1.3 Địa vị pháp lýcủa ThanhtraLao động– Thươngbinh vàxã hội
1.3.1 Đặc điểm củaThanh traLao động– Thươngbinh vàXã hội
Cơ sở pháp lý
Ngay từ Điều 3 Pháp lệnh Thanh tra năm 1990 đã quy định rõ hệ thống tổchức Thanh tra nhà nước gồm có: Thanh tra Nhà nước; Thanh tra bộ, Ủy ban nhànước, cơ quan thuộc Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ); Thanh tra thành phố, thànhphố trực thuộc Trung ương và cấp tương đương; Thanh tra sở, ngành; Thanh trahuyện, quận, thị xã, thành phố thuộc thành phố và cấp tương đương; chức năng thanh tranhà nước ở xã, phường do Ủy ban nhân dân cùng cấp đảm nhiệm. Luật Thanh traban hành ngày 15/6/2004 đã quy định rõ hơn về thanh tra chuyên ngành, đặc biệtLuật đã quy định đối với thanh tra chuyên ngành có thể tiến hành thanh tra độc lậpmà khơng nhất thiết phải tổ chức theo đồn thanh tra - một nội dung hoàn toàn mớiso với Pháp lệnh Thanh tra. Tiếp tục kế thừa Luật Thanh tra 2010 khắc phục nhữnghạn chế về hoạt động thanh tra chuyên ngành
mà Luật Thanh tra năm 2004 và các văn bản hướng dẫn chưa quy định về cơ quan thanh tra chuyên ngành trực thuộc bộ, cho nên loại hình thanh tra này được tổ chức rất phức tạp và khác nhau, dẫn đến tình trạng khơng thống nhất về tổ chức, chồng chéo về chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và nội dung hoạt động giữa các cơ quan thanh tra. Luật Thanh tra chưa có quyđịnh nhưng trong thực tiễn, đã và đang tồn tại một số tổ chức, đơn vị có tên gọi là thanh tra, ví dụ như: thanh tra khu cơng nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, thanh tra chi cục, thanh tra xây dựng tại cấp huyện và cấp xã... đặt ra vấn đề cần nghiên cứu làm sáng tỏ vị trí, vai trị, tổ chức và hoạt động của các loại hình thanh tra này. Luật Thanh tra năm 2010 đã khắc phục được những hạn chế tồn tại đó.
Chính phủ đã cụ thể hóa các quy định tại Luật Thanh tra trong các Nghịđịnh:
Nghị định số 07/2012/NĐ-CP ngày 09/02/2012 của Chính phủ quy định vềcơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanhtra chuyên ngành;
Nghị định số 106/2012/NĐ-CP ngày 20/12/2012 của Chính phủ về việc quyđịnh chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động – Thươngbinh và Xã hội;
Nghị định số 39/2013/NĐ-CP ngày 24/4/2013 của Chính phủ về tổ chức vàhoạt động của Thanh tra Lao động- Thương binh và Xã hội;
Nghị định 110/2017/NĐ-CP của Chính phủ về Tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành Lao động – Thương binh và Xã hội.
Những văn bản này là các sơ sở pháp lý rõ nét, cụ thể về vị trí, chức năng,nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Thanh tra Lao động- Thương binh và Xã hộinói chung, Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thành phố Hà Nội nóiriêng. Như vậy Thanh tra Lao động - Thương binh và Xã hội là một cơ quan tronghệ thống tổ chức của Ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, một bộ phận của tổchức thanh tra nhà nước.
Cơ sở thực tiễn
Thanh tra Lao động - Thương binh và Xã hội đã được thành lập và hoạt độngtừ ngày 23/11/1945 khi Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 64-SL thành lập BanThanh tra đặc biệt và Tòa án đặc biệt, Bộ Lao động đã có bộ phận đảm nhiệm cơngtác thanh tra, kiểm tra việc thi hành các luật lệ lao động. Trải qua nhiều thời kỳ lịchsử, Thanh tra Lao động - Thương binh và Xã hội đã có sự tách, nhập theo sự biếnđộng về tổ chức của Bộ Lao động, Bộ Thương binh và Xã hội. Đến nay, Thanh traLao động - Thương binh và Xã hội được tổ chức từ Trung ương đến địa phương. Ở Trung ương có Thanh tra Bộ, Thanh tra Tổng cục Dạy nghề. Ở 63 thành phố, thành phốtrực thuộc Trung ương có Thanh tra Sở thực hiện cơng tác thanh tra hành chính vàthanh tra chuyên ngành trong phạm vi quản lý nhà nước của Giám đốc Sở Lao động– Thương binh và Xã hội. Ngoài việc thành lập và hoạt động theo Luật Thanh tra,Nghị định số 39, Nghị định số 07, Thanh tra Lao động - Thương binh và Xã hộitrên thực tế còn được tổ chức và hoạt động theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về thanh tra viên phụ trách vùng.