Kế toán tính giá thành

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KĨ THUẬT VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CP SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI KHÁNH AN (Trang 41 - 43)

- Kế toán chi tiết tiền gửi Ngân hàng

2.3.4. Kế toán tính giá thành

Chứng từ sử dụng

- Đối với chi phí NVL, CC – DC chứng từ gồm có: phiếu XK, bảng phân bổ NVL, CC – DC, bảng kê xuất NVL, CC – DC, …

- Đối với chi phí về lương và các khoản trích theo lương gồm có: bảng chấm công, phiếu xác nhận sản phẩm hoàn thành, bảng thanh toán lương, bảng phân bổ lương và BHXH, …

- Đối với chi phí khấu hao TSCĐ: bảng phân bổ khấu hao TSCĐ.

- Đối với chi phí mua ngoài và các khoản chi phí khác bằng tiền: hoá đơn, phiếu chi, …

Sổ sách sử dụng

Căn cứ vào đối tượng hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh và tính giá thành sản phẩm, kế toán mở sổ chi tiết các tồi khoản như: TK 621, TK 622, TK 627, TK 154, TK 155. Việc mở sổ chi tiết thuận lợi cho việc tính giá thành và giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ đồng thời kiểm soát chi phí theo chức năng, công dụng, trách nhiệm quản lý chi phí.

@ Tổng hợp chi phí sản xuất.

Các chi phí kể trên cuối tháng được tổng hợp vào bên Nợ TK 154 “ Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”. Tài khoản này được mở chi tiết cho từng nghành sản xuất, từng nơi phát sinh, từng loại dịch vụ sản phẩm, nhóm sản phẩm, …Nội dung tài khoản như sau:

Bên Nợ: tổng hợp các chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ. Bên Có: - Ghi giảm chi phí sản xuất.

- Kết chuyển giá thành sản xuất thực tế.

Dư Nợ: chi phí thực tế của sản phẩm, lao vụ, dịch vụ dở dang chưa hoàn thành.

@ Kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang.

Sản phẩm dở dang là những sản phẩm chưa kết thúc giai đoạn chế biến, còn dở dang, còn đang nằm trong quá trình sản xuất. Để tính được giá thành sản phẩm, doanh nghiệp cần thiết phải tiến hành kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang. Tuỳ theo đặc điểm tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ và tính chất sản phẩm mà doanh nghiệp có thể áp dụng một trong các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang sau:

- Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu chính. - Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo sản lượng ước tính tương đương.

- Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo 50% chi phí chế biến.

- Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật trực tiếp hoặc theo chi phí trực tiếp.

- Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí định mức hoặc kế hoạch.

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KĨ THUẬT VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CP SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI KHÁNH AN (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(47 trang)
w