Nguồn: Phân tích, khảo sát của tác giả
Qua kết quả khảo sát của 80 phiếu được thu về, đánh giá về đạo đức công vụ của công chức, tác giả đã tổng hợp: rất tốt 40/80 (50%); tốt 24/80 (30%); trung bình 08/80 (10%); cịn lại 08/80 cơng chức (10%) là chưa tốt.
Tuy nhiên, tác phong trong giao tiếp, ứng xử với đồng nghiệp còn hạn chế chưa được nhã nhặn, khiêm nhường, một số cơng chức vẫn cịn đơi lúc có
biểu hiện quan liêu, lãng phí, thiếu tinh thần trách nhiệm với cơng việc, thiếu gương mẫu, thiếu ý thức tổ chức kỷ luật.
Ý thức rèn luyện về đức tính cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư của một bộ phận công chức chưa thực sự được coi trọng cụ thể: Chưa chịu khó học hỏi, siêng năng, chăm chỉ, cố gắng, tận tâm với cơng việc; nhiều vị trí chưa nâng cao năng suất lao động, năng động sáng tạo trong công việc được phân công đảm nhiệm; chưa thực sự yêu lao động, yêu nghề nghiệp, có thái độ đúng đắn và trách nhiệm trong cơng việc; kết quả đóng góp cho đơn vị, cho xã hội còn hạn chế. Chưa tiết kiệm trong sử dụng tài sản cơng, văn phịng phẩm, điện, nước cịn lãng phí thời giờ, của cải của bản thân, cịn hoang phí, chi tiêu chưa khoa học và hiệu quả trong mọi công việc chưa đem lại lợi ích thiết thực. Một bộ phận công chức chưa thẳng thắn, chính trực trong cơng việc còn sa ngã trước sự cám dỗ của tiền bạc và uy quyền. Từ đó một số cơng chức thiếu rèn luyện tu dưỡng phẩm chất đạo đức lối sống trong sinh hoạt còn bê tha, mắc các tệ nạn xã hội, thậm chí vi phạm về quy trình nghiệp vụ qua công tác thanh tra, kiểm tra đã tổ chức kiểm điểm, xác định mức độ vi phạm, đã đề xuất hình thức kỷ luật đối với từng cá nhân vi phạm theo Quy chế.
2.2.5. Kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao
Kết quả thực thi cơng vụ thơng qua việc đánh giá mức độ hồn thành nhiệm vụ của công chức. Kết quả thực hiện cơng việc của cơng chức là tiêu chí đánh giá đầu ra của quá trình thực thi hoạt động quản lý Nhà nước, cụ thể:
2.2.5.1. Về công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật
Công chức thuộc Tổng cục trong 3 năm qua đã hồn thành tốt cơng tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật (tính từ năm 2018-2020), đảm bảo tiến độ hồn thành 100% chương trình xây dựng văn bản QPPL theo kế hoạch hàng năm đề ra: tham mưu, xây dựng 54/54 văn bản QPPL, trong đó gồm: 01
Luật GTĐB sửa đổi; 38 Thông tư Bộ GTVT; 09 Nghị định; 02 Đề án trình Chính phủ và 04 Đề án trình Bộ.
2.2.5.2. Về chỉ đạo điều hành và quản lý lĩnh vực ngành giao thông vận tải đường bộ trên phạm vi cả nước
- Cơng tác quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thơng đường bộ: Chất lượng quản lý hành lang an toàn và kết cấu hạ tầng giao thơng đường bộ đã có nhiều chuyển biến so với những năm trước, việc tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ và vật liệu mới được áp dụng rộng rãi. Hàng năm, hồn thành thực hiện giải ngân 100% kinh phí quản lý và bảo trì đường bộ; triển khai đồng loạt công tác giải tỏa vi phạm, lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ trên phạm vi cả nước; hoàn thành kế hoạch xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật chuyên ngành năm theo đúng tiến độ.
- Cơng tác an tồn giao thông: Việc chỉ đạo điều hành của công chức Tổng cục quyết liệt, đồng bộ các giải pháp nâng cao điều kiện ATGT, góp phần kéo giảm TNGT 2020 giảm sâu nhất từ trước đến nay. Năm 2020 có 13 cơn bão đã gây ra thiệt hại về cơng trình đường bộ trên quốc lộ dự kiến 1.022 tỷ đồng, triển khai kịp thời đúng kế hoạch cơng tác phịng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2020, khắc phục nhanh các sự cố cầu đường, đặc biệt tại một số tỉnh miền Trung và Tây ngun có địa hình núi khó khăn.
- Kiểm soát tải trọng xe: Xây dựng và đưa vào khai thác trạm cân xe tự động trên QL5 (công nghệ Nhật Bản) từ 15/8, đủ cơ sở xử phạt vi phạm, đảm bảo kiểm soát 100% xe quá tải, làm cơ sở nhân rộng trên toàn quốc.
- Công tác quản lý phương tiện và người lái: Đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp đào tạo, sát hạch; Giám sát quá trình bằng kết nối hệ thống camera giám sát phòng sát hạch lý thuyết và trên xe sát hạch trên toàn quốc; Đổi mới bộ đề sát hạch, bộ 600 câu hỏi và phần mềm sát hạch lý thuyết và chuyển giao cho các Sở GTVT, cơ sở đào tạo và trung tâm sát hạch lái xe thực hiện thống nhất trên toàn quốc từ ngày 01/8/2020; Triển khai dịch vụ
công mức độ 4 đối với thủ tục đổi GPLX tại một số địa phương; Triển khai sử dụng mã QR để đọc, giải mã nhanh thông tin trên GPLX.
- Công tác quản lý hoạt động vận tải: Triển khai kịp thời các văn bản của Bộ GTVT thực hiện Chỉ thị số 15/CT-TTg, Chỉ thị số 16/CT-TTg, Chỉ thị số 19/CT-TTg về cơng tác phịng, chống dịch Covid-19; Báo cáo, đề xuất giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp vận tải bị ảnh hưởng do dịch Covid-19; Tiếp tục khai thác hiệu quả hệ thống khai thác dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình; Triển khai phần mềm quản lý bến xe, quản lý vận tải đến 63 Sở GTVT; Hồn thành số hóa trên 1 vạn tuyến vận tải đường bộ cố định; Hoàn thành và tổ chức tập huấn triển khai thực hiện Nghị định 10/2020/NĐ-CP của Chính Phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải.
- Dự án sửa chữa mặt cầu Thăng Long: Mạnh dạn, quyết tâm, dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm, thể hiện được bản lĩnh chính trị và kiến thực khoa học của đội ngũ, đã đưa vào khai thác ngày 07/01/2021.
- Trong điều kiện gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid 19 và thiên tai, bão lũ đã hồn thành 100% cơng tác giải ngân vốn kế hoạch năm 2020 và vượt kế hoạch về công tác quyết tốn dự án hồn thành. Hồn thiện cơng tác giao, nhận tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, đảm bảo cơ sở pháp lý trong việc bố trí kinh phí quản lý, bảo trì đường bộ.
- Cơng tác triển khai hệ thống thu phí tự động khơng dừng: Thực hiện quyết liệt, chủ động tháo gỡ khó khăn, hoàn thành vượt tiến độ được Thủ tướng Chính phủ giao, ngày 29/12/2020 đã chính thức liên thơng 91 trạm thu phí trên tồn quốc; cịn một số ít trạm chưa thực hiện do nguyên nhân khách quan ngoài thẩm quyền của Tổng cục và đã được Bộ GTVT báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
- Chủ trì tổ chức thành cơng Hội nghị nhóm vận tải mặt đất (LTWG) 29 và các hội nghị liên quan với vai trò là nước chủ nhà, góp phần vào sự thành cơng của Việt Nam trong năm Chủ tịch ASEAN 2020.