Quản lý tài chính ở những doanh nghiệp khác nhau đều có những điểm khác nhau, sự khác nhau đó ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố như: Sự khác biệt về hình thức pháp lý tổ chức doanh nghiệp, đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của ngành và môi trường kinh doanh của doanh nghiệp.
1.2.4.1. Các nhân tố bên trong
Đây là những nhân tố thuộc về chính các doanh nghiệp. Những nhân tố này ảnh hưởng đến mọi hoạt động của doanh nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp đến quản lý tài chính doanh nghiệp. Bao gồm những nhân tố chủ yếu sau:
- Hình thức pháp lý tổ chức doanh nghiệp
Những đặc điểm riêng về hình thức pháp lý tổ chức doanh nghiệp có ảnh hưởng lớn đến quản lý tài chính doanh nghiệp về phương thức tạo lập và huy động vốn, việc chuyển nhưng hay rút vốn khi doanh nghiệp, trách nhiệm của chủ sở hữu đối với các khoản nợ và các nghĩa vụ tài chính khác của DN, vấn đề phân phối lợi nhuận DN.
- Nhận thức và trình độ của nhà quản lý
Nhận thức và trình độ của nhà quản lý tài chính, đặc biệt của đội ngũ cán bộ cấp cao của DN là nhân tố chủ quan, quyết định tới khả năng triển khai và thực thi các nội dung quản lý tài chính tại DN. Cán bộ quản lý có năng lực tổ chức sẽ điều hành hoạt động quản lý tài chính tại DN bài bản và chuyên
nghiệp. Bên cạnh đó, sự am hiểu sâu sắc về đặc điểm kinh doanh của DN, tầm nhìn, khả năng dự báo của nhà quản lý cũng là yếu tố giúp nhà quản lý ra được những quyết định tài chính phù hơp và kịp thời. Trình độ, năng lực của nhà quản lý tài chính ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của các quyết định tài chính.
- Đặc điểm của ngành kinh doanh
Mỗi ngành kinh doanh có đặc điểm kinh tế kỹ thuật riêng. Đặc điểm riêng về kinh tế kỹ thuật có ảnh hưởng lớn đến quản trị tài chính tại doanh nghiệp. Tính chất ngành kinh doanh ảnh hưởng đến phương thức huy động vốn của doanh nghiệp, ảnh hưởng tới quy mô vốn kinh doanh, đến phương thức đầu tư, cơ cấu chi phí cũng như tốc độ luân chuyển vốn… Đối với mỗi doanh nghiệp, đặc thù kinh doanh ngành có tác động rất lớn đến quản lý tài chính DN. Cơ cấu đầu tư của các DN có sự khác biệt về tài sản ngắn hạn, dài hạn, hình thức huy động vốn cũng như phương thức quản lý chi phí của các doanh nghiệp cũng mang những nét đặc trưng riêng khác nhau theo mỗi ngành, lĩnh vực.
- Tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp
Quản lý tài chính khơng phải là một lĩnh vực hoàn toàn độc lập, cần đến nhiều lĩnh vực liên quan. Quản lý tài chính là hoạt động phức tạp cần có sự phối hợp của nhiều bộ phận như kế hoạch, tài chính, kế tốn, thi cơng, giám sát. Vì vậy, tổ chức bộ máy quản lý DN có ảnh hưởng tới q trình triển khai các nội dung của quản lý tài chính, ảnh hưởng tới các quyết định tài chính. Bộ máy quản lý DN được phân cấp quản lý rõ ràng, khoa học và chun mơn hóa cao sẽ đảm bảo cho quá trình triển khai hoạt động quản lý tài chính được thông suốt. Tổ chức bộ máy quản lý hợp lý cũng tạo điều kiện phân định rõ ràng và hài hòa chức năng, vai trò của từng bộ phận trong DN, giúp cho hoạt
động quản lý tài chính được thực hiện tốt hơn.
1.2.4.2. Nhóm nhân tố bên ngồi
Là một chủ thể kinh doanh trên thị trường, DN luôn chịu ảnh hưởng bởi những yếu tố của môi trường kinh doanh bên ngoài doanh nghiệp, bao gồm những yếu tố chủ yếu:
- Chính sách kinh tế của Nhà nước
Các chính sách kinh tế của Nhà nước có tác động lớn đến quản lý tài chính DN. Với bất kỳ sự thay đổi nào trong điều hành kinh tế sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các DN trong nền kinh tế, từ đó ảnh hưởng đến cơng tác quản lý tài chính tại các DN. Chính sách hạn chế hay khuyến khích đầu tư, quy hoạch vùng lãnh thổ có thể là cơ hội tốt cho các DN hoặc lại là trở ngại cho sự phát triển của các DN. Nếu các chính sách của Nhà nước thường xuyên thay đổi, khó dự báo trước thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của các DN. Ví dụ đối với các doanh nghiệp xây dựng, nếu dự án xây dựng bị tạm dừng hoặc đình hỗn vơ thời hạn do, do thay đổi quy hoạch tổng thể thì sẽ áp lực rất lớn đến các DN. Ngồi ra các chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ của Nhà nước cũng có tác động trực tiếp đến hoạt động SXKD và cơng tác quản lý tài chính của DN. Những chính sách này liên quan trực tiếp đến quyết định huy động vốn, đến chi phí đầu vào của các DN.
- Tình trạng của nền kinh tế
Một nền kinh tế đang trong quá trình tăng trưởng thì cơ hội đầu tư cho các DN sẽ lớn. DN phải xây dựng chiến lược huy động vốn hiệu quả đáp ứng kịp thời cho nhu cầu đầu tư, nắm bắt c ơ hội kinh doanh . Ngược lại, khi nền kinh tế đang trong tình trạng suy thối địi hỏi DN có cơ chế đầu tư hợp lý, lựa chọn đầu tư vào những lĩnh vực thế mạnh để phát triển, bảo toàn vốn. Sự phát triển lớn mạnh của thị trường xây dựng sẽ tạo ra cơ hội kinh doanh cho
các DN, đơi khi các DN có những quyết định tài chính phù hợp, đồng thời cũng cần có những biện pháp phịng ngừa ứng phó với rủi ro trong q trình hoạt động.
- Thị trường tài chính và các tổ chức tài chính trung gian
Hoạt động của DN gắn liền với thị trường tài chính. Thị trường tài chính là nơi các DN có thể huy động vốn và đầu tư các khoản tài chính tạm thời nhàn rỗi để tăng thêm mức sinh lời của vốn. Trong một thị trường tài chính phát triển, nhà quản lý có thể lựa chọn linh hoạt các phương án đầu tư thặng dư, tài trợ thâm hụt cho ngân quỹ, bù đắp khoản thiếu hụt khi chủ đầu tư chậm thanh tốn giá trị cơng trình. Hoạt động của các tổ chức tài chính trung gian cũng ảnh hưởng đến hoạt động tài chính của DN. Sự phát triển của các tổ chức tài chính trung gian sẽ cung cấp các dịch vụ tài chính ngày càng đa dạng hơn, tạo điều kiện tốt hon cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn tín dụng với chi phí thấp.
- Hội nhập kinh tế quốc tế
Hội nhập kinh tế quốc tế vừa là c ơ hội vừa là thách thức đối với các DN. Hội nhập kinh tế quốc tế đồng nghĩa với việc các DN phải đối mặt sự cạnh tranh của các DN nước ngồi vốn đã có thế mạnh về trình độ và cơng nghệ hiện đại. Việc mở cửa thị trường sẽ tạo ra áp lực cạnh tranh rất cao cho các DN nhỏ trong nước. Nếu không đổi mới, DN trong nước sẽ mất đi cơ hội ngay trong chính sân nhà. Ngược lại, hội nhập kinh tế lại là thời cơ cho các DN tận dụng được nguồn nguyên liệu có chất lượng với giá cả hợp lý. Bên cạnh đó DN cũng có cơ hội huy động được nguồn vốn từ các đối tác nước ngồi thơng qua liên doanh liên kết, hay phát hành cổ phiếu. Ví dụ, lượng vốn đầu tư nước ngồi vào ngành cơng nghiệp sản xuất sẽ đem lại triển vọng cho DN trong lĩnh vực xây dựng công nghiệp với những dự án xây dựng lớn.