Khái quát về Hệ thống cơ quan thi hành án Bộ Quốc phòng

Một phần của tài liệu Tổ chức thực hiện pháp luật về thi hành án dân sự trong hệ thống cơ quan thi hành án bộ quốc phòng việt nam (Trang 34 - 41)

2.1.1. Đặc điểm Hệ thống cơ quan thi hành án Bộ Quốc phòng

Hệ thống cơ quan thi hành án Bộ Quốc phòng (hay còn gọi là Ngành Thi hành án Quân đội) là Hệ thống cơ quan thi hành án dân sự trong Quân đội có chức năng quản lý, chỉ đạo, tổ chức việc thi hành các bản án, quyết định dân sự; có mối liên hệ với nhau để hoạt động thống nhất.

Theo quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự [35], Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự [19], hệ thống tổ chức thi hành án dân sự trong Quân đội gồm: Ở Bộ Quốc phịng có Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng là cơ quan trực thuộc Bộ Quốc phịng; ở qn khu và tương đương có Phòng Thi hành án quân khu và tương đương là cơ quan thi hành án trực thuộc quân khu và tương đương.

THADS trong Quân đội là một bộ phận không thể tách rời của THADS Việt Nam. Do vậy, THADS trong Quân đội cũng có đầy đủ những đặc điểm của THADS, ngồi ra, cịn một số đặc điểm là: Đương sự (người phải thi hành án, người được thi hành án) chủ yếu là cá nhân, tổ chức liên quan đến quân đội (đơn vị quân đội, quân nhân, công nhân, nhân viên, viên chức quốc phòng, quân nhân dự bị trong thời kỳ tập trung huấn luyện); địa bàn thi hành án rộng (diễn ra trên địa bàn Quân khu, nhiều tỉnh, thành); nội dung THADS chủ yếu phạt tiền, tịch thu tài sản, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính, xử lý vật chứng, tài sản, án phí và quyết định dân sự trong bản án, quyết định hình sự của Tòa án quân sự quân khu và tương đương trên địa bàn (trừ trường hợp được ủy thác).

Theo quy định tại Điều 15, khoản 1 Điều 35 Luật THADS 2008, sửa đổi năm 2014 [33] [35], nội dung THADS Quân đội bao gồm: Thi hành các quyết định về hình phạt tiền, tịch thu tài sản, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính, xử lý vật chứng, tài sản, án phí và quyết định dân sự trong bản án, quyết định hình sự của Tịa án qn sự qn khu và tương đương trên địa bàn; Thi hành các quyết định về hình phạt tiền, tịch thu tài sản, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính, xử lý vật chứng, tài sản, án phí và quyết định dân sự trong bản án, quyết định hình sự của Tịa án qn sự khu vực trên địa bàn; Thi hành các quyết định về hình phạt tiền, tịch thu tài sản, xử lý vật chứng, tài sản, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính, án phí và quyết định dân sự trong bản án, quyết định hình sự của Tịa án qn sự trung ương chuyển giao cho cơ quan thi hành án cấp quân khu; Thi hành các quyết định dân sự của Tòa án nhân dân tối cao chuyển giao cho cơ quan thi hành án cấp quân khu; Thi hành các bản án, quyết định do cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh, cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện, cơ quan thi hành án cấp quân khu khác ủy thác.

2.1.2. Giới thiệu tổng quan về Hệ thống cơ quan thi hành án Bộ Quốc phòng

2.1.2.1. Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng

Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng là cơ quan trực thuộc Bộ Quốc phòng, cơ quan quản lý thi hành án dân sự trong Quân đội, được thành lập theo Quyết định số 93/2005/QĐ-BQP, ngày 07 tháng 7 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (trên cơ sở Phòng Quản lý thi hành án Bộ Quốc phòng, thành lập ngày 15/6/1993), thực hiện chức năng tham mưu với Quân ủy Trung ương, Bộ quốc phòng phối hợp với Bộ trưởng Bộ Tư pháp quản lý nhà nước về công tác thi hành án và thực hiện quản lý chuyên ngành về thi hành án dân sự trong Quân đội theo quy định của pháp luật.

2.1.2.2. Cơ quan thi hành án cấp quân khu

Cơ quan thi hành án cấp quân khu chịu sự quản lí, chỉ đạo cùa Bộ quốc phòng và của Tư lệnh quân khu theo quy định của pháp luật. Cơ quan thi hành án cấp quân khu được thành lập ở mỗi quân khu. Hiện nay cả nước có 9 cơ quan thi hành án cấp quân khu (cơ quan thi hành án thuộc 7 quân khu, cơ quan thi hành án Quân chủng Hải quân và cơ quan Thi hành án Bộ Tổng Tham mưu).

Ngày 29/8/2017, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Quyết định số 3596/QĐ-BQP công nhận Ngày truyền thống Ngành Thi hành án Quân đội là ngày 15/6/1993.

2.1.3. Quá trình hình thành và phát triển

Thực hiện Nghị quyết kỳ họp thứ nhất Quốc hội khoá IX ngày 6/10/1992 về việc bàn giao cơng tác thi hành án dân sự từ Tồ án nhân dân các cấp sang cơ quan thuộc Chính phủ; căn cứ quy định của pháp luật, ngày 15/6/1993, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã ký Quyết định số 247/QĐ-BQP thành lập Phòng Quản lý thi hành án Bộ Quốc phòng trực tiếp chỉ đạo nhận bàn giao cơng tác thi hành án dân sự từ Tồ án quân sự các cấp sang cơ quan thi hành án và thực hiện quản lý nhà nước về thi hành án dân sự trong Quân đội từ tháng 6/1993. Ngày 16/6/1993, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam ký Quyết định số 430/QĐ-TM thành lập Phòng Thi hành án thuộc các Quân khu, Quân chủng Hải quân và Quân khu Thủ đô (nay là Phòng Thi hành án Bộ Tổng Tham mưu).

Để triển khai thực hiện Nghị quyết số 08, Nghị quyết số 49 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 và Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 2004, ngày 7-7-2005, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Quyết định thành lập Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng trực thuộc Bộ Quốc phòng để quản lý hoạt động thi hành án dân sự trong Quân đội và các phòng Thi hành

án cấp quân khu trực thuộc Bộ Tư lệnh các quân khu, Bộ Tư lệnh quân chủng Hải quân, Bộ Tổng Tham mưu để tổ chức thi hành án dân sự theo thẩm quyền được pháp luật quy định.

Như vậy, từ vị trí là một bộ phận trực thuộc Tịa án Qn sự các cấp, trở thành Phòng quản lý Thi hành án Bộ Quốc phòng, các phòng Thi hành án cấp quân khu; cho đến nay, Hệ thống cơ quan thi hành án Bộ Quốc phòng đã phát triển thành một hệ thống tổ chức hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, gồm: Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng là cơ quan trực thuộc Bộ Quốc phòng và các Phòng Thi hành án quân khu và tương đương là cơ quan thi hành án trực thuộc quân khu và tương đương. Ngoài ra, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về THADS trong Quân đội cũng đã cơ bản được hoàn thiện, thống nhất với hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về THADS, tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng pháp luật THADS trong Quân đội.

2.1.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy

2.1.4.1. Tổ chức bộ máy Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng

Triển khai thực hiện Luật Thi hành án dân sự năm 2008, Bộ Tổng Tham mưu đã ban hành Quyết định số 1964/QĐ-TM ngày 05/10/2010 quy định về Tổ chức, biên chế của Cục Thi hành án Bộ Quốc phịng. Theo đó, tổ chức, biên chế của Cục Thi hành án gồm: Thủ trưởng Cục; Phòng Kế hoạch tổng hợp; Phòng Quản lý, chỉ đạo nghiệp vụ; Phòng Kiểm tra, giải quyết khiếu nại tố cáo; Phòng Tổ chức cán bộ ngành; Ban Hành chính - vật tư và Ban Tài chính.

Biên chế Thủ trưởng Cục gồm có Cục trưởng, các phó Cục trưởng; Các phịng, ban có trưởng phịng, trưởng ban, phó trưởng phịng, phó trưởng ban, các trợ lý và nhân viên.

2.1.4.2. Tổ chức bộ máy Phòng Thi hành án cấp quân khu

hiện theo Quyết định số 1386/QĐ-TM ngày 05/12/2005 của Tổng Tham mưu trưởng (trong triển khai thực hiện nhiệm vụ theo quy định của Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 2004). Tồn qn có 9 Phịng Thi hành án, được tổ chức ở các quân khu, Quân chủng Hải Quân và Bộ Tổng Tham mưu.

Cơ quan thi hành án cấp quân khu gồm có: Thủ trưởng cơ quan thi hành án, Phó thủ trưởng cơ quan thi hành án, chấp hành viên sơ cấp, chấp hành viên trung cấp và chấp hành viên cao cấp, thẩm tra viên thi hành án, thẩm tra viên chính thi hành án, thư kí thi hành án và cán bộ, nhân viên làm công tác thi hành án.

2.1.5. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn

Theo quy định tại Điều 1, Điều 2, Điều 4 của Thông tư số 50/2017/TT- BQP ngày 08/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Cục Thi hành án BQP và Phòng Thi hành án cấp quân khu [7]:

2.1.5.1. Cục Thi hành án Bộ Quốc phịng

Vị trí: Là cơ quan thuộc Bộ Quốc phòng, cơ quan quản lý thi hành án

dân sự trong Quân đội.

Chức năng: Tham mưu với Quân ủy Trung ương, giúp Bộ trưởng Bộ

Quốc phòng phối hợp với Bộ trưởng Bộ Tư pháp quản lý nhà nước về công tác thi hành án và thực hiện quản lý chuyên ngành về thi hành án dân sự trong Quân đội theo quy định của pháp luật.

Nhiệm vụ, quyền hạn:

- Tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng:

+ Phối hợp với Bộ trưởng Bộ Tư pháp trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các văn bản quy phạm pháp luật theo chương trình kế hoạch xây dựng pháp luật hằng năm của Bộ đã được phê duyệt; các đề án, dự án, báo cáo về công tác thi hành án dân sự trong Quân đội;

+ Đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm Chấp hành viên, Thẩm tra viên thi hành án dân sự trong Quân đội;

+ Ban hành thông tư, quyết định, chỉ thị về thi hành án dân sự và công tác cán bộ ngành; đề xuất kiện toàn tổ chức, biên chế cơ quan quản lý và cơ quan thi hành án dân sự trong Quân đội.

- Ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ thuộc thẩm quyền, văn bản cá biệt, văn bản quy phạm nội bộ theo quy định của pháp luật. Cử cán bộ dự thi Chấp hành viên. Bổ nhiệm, miễn nhiệm Thư ký thi hành án dân sự trong Quân đội.

- Tổ chức thực hiện văn bản pháp luật, chiến lược, chương trình quốc gia, quy hoạch, kế hoạch, đề án, dự án về thi hành án dân sự trong Quân đội sau khi được phê duyệt, ban hành. Nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin vào công tác thi hành án dân sự; thực hiện công tác thống kê, thông tin và xây dựng cơ sở dữ liệu về thi hành án dân sự trong Quân đội.

- Tổ chức kiểm tra thực hiện trình tự, thủ tục, áp dụng pháp luật trong hoạt động thi hành án dân sự; kiểm tra chế độ thống kê, báo cáo, thu, chi tiền, tài sản thi hành án và các hoạt động khác liên quan đến công tác thi hành án dân sự. Thanh tra việc sử dụng ngân sách, thực hiện chế độ chính sách và bố trí, sử dụng cán bộ thi hành án theo quy định của pháp luật.

- Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Thực hiện phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật và Bộ Quốc phòng.

- Quản lý, phân cấp, hướng dẫn, kiểm tra việc lập dự toán, chi tiêu, thanh quyết tốn kinh phí nghiệp vụ ngành; bảo đảm, theo dõi, quản lý, sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật, trang bị, phương tiện cho hoạt động thi hành án dân sự trong Quân đội.

- Phối hợp với các cơ quan chức năng quản lý, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ; hoạt động thi đua, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ, nhân viên Ngành Thi hành án dân sự trong Quân đội.

- Tổng kết thực tiễn công tác thi hành án dân sự. Thực hiện cải cách hành chính, cải cách tư pháp theo mục tiêu, chương trình được cấp có thẩm quyền quyết định, phê duyệt. Thực hiện cơng tác bồi thường nhà nước, phịng chống tham nhũng đối với hoạt động thi hành án dân sự trong Quân đội. Tuyên truyền, giáo dục, vận động tổ chức, cá nhân chấp hành nghiêm quy định của pháp luật.

- Thực hiện kế hoạch, chương trình, đề án, dự án và đánh giá kết quả hợp tác quốc tế về thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật và Bộ Quốc phịng.

- Xây dựng cơ quan vững mạnh tồn diện và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác được Bộ trưởng Bộ Quốc phịng hoặc cấp có thẩm quyền giao.

2.1.5.2. Phòng Thi hành án cấp Quân khu

Vị trí: Là cơ quan thuộc quân khu và tương đương, cơ quan thi hành án

dân sự trong Quân đội.

Chức năng: Tham mưu với Đảng ủy, Tư lệnh Quân khu và tương

đương về thi hành án dân sự trên địa bàn; tổ chức hoạt động thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật.

Nhiệm vụ, quyền hạn:

- Trực tiếp tổ chức thi hành bản án, quyết định thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

- Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

- Lập hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án dân sự; phối hợp với cơ quan thi hành án hình sự trong Quân đội trong việc lập hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù, tha tù trước thời hạn có điều kiện và đặc xá cho người có nghĩa vụ thi hành án dân sự đang chấp hành hình phạt tù.

- Giúp Tư lệnh quân khu và tương đương thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn: Quản lý hoạt động thi hành án dân sự; chỉ đạo việc tổ chức phối hợp với các cơ quan có liên quan trong việc thi hành các vụ án lớn, phức tạp, có ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn quân khu và tương đương theo quy định của pháp luật.

- Phối hợp với các cơ quan chức năng của quân khu và tương đương trong việc quản lý cán bộ, nhân viên, cơ sở vật chất, kinh phí, phương tiện hoạt động của Phòng Thi hành án cấp quân khu theo hướng dẫn, chỉ đạo của Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng.

- Nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn công tác thi hành án dân sự; thực hiện chế độ thống kê, báo cáo công tác tổ chức, hoạt động thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng; báo cáo Tòa án về kết quả thi hành bản án, quyết định khi có yêu cầu.

- Xây dựng cơ quan vững mạnh toàn diện và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác được Tư lệnh quân khu và tương đương hoặc cấp có thẩm quyền giao.

Một phần của tài liệu Tổ chức thực hiện pháp luật về thi hành án dân sự trong hệ thống cơ quan thi hành án bộ quốc phòng việt nam (Trang 34 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)