dân sự
Mức độ hiệu quả của việc tổ chức thực hiện pháp luật còn phụ thuộc vào chất lượng của hoạt động lập pháp (ban hành luật) và giám sát thực hiện luật của Quốc hội, của hoạt động tư pháp trong bảo vệ pháp luật và sử dụng cưỡng chế nhà nước. Ngồi ra, cịn bị ảnh hưởng bởi các chủ thể khác như tổ chức kinh tế, xã hội, công dân khi các chủ thể này tổ chức thực hiện phản biện
và giám sát xã hội, thực hiện quyền kiến nghị, phát hiện, tố cáo, khiếu nại,…cũng như mức độ tuân thủ và chấp hành pháp luật khi thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ thể trong đời sống. Một số yếu tố khác như trình độ dân trí, ý thức và truyền thống pháp luật, xu thế vận động xã hội, xu thế tồn cầu hóa và hội nhập… cũng có ảnh hưởng và tác động mạnh mẽ đến quá trình tổ chức thực hiện pháp luật trong cuộc sống. Tổ chức thực hiện pháp luật về THADS ở nước ta chịu ảnh hưởng bởi những yếu tố chính sau:
1.3.1. Yếu tố chính trị
Tính ổn định, vững chắc của hệ thống chính trị cho phép lãnh đạo, định hướng có hiệu quả cơng tác tổ chức thực hiện pháp luật về THADS. Ở nước ta, Đảng là nhân tố quyết định trong việc định hướng các thiết chế của quyền lực nhà nước cũng như Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội tham gia tác động, bảo đảm sự vận hành của chế độ THADS phù hợp với lợi ích đơng đảo của nhân dân và của tồn thể dân tộc.
1.3.2. Yếu tố pháp lý
Bao gồm hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, ghi nhận và trình tự hóa việc tổ chức THADS. Đây là yếu tố quan trọng, trực tiếp tác động đến hiệu quả công tác tổ chức thực hiện pháp luật về THADS, bởi các quy định của pháp luật về THADS là cơ sở pháp lý cho quá trình tổ chức thực hiện pháp luật về THADS, để các cơ quan nhà nước và cán bộ làm công tác THADS tuân thủ trong q trình thực thi cơng vụ; sự hoàn thiện hay chưa hoàn thiện của pháp luật về THADS ảnh hưởng đến tất cả các khâu trong quá trình tổ chức đưa pháp luật THADS vào thực tiễn.
Một là, hệ thống pháp luật thi hành án dân sự Thi hành án dân sự là việc tổ chức thi hành các bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật để bảo đảm trực tiếp quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đương sự và cá nhân, tổ chức liên quan. Vì vậy, pháp luật là cơ sở quan trọng để cơ quan thi hành án dân sự
và tổ chức, cá nhân liên quan tổ chức thi hành án nhưng cũng là yếu tố ảnh hưởng, chi phối mang tính quyết định đối với hiệu quả thi hành án dân sự nói chung, hiệu quả cưỡng chế thi hành án dân sự nói riêng.
1.3.3. Yếu tố kinh tế - cơ sở vật chất - kỹ thuật
Bao gồm các điều kiện về kinh phí, cơ sở vật chất (hạ tầng cơng nghệ thông tin và truyền thơng, khơng gian,…). Mức độ đầu tư kinh phí và cơ sở vật chất quyết định rất lớn đến hiệu quả tổ chức thực hiện pháp luật về THADS. Ở nước ta hiện nay, điều kiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật và công nghệ còn khá lạc hậu so với các nước trong khu vực, thực trạng này làm hạn chế rất lớn đến hiệu quả tổ chức thực hiện pháp luật về THADS nước ta.
1.3.4. Yếu tố trình độ văn hóa - xã hội; truyền thống, phong tục, tập quán
Bao gồm trình độ ý thức pháp luật chung của cơng dân trong xã hội, xu hướng dư luận trong xã hội nói chung ở mỗi thời kỳ và các đặc thù về văn hóa - xã hội của đất nước, trình độ phát triển giữa các vùng miền, địa phương, cơ cấu thành phần dân tộc, tơn giáo,…cần được tính đến trong xây dựng pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật về THADS.
Văn hóa truyền thống dân tộc, nơi mà các tổ chức đang tồn tại và hoạt động có ảnh hưởng quan trọng đối với văn hóa của tổ chức đó. Lối suy nghĩ của người Việt Nam phần lớn chịu ảnh hưởng của phương thức sản xuất nông nghiệp, nét văn hóa cộng đồng, vùng miền, văn hóa làng đã tạo nên ý thức cộng đồng cao, trọng tập thể. Tuy nhiên nó làm cho vai trị của tập thể được đề cao, cái tơi cá nhân ít được chú trọng, hay cá nhân thường bị chi phối bởi những chuẩn mực của cộng đồng nên thông thường khơng dám làm điều gì trái ngược với chính kiến của đám đơng, vai trị cá nhân không được đề cao, nhân viên luôn chờ đợi ý kiến chỉ đạo của cấp trên tạo nên tình trạng trì trệ, ỷ lại vào tập thể, thiếu chủ động, thiếu ý thức trách nhiệm trong công việc.
1.3.5. Yếu tố năng lực của cán bộ, công chức
Trong hoạt động quản lý nhà nước, năng lực của cơng chức chính là khả năng của cơng chức thực hiện có kết quả hoạt động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước với đối tượng quản lý phù hợp với trật tự hành chính quy định và xác định theo ý chí của nhà quản lý một cách hiệu quả.
Năng lực thực thi công vụ là thuật ngữ chỉ khả năng về thể chất và trí tuệ của mỗi cơng chức trong việc sử dụng các yếu tố như kiến thức, kỹ năng, trình độ, thái độ hành vi để hồn thành cơng việc được giao, xử lý tình huống và để thực hiện nhiệm vụ trong mục tiêu xác định. Năng lực thực thi công vụ không chỉ bao gồm các yếu tố như trình độ, kiến thức, kỹ năng, thái độ và hành vi ứng xử mà còn bao hàm cả khả năng kết hợp hài hịa các yếu tố đó trong những điều kiện hồn cảnh cụ thể nhằm đạt được hiệu quả cao nhất.
Tiểu kết Chƣơng 1
Trong chương này, luận văn đã cơ bản giải quyết được các vấn đề cơ sở lý luận liên quan đến pháp luật về THADS như: Khái niệm, đặc điểm, vai trò tổ chức thực hiện pháp luật về THADS; Khái niệm và phân tích nội dung tổ chức thực hiện pháp luật về THADS; Các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức thực hiện pháp luật về THADS. Từ đó, có thể khẳng định rằng, tổ chức thực hiện pháp luật về THADS đóng vai trị to lớn trong việc thực hiện mục tiêu của cải cách hành chính - tư pháp, nhằm xây dựng một nền tư pháp tiên tiến, hiện đại, hiệu quả, đáp ứng được hội nhập quốc tế, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân, góp phần bảo vệ trật tự an toàn xã hội.
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TRONG HỆ THỐNG CƠ QUAN
THI HÀNH ÁN BỘ QUỐC PHÒNG