trong tố tụng hình sự
1.2.1. Khái niệm, đặc điểm, quy trình của tớ tụng hình sự
1.2.1.1. Khái niệm tớ tụng hình sự
Đã có nhiều khái niệm tố tụng hình sự được đưa ra, trên cơ sở tiếp thu có sự kế thừa các khái niệm đã có, theo tác giả, tố tụng hình sự là q trình
24
gồm nhiều bước có trình tự để xem xét, đánh giá một hành vi cụ thể có phải là tội phạm được quy định trong bộ luật hình sự hay không, người thực hiện hành vi có phải chịu trách nhiệm hình sự khơng và một số vấn đề liên quan đến thi hành án hình sự.
Như vậy chúng ta có thể thấy được rằng:
+ Tố tụng hình sự là một quá trình tức là để giải quyết vấn đề này ít có thể được giải quyết trong một thời gian ngắn.
+ Đây là một quá trình được thực hiện qua nhiều bước và các bước này có một trình tự nhất định được pháp luật quy định.
+ Đây là một quá trình xem xét, đánh giá một hành vi cụ thể nào đó của một hay nhiều người. Cơ sở để xem xét, đánh giá hành vi là các quy định pháp luật.
+ Kết quả quá trình tố tụng hình sự là xác định một cá nhân hay nhiều người có vi phạm hình sự hay khơng, nếu vi phạm thì chịu trách nhiệm như thế nào.
=> Như vậy có thể hiểu: Tố tụng hình sự là quá trình hoạt động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật nhằm xác định một hành vi (chuỗi hành vi) của cá nhân hoặc một nhóm người có vi phạm quy định của pháp luật hình sự hay khơng để có biện pháp xử lý phù hợp, kết thúc một vụ việc cụ thể.
1.2.1.2. Đặc điểm, quy trình của tớ tụng hình sự
Theo Bùi Văn Lương (2006) [13, tr.7-8], Tố tụng hình sự có một số đặc điểm chính như sau:
Thứ nhất, đó là hoạt động mang tính cơng quyền. Luật tố tụng hình sự quy định trình tự, thủ tục xác định tội phạm và áp dụng hình phạt. Nhà nước giao cho một số cơ quan và nhân viên của mình thực hiện các hành vi tố tụng.
25
Khi thực hiện, người có thẩm quyền nhân danh quyền lực công cộng và hoạt động của họ mang tính cưỡng chế đối với những người liên quan đến vụ án.
Thứ hai, đó là hoạt động mang tính giai cấp và tính xã hội cao. Trong mọi xã hội có giai cấp đều tồn tại tội phạm, đấu tranh phòng và chống tội phạm là trách nhiệm của Nhà nước. Tố tụng hình sự khơng chỉ bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị mà cịn bảo vệ lợi ích của cả cộng đồng người đang tồn tại trong lòng xã hội thuộc phạm vi tác động của nó.
Thứ ba, tố tụng hình sự là sự thống nhất và nhất quán giữa các giai đoạn. Hoạt động của các cơ quan và những người tiến hành tố tụng nối tiếp nhau theo một trình tự nhất định, được pháp luật quy định chặt chẽ, giai đoạn trước là tiền đề của giai đoạn sau.
Quy trình tố tụng hình sự được thực hiện qua các bước như được mô tả ở bảng sau:
Bảng 1.1 Quy trình tố tụng hình sự
STT Nội dung Thời điểm
Bước 1 Tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm
Thời điểm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.
Bước 2 Khởi tố vụ án hình sự
Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải kiểm tra, xác minh và ra quyết định khởi tố hoặc không khởi tố.
Bước 3 Khởi tố bị can
Thời điểm có đủ căn cứ để xác định một người hoặc pháp nhân đã thực hiện hành vi mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định khởi tố bị
26
STT Nội dung Thời điểm
can, Cơ quan điều tra phải gửi quyết định khởi tố và tài liệu liên quan đến việc khởi tố bị can cho Viện kiểm sát cùng cấp để xét phê chuẩn. Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được quyết định khởi tố bị can, Viện kiểm sát phải quyết định phê chuẩn hoặc quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố bị can hoặc yêu cầu bổ sung chứng cứ, tài liệu làm căn cứ để quyết định việc phê chuẩn và gửi ngay cho Cơ quan điều tra, đê cơ quan điều tra bắt đầu hoạt động điều tra.
Bước 4
Điều tra thu thập chứng cứ chứng minh
tội phạm
Thời điểm quá trình điều tra vụ án và thu thập được các chứng cứ chứng minh tội phạm.
Trong thời hạn không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, khơng q 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ khi khởi tố vụ án.
Trong trường hợp do tính chất phức tạp của vụ án thì tội phạm ít nghiêm trọng có thể được gia hạn thời hạn điều tra một lần không quá 02 tháng; tội phạm nghiêm trọng có thể được gia hạn hai lần, lần thứ nhất không quá 03 tháng, lần thứ hai không quá 02 tháng; tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn hai lần, mỗi
27
STT Nội dung Thời điểm
lần không quá 04 tháng; tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được gia hạn ba lần, mỗi lần không quá 04 tháng.
Bước 5 Truy tố bị can
Kể từ ngày nhận hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra, trong thời hạn 20 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, 30 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Trường hợp cần thiết có thể gia hạn nhưng khơng q 10 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, không quá 15 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng, không quá 30 ngày đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Bước 6 Xét xử sơ thẩm vụ án
Trong thời hạn 30 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng, 45 ngày đối với tội phạm nghiêm trọng, 02 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng, 03 tháng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ ngày thụ lý vụ án. Đối với vụ án phức tạp có thể gia hạn nhưng khơng q 15 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, không quá 30 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng.
Bước 7 Xét xử phúc thẩm vụ án
Trong thời hạn 45 ngày đối với Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu, 75 ngày đối với vụ án Tòa án nhân dân cấp cao,
28
STT Nội dung Thời điểm
Tòa án quân sự trung ương kể từ ngày thụ lý vụ án.
Bước 8 Thi hành án
Thời hạn ra quyết định thi hành án là 07 ngày kể từ ngày bản án, quyết định sơ thẩm có hiệu lực pháp luật hoặc kể từ ngày nhận được bản án, quyết định phúc thẩm, quyết định giám đốc thẩm, quyết định tái thẩm
Bước 9 Giám đốc thẩm vụ án
Trong thời hạn 04 tháng kể từ ngày nhận được quyết định kháng nghị kèm theo hồ sơ vụ án, Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm phải mở phiên tòa
Bước
10 Tái thẩm
Trong thời hạn 04 tháng kể từ ngày nhận được quyết định kháng nghị kèm theo hồ sơ vụ án, Tịa án có thẩm quyền tái thẩm phải mở phiên tòa
Nguồn: Bộ luật tớ tụng hình sự năm 2015
1.2.2. Thẩm quyền chủ thể tiến hành tớ tụng hình sự
Vấn đề chủ thể có quyền giải quyết VAHS và chủ thể THTT được quy định tại BLTTHS [23] và được mô tả như sau:
* Các cơ quan tiến hành tớ tụng gồm có:
- Cơ quan điều tra:
Cơ quan điều tra có những nhiệm vụ, quyền hạn sau:
+ Tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố + Tiếp nhận hồ sơ vụ án do cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra chuyển giao.
29
+ Tiến hành điều tra các tội phạm, áp dụng mọi biện pháp do luật định để phát hiện, xác định tội phạm và người thực hiện hành vi phạm tội; lập hồ sơ, đề nghị truy tố.
+ Tìm ra nguyên nhân, điều kiện phạm tội và yêu cầu các cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp khắc phục và ngăn ngừa.
Các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra khi thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực quản lý của mình. Khi tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm hoặc phát hiện hành vi phạm tội đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì tiến hành các hoạt động kiểm tra, xác minh và điều tra theo quy định của pháp luật.
- Viện kiểm sát:
Điều 2 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 quy định vể chức năng nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân đã xác định rõ: Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp. Từ đó bảo vệ Hiến pháp và pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phẩn bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.
Viện kiểm sát nhân dân thực hiện chức năng thực hành quyền công tố trong các công tác: giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố; giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự; giai đoạn truy tố tội phạm; giai đoạn xét xử vụ án hình sự; điều tra một số loại tội phạm; hoạt động tương trợ tư pháp về hình sự.
Viện kiểm sát nhân dân thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp bằng các công tác sau đây:
+ Kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố;
30
+ Kiểm sát việc khởi tố, điều tra vụ án hình sự;
+ Kiểm sát việc tuân theo pháp luật của người tham gia tố tụng trong giai đoạn truy tố;
+ Kiểm sát việc xét xử vụ án hình sự;
+ Kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự;
+ Kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hơn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật;
+ Kiểm sát việc thi hành án dân sự, thi hành án hành chính;
+ Kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp của các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp thuộc thẩm quyền;
+ Kiểm sát hoạt động tương trợ tư pháp. - Toà án:
Toà án là cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện quyền tư pháp. Tồ án có nhiệm vụ bảo vệ cơng lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Tồ án có các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau:
+ Xét xử các vụ án hình sự; xem xét đầy đủ, khách quan, toàn diện các tài liệu, chứng cứ đã được thu thập trong quá trình tố tụng; căn cứ vào kết quả tranh tụng ra bản án, quyết định việc có tội hoặc khơng có tội, áp dụng hoặc khơng áp dụng hình phạt, biện pháp tư pháp, quyết định về quyền và nghĩa vụ về tài sản, quyền nhân thân;
Khi thực hiện nhiệm vụ xét xử vụ án hình sự, Tịa án có quyền:
+ Xem xét, kết luận về tính hợp pháp của các hành vi, quyết định tố tụng của Điều tra viên, Kiểm sát viên, Luật sư trong quá trình điều tra, truy tố,
31
xét xử; xem xét việc áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn; đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án;
+ Xem xét, kết luận về tính hợp pháp của các chứng cứ, tài liệu do Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Viện kiểm sát, Kiểm sát viên thu thập; do Luật sư, bị can, bị cáo và những người tham gia tố tụng khác cung cấp;
+ Khi xét thấy cần thiết, trả hồ sơ yêu cầu Viện kiểm sát điều tra bổ sung; yêu cầu Viện kiểm sát bổ sung tài liệu, chứng cứ hoặc Tòa án kiểm tra, xác minh, thu thập, bổ sung chứng cứ theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự;
+ Yêu cầu Điều tra viên, Kiểm sát viên và những người khác trình bày về các vấn đề có liên quan đến vụ án tại phiên tịa; khởi tố vụ án hình sự nếu phát hiện có việc bỏ lọt tội phạm;
+ Ra quyết định để thực hiện các quyền hạn khác theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.
* Những người tiến hành tớ tụng gồm có:
- Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Cán bộ điều tra;
- Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên;
- Chánh án, Phó Chánh án Tồ án, Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên.
* Quyền hạn điều tra của các cơ quan của Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển, Kiểm ngư và cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra
- Khi phát hiện những hành vi phạm tội đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự trong lĩnh vực quản lý của mình thì các cơ quan của Bộ đội
32
biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển, Kiểm ngư được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có nhiệm vụ, quyền hạn:
+ Đối với tội phạm ít nghiêm trọng trong trường hợp phạm tội quả tang, chứng cứ và lai lịch người phạm tội rõ ràng, thì ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, tiến hành điều tra và chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát có thẩm quyền trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án;
+ Đối với tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng hoặc tội phạm ít nghiêm trọng nhưng phức tạp thì quyết định khởi tố vụ án, tiến hành hoạt động điều tra ban đầu và chuyển hồ sơ cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền trong thời hạn bảy ngày kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án.
- Trong Công an nhân dân, Quân đội nhân dân, ngoài các Cơ quan điều tra quy định tại Điều 163 của BLTTHS năm 2015, các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trong khi làm nhiệm vụ của mình, nếu phát hiện sự việc có dấu hiệu tội phạm thì có quyền khởi tố vụ án hình sự, tiến hành hoạt động điều tra ban đầu và chuyển hồ sơ cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền trong thời hạn bảy ngày kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án hình sự.
- Các cơ quan của Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển, Kiểm ngư, cơ quan khác trong Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải thực hiện đúng nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 39 và Điều 40 của Bộ luật này và thực hiện đúng nguyên tắc, trình tự, thủ tục tố tụng đối với hoạt động điều tra do Bộ luật này quy định. Viện kiểm sát có trách nhiệm thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động điều tra của các cơ quan này.
33
1.3. Trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng trong bảo đảm thực hiện quyền của bị can, bị cáo
Các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự bao gồm: + Cơ quan điều tra;