Nội dung và phương thức giám sát của Hội đồng nhân dân huyện

Một phần của tài liệu Hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 28 - 39)

1.2. Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân huyện

1.2.3. Nội dung và phương thức giám sát của Hội đồng nhân dân huyện

1.2.3.1. Giám sát thông qua xem xét báo cáo của Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp

Xem xét báo cáo công tác của TTHĐND, UBND, TAND, VKSND cùng cấp là hình thức giám sát trực tiếp vô cùng quan trọng của HĐND huyện. Trước các kỳ họp của HĐND, các quan chịu sự giám sát của HĐND gửi báo cáo công tác đến các đại biểu HĐND, TTHĐND về kết quả hoạt động của

đơn vị. Đây là hình thức giám sát tập trung chủ yếu tại các kỳ họp thường lệ, hoặc kỳ họp chuyên đề để quyết định các nội dung quan trọng khác.

- Đối với HĐND huyện, thời điểm, nội dung xem xét các báo cáo được

thực hiện như sau:

+ Thời điểm xem xét báo cáo được thực hiện tại kỳ họp giữa năm và cuối năm, HĐND huyện xem xét, thảo luận các báo cáo gồm: Báo cáo công tác 06 tháng, hằng năm của TTHĐND huyện, Ban của HĐND huyện, UBND, TAND, VKSND, cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp; Báo cáo của UBND huyện về KT - XH; Thực hiện ngân sách nhà nước, quyết toán ngân sách nhà nước của địa phương; Cơng tác phịng, chống tham nhũng; Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Cơng tác phịng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; Giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của cử tri;

+ Thời điểm tại kỳ họp cuối nhiệm kỳ, HĐND xem xét, thảo luận các Báo cáo công tác nhiệm kỳ của TTHĐND, Ban của HĐND, UBND, TAND, VKSND cùng cấp;

+ Đối với các báo cáo về việc thi hành pháp luật trong một số lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật và Báo cáo khác theo đề nghị của TTHĐND thì thời điểm xem xét các báo cáo được thực hiện theo đề nghị của TTHĐND.

Về trình tự, HĐND xem xét, thảo luận báo cáo theo trình tự: Người đứng đầu cơ quan có báo cáo trình bày báo cáo; Trưởng Ban của HĐND trình bày báo cáo thẩm tra; Người đứng đầu cơ quan có báo cáo có thể trình bày bổ sung những vấn đề có liên quan mà HĐND quan tâm; HĐND thảo luận; HĐND có thể ra nghị quyết về cơng tác của cơ quan có báo cáo.

- Đối với các Ban của HĐND huyện: thực hiện việc thẩm tra các báo cáo

do HĐND, TTHĐND phân cơng. Theo đó, chậm nhất là 10 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp HĐND huyện, Ban của HĐND huyện tổ chức họp thẩm tra các báo cáo theo sự phân công của HĐND huyện, TTHĐND huyện.

Như vậy, hình thức giám sát thơng qua xem xét các báo cáo giúp HĐND huyện nắm được tình hình thực tế tại địa phương thơng qua các báo cáo của các cơ quan hữu quan. Trên cơ sở đó giúp HĐND có thể kiểm sốt tình hình thực hiện Hiến pháp, pháp luật và các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên cũng như Nghị quyết của HĐND trong thực tiễn đời sống xã hội tại địa phương. Đồng thời kiểm sát được tình hình thực hiện cơng tác của những người đứng đầu và giúp những người đứng đầu có trách nhiệm hơn với nhiệm vụ công tác.

1.2.3.2. Giám sát thông qua chất vấn nghe trả lời chất vấn của Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp

Chất vấn và trả lời chất vấn là hình thức giám sát quan trọng nhất, không thể thiếu được trong hoạt động của HĐND huyện. Cử tri và nhân dân đặc biệt quan tâm đến các phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại các kỳ họp HĐND. Chất vấn và trả lời chất vấn khác hẳn so với việc hỏi đáp thông thường. Chủ thể của chất vấn là đại biểu HĐND huyện.

HĐND huyện, TTHĐND, các Ban của HĐND huyện, các Tổ đại biểu và Đại biểu HĐND huyện giám sát việc trả lời chất vấn của những người bị chất vấn bao gồm các hoạt động: Đại biểu HĐND chất vấn Chủ tịch UBND huyện, thành viên khác của UBND huyện, Chánh án TAND, Viện trưởng VKSND, Thủ trưởng cơ quan thuộc UBND cùng cấp; trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật; giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân ở địa phương.

- Đối với việc chất vấn và xem xét trả lời chất vấn tại phiên họp TTHĐND trong thời gian giữa hai kỳ họp HĐND:

Trong thời gian giữa hai kỳ họp HĐND huyện, đại biểu HĐND huyện ghi vấn đề chất vấn, người bị chất vấn vào phiếu chất vấn và gửi đến

TTHĐND huyện. Căn cứ vào chương trình phiên họp, ý kiến, kiến nghị của cử tri, vấn đề xã hội quan tâm và phiếu chất vấn của đại biểu HĐND, TTHĐND quyết định nhóm vấn đề chất vấn, người bị chất vấn, thời gian chất vấn.

Người bị chất vấn phải trực tiếp trả lời bằng văn bản. Văn bản trả lời chất vấn được gửi đến đại biểu HĐND đã chất vấn, TTHĐND trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày chất vấn.

Sau khi nhận được văn bản trả lời chất vấn, nếu đại biểu HĐND không đồng ý với nội dung trả lời thì có quyền đề nghị TTHĐND đưa ra thảo luận tại phiên họp TTHĐND hoặc kiến nghị TTHĐND, HĐND xem xét trách nhiệm đối với người bị chất vấn [48].

Ngoài chất vấn và trả lời chất vấn, căn cứ vào chương trình giám sát, TTHĐND huyện yêu cầu thành viên của UBND huyện, Chánh án TAND, Viện trưởng VKSND cùng cấp giải trình và cá nhân có liên quan tham gia giải trình vấn đề mà TTHĐND huyện quan tâm. Việc tổ chức giải trình, nội dung, kế hoạch tổ chức giải trình và người được yêu cầu giải trình do TTHĐND huyện quyết định. Người được yêu cầu có trách nhiệm báo cáo, giải trình theo yêu cầu của TTHĐND. Đại biểu HĐND được mời tham dự và phát biểu ý kiến tại phiên giải trình. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan, các chuyên gia, nhà khoa học có thể được mời tham dự và phát biểu ý kiến tại phiên giải trình.

- Đối với việc chất vấn của đại biểu HĐND huyện: Đại biểu HĐND huyện có quyền chất vấn trực tiếp tại kỳ họp HĐND huyện, phiên họp TTHĐND huyện hoặc gửi chất vấn bằng văn bản đến người bị chất vấn theo quy định. Nội dung chất vấn phải cụ thể, rõ ràng, có căn cứ và phải liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của người bị chất vấn.

- Trình tự chất vấn tại phiên họp của HĐND huyện: Trước phiên họp

chất vấn, đại biểu HĐND huyện ghi vấn đề chất vấn, người bị chất vấn vào phiếu chất vấn và gửi đến TTHĐND huyện; Căn cứ vào chương trình kỳ họp, ý kiến, kiến nghị của cử tri, vấn đề xã hội quan tâm và phiếu chất vấn của đại biểu HĐND, TTHĐND đề nghị HĐND quyết định nhóm vấn đề chất vấn và người bị chất vấn.

Người bị chất vấn phải trực tiếp trả lời bằng văn bản. Văn bản trả lời chất vấn được gửi đến đại biểu HĐND đã chất vấn, TTHĐND trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày chất vấn. Sau khi nhận được văn bản trả lời chất vấn, nếu đại biểu HĐND không đồng ý với nội dung trả lời chất vấn thì có quyền đề nghị HĐND đưa ra thảo luận tại kỳ họp HĐND hoặc kiến nghị HĐND xem xét trách nhiệm đối với người bị chất vấn.

- Trình tự chất vấn tại phiên họp của TTHĐND huyện: trong thời gian giữa hai kỳ họp HĐND, đại biểu HĐND ghi vấn đề chất vấn, người bị chất vấn vào phiếu chất vấn và gửi đến TTHĐND huyện. Căn cứ vào chương trình phiên họp, ý kiến, kiến nghị của cử tri, vấn đề xã hội quan tâm và phiếu chất vấn của đại biểu HĐND, TTHĐND huyện quyết định nhóm vấn đề chất vấn, người bị chất vấn, thời gian chất vấn.

Người bị chất vấn phải trực tiếp trả lời bằng văn bản. Văn bản trả lời chất vấn được gửi đến đại biểu HĐND đã chất vấn, TTHĐND trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày chất vấn.

Sau khi nhận được văn bản trả lời chất vấn, nếu đại biểu HĐND huyện không đồng ý với nội dung trả lời thì có quyền đề nghị TTHĐND huyện đưa ra thảo luận tại phiên họp TTHĐND huyện hoặc kiến nghị TTHĐND huyện , HĐND xem xét trách nhiệm đối với người bị chất vấn.

1.2.3.3. Giám sát thơng qua việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân bầu.

Bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do HĐND bầu là hình thức giám sát mới tuy nhiên đây là một hình thức giám sát rất hữu hiệu. Nếu HĐND sử dụng tốt hình thức giám sát này sẽ có cơ sở để quy kết hệ quả, tức là tiền đề để đi đến áp dụng các biện pháp chế tài giám sát. Tuy nhiên đây cũng là một hình thức nhạy cảm, và khó thức hiện địi hỏi HĐND huyện phải có cách làm việc khoa học, hợp lý và phù hợp với tình hình thực tiễn.

Đối với việc lấy phiếu tín nhiệm: HĐND huyện giám sát việc lấy phiếu

tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ do HĐND huyện bầu như: Chủ tịch HĐND huyện, Phó Chủ tịch HĐND huyện, Trưởng Ban của HĐND huyện; Chủ tịch UBND huyện, Phó Chủ tịch UBND huyện, Ủy viên UBND huyện. Người được lấy phiếu tín nhiệm có q nửa tổng số đại biểu HĐND đánh giá tín nhiệm thấp thì có thể xin từ chức.

Người được lấy phiếu tín nhiệm có từ hai phần ba tổng số đại biểu HĐND huyện trở lên đánh giá tín nhiệm thấp thì TTHĐND huyện trình HĐND bỏ phiếu tín nhiệm.

Ngồi quy định trên, thời hạn, thời điểm, trình tự lấy phiếu tín nhiệm đối với người được HĐND bầu được thực hiện theo nghị quyết của Quốc hội.

- Đối với việc bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do HĐND bầu trong các trường hợp như: Có kiến nghị của ít nhất một phần ba tổng số đại biểu HĐND; Có kiến nghị của Ủy ban MTTQVN cùng cấp; Người được lấy phiếu tín nhiệm có từ hai phần ba tổng số đại biểu HĐND trở lên đánh giá tín nhiệm thấp.

Người được bỏ phiếu tín nhiệm có q nửa tổng số đại biểu HĐND huyện đánh giá khơng tín nhiệm thì có thể xin từ chức; trường hợp khơng từ chức thì cơ quan hoặc người có thẩm quyền giới thiệu người đó để HĐND

huyện bầu có trách nhiệm trình HĐND huyện xem xét, quyết định việc miễn nhiệm, bãi nhiệm đối với người đó.

Ngồi quy định trên, trình tự bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do HĐND bầu được thực hiện theo nghị quyết của Quốc hội.

1.2.3.4. Giám sát thơng qua xem xét tính hợp hiến, hợp pháp của các văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân cùng cấp và Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp dưới.

Xem xét văn bản QPPL của UBND cùng cấp, nghị quyết của HĐND cấp dưới trực tiếp có dấu hiệu trái với Hiến pháp và những văn bản pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên là hình thức giám sát với mục đích nhằm giám sát tính hợp hiến, hợp pháp từ các văn bản pháp luật được ban hành của các cơ quan chịu sự giám sát của HĐND. Chủ thể thực hiện nội dung và phương thức giám sát thông qua xem xét văn bản QPPL của UBND cùng cấp, nghị quyết của HĐND cấp dưới trực tiếp có dấu hiệu trái với Hiến pháp và những văn bản pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên bao gồm: HĐND huyện, TTHĐND huyện, Ban của HDDND huyện, Tổ Đại biểu và Đại biểu của HĐND huyện.

Nội dung giám sát gồm: xem xét quyết định của UBND cùng cấp và nghị quyết của HĐND cấp dưới trực tiếp có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, văn bản QPPL của cơ quan nhà nước cấp trên, nghị quyết của HĐND cùng cấp. Hoạt động giám sát, xem xét này được thực hiện khi phát hiện văn bản QPPL có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, văn bản QPPL của cơ quan nhà nước cấp trên, nghị quyết của HĐND cùng cấp; hoặc khi có đề nghị của Ban của HĐND huyện, đại biểu HĐND huyện; hoặc khi có đề nghị của UBND huyện, Ủy ban MTTQVN huyện [48].

- Đối với HĐND huyện, xem xét quyết định của UBND cùng cấp, nghị

bản QPPL của cơ quan nhà nước cấp trên, nghị quyết của mình theo đề nghị của TTHĐND huyện. Nghị quyết của HĐND huyện phải xác định văn bản QPPL trái hoặc không trái với Hiến pháp, luật, văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, nghị quyết của HĐND cùng cấp; trường hợp văn bản QPPL trái với Hiến pháp, luật, văn bản QPPL của cơ quan nhà nước cấp trên, nghị quyết của HĐND cùng cấp thì quyết định bãi bỏ một phần hoặc tồn bộ văn bản đó.

- Đối với TTHĐND huyện, xem xét quyết định của UBND huyện, nghị

quyết của HĐND cấp dưới trực tiếp có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, văn bản QPPL của cơ quan nhà nước cấp trên, nghị quyết của HĐND cùng cấp thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Khi phát hiện văn bản QPPL có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, văn bản QPPL của cơ quan nhà nước cấp trên, nghị quyết của HĐND cùng cấp;

+ Theo đề nghị của Ban của HĐND huyện, đại biểu HĐND huyện; + Theo đề nghị của UBND huyện, Ủy ban MTTQVN cùng cấp.

Ban pháp chế của HĐND huyện có trách nhiệm thẩm tra đề nghị về văn bản QPPL có dấu hiệu trái với Hiến pháp; Ban của HĐND huyện có trách nhiệm chủ trì, phối hợp thẩm tra đề nghị về văn bản QPPL có dấu hiệu trái với luật, văn bản QPPL của cơ quan nhà nước cấp trên, nghị quyết của HĐND cùng cấp thuộc lĩnh vực phụ trách.

Khi xét thấy văn bản QPPL có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, văn bản QPPL của cơ quan nhà nước cấp trên, nghị quyết của HĐND cùng cấp thì TTHĐND huyện có quyền yêu cầu cơ quan ban hành văn bản sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản; trường hợp cơ quan ban hành văn bản không thực hiện yêu cầu thì TTHĐND huyện trình HĐND huyện xem xét, quyết định.

- Đối với Ban của HĐND huyện, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của

UBND cùng cấp và nghị quyết của HĐND cấp dưới trực tiếp.

Trường hợp phát hiện văn bản QPPL có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, văn bản QPPL của cơ quan nhà nước cấp trên, nghị quyết của HĐND cùng cấp thì các Ban của HĐND huyện có quyền yêu cầu cơ quan đã ban hành văn bản đó xem xét, sửa đổi, bổ sung, đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ một phần hoặc tồn bộ văn bản đó.

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu, cơ quan đã ban hành văn bản phải thông báo cho Ban của HĐND huyện biết việc giải quyết; quá thời hạn này mà không trả lời hoặc giải quyết không đáp ứng với u cầu thì Ban của HĐND có quyền kiến nghị với TTHĐND huyện xem xét, quyết định.

- Đối với Tổ đại biểu và Đại biểu HĐND huyện có trách nhiệm nghiên cứu, xem xét nội dung quyết định của UBND cùng cấp và nghị quyết của HĐND cấp dưới trực tiếp; Trường hợp phát hiện văn bản QPPL có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, văn bản QPPL của cơ quan nhà nước cấp trên, nghị quyết của HĐND cùng cấp thì đại biểu HĐND huyện có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, đình chỉ việc thi hành, bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản QPPL.

Đồng thời, Đại biểu HĐND huyện thường xuyên theo dõi, xem xét việc thi hành pháp luật tại địa phương; Tổ đại biểu HĐND huyện tổ chức để đại biểu HĐND giám sát việc thi hành pháp luật trên địa bàn nơi đại biểu ứng cử.

Tổ đại biểu HĐND huyện có nhiệm vụ thơng báo nội dung, kế hoạch giám sát cho cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát chậm nhất là 07 ngày

Một phần của tài liệu Hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 28 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)