ. Năm 2016 đến năm 2020 NHCSXH thơng qua các chương trình tín dụng ưu đãi đã cho hàng nghìn lượt hộ DTTS và đối tượng chính sách khác được vay vốn tín dụng ưu đãi; góp phần giúp DTTS và các đối tượng chính sách khác vượt qua ngưỡng nghèo, thu hút, tạo việc làm cho hàng trăm lao động, góp phần nâng cao cuộc sống của của họ trên địa bàn huyện.

48

BẢNG 2.1. KẾT QUẢ VAY ƢU ĐÃI CHO HỘ NGHÈO DTTS

Đơn vị: triệu đồng/hộ.

Nguồn: Báo cáo công tác giảm nghèo giai đoạn 2016-2020 của huyện Cư

kuin. [20, tr.89-91]

Đẩy mạnh việc thực hiện chính sách về tín dụng ưu đãi cho DTTS trên điạ bàn huyện trong giai đoạn 2016-2020 và đạt được những kết quả nổi bật:

STT Nội dung vay Số hộ vay vốn Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

1 Cho vay ưu

đãi hộ nghèo 1.185 7.468 8.559 6.714 6.554 10.086 2 Cho vay hộ cận nghèo 962 5.679 7.138 4.990 6.255 8.262 3 Cho vay hộ mới thoát nghèo 596 - - - 5.279 8.252 3

Cho vay giải quyết việc

làm

243 672 1.272 470 - 2.360

4

Cho vay xuất khẩu lao động 48 - - 2.050 1.150 - 5 Cho vay hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định số 33/ QĐ-TTg 154 1.679 - 714 925 2.321

49

Theo báo cáo Phịng Giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Cư kuin, từ kết quả thực hiện các chương trình tín dụng chính sách trên địa bàn từ năm 2016 đến năm 2020, Ngân hàng CSXH huyện đã hỗ trợ cho 3.188 lượt hộ DTTS được vay vốn, với doanh số cho vay là 102.037triệu đồng. Nguồn vốn của NHCSXH đã góp phần giúp cho 243 lao động chưa có việc làm hoặc có việc làm nhưng khơng ổn định. Đặc biệt đã có 815 hộ nghèo vay vốn tín dụng chính sách để đầu tư phát triển kinh tế gia đình đến nay đã thốt nghèo và đang vươn lên làm giàu chính đáng. Hoạt động của NHCSXH đã góp phần trong việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo, tạo việc làm và cải thiện đời sống DTTS, nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện.

Nguồn vốn cho vay từ NHCSXH đã tạo điều kiện cho hộ nghèo và hộ DTTS có vốn để đầu tư, sản xuất, mở rộng ngành nghề, tạo việc làm nâng cao thu nhập và thoát nghèo; hỗ trợ người dân tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản như nước sạch, nhà vệ sinh, nhà ở, giáo dục.

Nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Chi nhánh NHCSXH tỉnh đã giúp bà con hộ nghèo dần xóa bỏ tự ti, mạnh dạn vay vốn, làm ăn, đã giúp cho hàng nghìn hộ nghèo có điều kiện tổ chức sản xuất, giải quyết việc làm, cải thiện thu nhập, hàng nghìn học sinh, sinh viên được vay vốn, giảm bớt khó khăn, áp lực đè nặng trên vai người nghèo, tạo điều kiện cho con em hộ nghèo, DTTS có điều kiện đi học nâng cao nhận thức, tìm kiếm việc làm và vươn lên thoát nghèo bền vững.

- Những hạn chế:

Bên cạnh những kết quả đạt được thì trong q trình thực thi chính sách vẫn cịn một số hạn chế sau:

Thứ nhất, chương trình tín dụng ưu đãi cho hộ DTTS, hiệu quả sử dụng vốn

tín dụng chưa cao, tổng nguồn vốn tín dụng chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế nhất là đối với chương trình cho vay hộ nghèo là DTTS, một bộ phận DTTS vay vốn sử dụng đúng mục đích nhưng hiệu quả thấp.

50

Thứ hai, việc cho vay vốn hỗ trợ giảm nghèo có thời điểm còn thiên về số

lượng lượt hộ vay nên khoản cho vay nhỏ bé, chưa giúp được các hộ DTTS tạo được đà bứt phá.

Thứ ba, nguồn vốn cho vay còn hạn chế so với nhu cầu thực tế, nên một số

DTTS thuộc hộ nghèo, cận nghèo chưa được tiếp cận; chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa cho vay vốn với công tác khuyến nông, lâm, chuyển giao kỹ thuật, đào tạo nghề… do đó, một số hộ nghèo sử dụng nguồn vốn vay chưa thật sự hiệu quả, chưa thoát nghèo bền vững.

Thứ tư, hạn mức cho vay tín dụng cịn thấp, lãi suất và thời gian cho vay, hạn

mức tối đa cho vay chưa linh hoạt để tạo điều kiện cho các hộ gia đình chủ động thực hiện các giải pháp sinh kế thoát nghèo phù hợp, chủ yếu dựa vào định mức của từng chương trình tín dụng.

Thứ năm, cơng tác lãnh đạo, chỉ đạo của một số địa phương trong triển khai

thực hiện chính sách tín dụng chưa sâu sát, thiếu thường xuyên, khâu tuyên truyền đến DTTS trong việc tham gia chính sách tín dụng để phát triển sản xuất, đẩy lùi đói nghèo thiếu thường xuyên và chưa được sâu rộng dẫn đến thoát nghèo chậm.

- Nguyên nhân của những hạn chế:

Nguyên nhân khách quan:

- Trước tác động của biến đổi khí hậu, thiên tai, ơ nhiễm môi trường, dịch bệnh, tai nạn, ốm đau…dẫn đến tiềm ẩn nhiều nguy cơ tái nghèo. Tín dụng đối với hộ mới

Một phần của tài liệu Chính sách giảm nghèo bền vững đối với dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện cư kuin, tỉnh đắk lắk (Trang 50 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)