Những yếu tố ảnh hưởng đến quyền của bị can, bị cáo trong tố tụng

Một phần của tài liệu Quyền của bị cán, bị cáo trong tố tụng hình sự trên địa bàn huyện cư jút, tỉnh đắk nông (Trang 42 - 65)

tụng hình sự trên địa bàn huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông

2.1.1. Khái quát đặc điểm kinh tế - xã hội huyện Cư Jút

Huyện Cư Jút được thành lập theo Quyết định số 227/HĐBT ngày 19/6/1990 của Hội đồng Bộ trưởng. Huyện có tổng diện tích tự nhiên 72.028 (ha); Dân số: 97.700 (người), số đơn vị hành chính của huyện hiện có: 07 xã và 01 thị trấn, 127 thơn (bn, bon, tổ dân phố). Có vị trí địa lý nằm trên trục đường Quốc lộ 14, phía Bắc giáp huyện Bn Đơn, phía Đơng giáp TP. Bn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, phía Đơng Nam giáp huyện Krơng Nơ, phía Nam giáp huyện Đắk Mil, phía Tây giáp tỉnh Muldulkiri - Vương quốc Campuchia với khoảng 20 (km) đường biên giới.

Huyện Cư Jút là huyện có đa thành phần dân tộc gồm: 25 dân tộc anh em cùng sinh sống: Trong đó có: 43.757 khẩu là người đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 47,4% dân số toàn huyện. Bao gồm các dân tộc: Ê Đê, M’Nông là: 5.612 người, (chiếm 6,56%); dân tộc Mông là 3.525 người (chiếm 4,12%) còn lại là các dân tộc khác như: Tày, Nùng, Thái, Mường, Dao, Gia rai, Ba Na,…

Về giáo dục và đào tạo: Sự nghiệp giáo dục và đào tạo của huyện tiếp tục có bước phát triển khá: chất lượng giáo dục được nâng lên, cơ sở vật chất ngày càng được đầu tư nâng cấp mở rộng, đáp ứng cho công tác giảng dạy và nhu cầu học tập của nhân dân trong huyện. Công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân: Cơng tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân được quan tâm chú trọng. Mạng lưới y học cổ truyền hoạt động có hiệu quả, tạo được sự kết hợp trong khám và chữa bệnh giữa tây y và đông y, công

41

tác quản lý hành nghề y dược tư nhân được tăng cường, thường xuyên kiểm tra bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, đồng thời xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Tiềm năng phát triển nông nghiệp: Huyện Cư Jút có tổng diện tích tự nhiên 72.029 ha, trong đó 27.622 ha đất sản xuất nơng nghiệp, 37.083 ha đất lâm nghiệp, còn lại là đất chuyên dùng và đất ở.

Cư Jút là địa phương có nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển nơng nghiệp nhờ vào điều kiện thổ nhưỡng thuận lợi. Là vùng trọng điểm lương thực, thực phẩm của tỉnh Đắk Nơng với diện tích, sản lượng cây lương thực có hạt, cây hàng năm cao nhất tỉnh.

Tiềm năng công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp: Gắn với vùng nguyên liệu ở địa phương và tiêu thụ các loại nông lâm sản, ngành công nghiệp trên địa bàn huyện tập trung chủ yếu là công nghiệp chế biến nông lâm sản, sản xuất vật liệu xây dựng và công nghiệp sản xuất điện năng.

Tiềm năng phát triển du lịch - dịch vụ: Tập trung phát triển thương mại - dịch vụ theo hướng khuyến khích các thành phần kinh tế và nhân dân tham gia. Hiện nay, cụm du lịch thác Gia Long - Draysap (huyện Krông Nô) - Trinh Nữ (huyện Cư Jut) đang được đưa vào khai thác du lịch, thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước.

Tiềm năng đầu tư phát triển hạ tầng cơ sở: Hạ tầng cơ sở trên địa bàn được đầu tư đồng bộ và khá hoàn chỉnh, 100% các xã, thị trấn có đường nhựa đến trung tâm xã và liên xã, hệ thống mạng lưới đường giao thông liên thôn đã và đang được nhựa hóa, bê tơng hóa; 90% dân số đang sử dụng nước hợp vệ sinh. 8/8 xã, thị trấn có điểm bưu điện, tồn huyện đã được phủ sóng điện thoại di dộng.

42

2.1.2. Tình hình tội phạm ở huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông từ năm 2016 đến năm 2020

Năm 2016 thụ lý khởi tố 60 vụ/105 bị can, năm 2017 là 61 vụ/115 bị can, năm 2018 là 55 vụ/101 bị can, năm 2019 là 67 vụ/105 bị can, năm 2020 là 56 vụ/80 bị can [30], [31], [32], [33], [34]. Nhìn chung, tình hình tội phạm các năm khơng có chuyển biến đáng kể về số lượng; tuy nhiên, về tính chất, mức độ hành vi của các đối tượng thì ngày càng tinh vi và nghiêm trọng hơn. Nguyên nhân chủ yếu phát sinh tội phạm là do ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận nhân dân cịn thấp; một số đối tượng có tư tưởng lười lao động nhưng vẫn có tiền tiêu xài cá nhân dẫn đến hành vi phạm tội; việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật và phòng ngừa tội phạm đã được quan tâm nhưng hiệu quả chưa cao.

43

Bảng 2.1. Tình hình tội phạm trên địa bàn huyện Cư Jút

(ĐTV: vụ, bị can)

STT Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2019 2020

1 Tội phạm xâm phạm an ninh quốc

gia

Vụ án 0 0 0 0 0

Bị can 0 0 0 0 0

2 Tội phạm về trật tự xã hội

Vụ án 21 23 24 26 21

Bị can 46 55 65 44 36

3 Tội phạm về kinh tế, sở hữu, môi trường

Vụ án 29 31 24 33 19

Bị can 48 51 26 53 25

4 Tội phạm về ma túy

Vụ án 09 07 07 08 16

Bị can 10 09 10 08 19

5 Tội phạm về tham nhũng và chức

vụ

Vụ án 01 0 0 0 0

Bị can 01 0 0 0 0

6 Tội phạm xâm phạm hoạt động tư

pháp Vụ án 0 0 0 0 0 Bị can 0 0 0 0 0 7 Tổng Vụ án 60 61 55 67 56 Bị can 105 115 101 105 80

44

(Nguồn: Báo cáo số liệu thống kê của Viện kiểm sát nhân dân huyện Cư Jút)

2.1.3. Khái quát đặc điểm cơ cấu tổ chức, cán bộ của các chủ thể tiến hành tớ tụng hình sự ở hụn Cư Jút

2.1.3.1. Cơ cấu tổ chức của Cơ quan điều tra huyện Cư Jút

Cơ cấu tổ chức của Cơ quan điều tra Công an huyện Cư Jút gồm: 01 Thủ trưởng Cơ quan điều tra, 01 Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra và 03 đội:

Đội 1 (Đội điều tra tổng hợp): Gồm 01 Đội trưởng, 02 Đội phó (đều là Điều tra viên trong đó Đội trưởng và 01 đội phó là Điều tra viên cao cấp), 02 Điều tra viên sơ cấp và 15 Cán bộ điều tra

Đội 2 (Đội điều tra hình sự): Gồm 01 Đội trưởng, 02 Đội phó (01 đội trưởng và 01 đội phó là Điều tra viên trung cấp), 17 Cán bộ điều tra

Đội 3 (Đội điều tra tội phạm kinh tế - ma túy – môi trường): Gồm 01 Đội trưởng (là điều tra viên trung cấp), 01 Đội phó (là Cán bộ điều tra), 02 Điều tra viên sơ cấp và 10 Cán bộ điều tra.

Ngoài ra, cơ quan điều tra của huyện Cư Jút cịn có Hạt kiểm lâm, Đồn biên phịng và Đội An ninh Cơng an huyện.

Tùy vào chức năng và nhiệm vụ của các cơ quan tham gia tố tụng hình sự tại huyện Cư Jút mà số lượng cán bộ của các cơ quan này cũng có sự khác biệt. Trong các cơ quan tham gia tố tụng hình sự tại địa phương này, cơng an huyện là đơn vị có số lượng nhân sự đơng nhất với 56 người. Trong khi đó, nhân sự tham gia vào q trình tố tụng hình sự của Hạt Kiểm lâm và đồn biên phịng trên địa bàn huyện chỉ có 2 người/đơn vị.

2.1.3.2. Cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân huyện Cư Jút

Theo quy định tại Điều 48 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, tổ chức bộ máy của VKSND huyện Cư Jut gồm có bộ phận hình sự và bộ phận

45

dân sự với số lượng công chức làm nghiệp vụ gồm 09 đồng chí. Cụ thể, đồng chí Viện trưởng VKSND huyện lãnh đạo, chỉ đạo chung:

Bộ phận dân sự gồm các công tác: Kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hơn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật; kiểm sát thi hành án dân sự, thi hành án hành chính. Do 01 đồng chí Phó Viện trưởng phụ trách và trực tiếp cùng 02 đồng chí Kiểm sát viên.

Bộ phận hình sự gồm các cơng tác: Thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tin báo, tố giác tội phạm và kiến nghị khởi tố, kiểm sát điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự; kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự; giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp. Do 01 đồng chí Phó Viện trưởng phụ trách và trực tiếp cùng 03 đồng chí Kiểm sát viên, 01 đồng chí Kiểm tra viên.

2.1.3.3. Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân huyện Cư Jút

Tổ chức của Tịa án nhân dân huyện Cư Jút gồm có: 01 Chánh án, 01 Phó Chánh án, 04 Thẩm phán, 03 Thẩm tra viên. Trong đó:

Chánh án Tịa án nhân dân huyện có nhiệm vụ:

+ Tổ chức công tác xét xử của Tòa án nhân dân huyện; chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện nguyên tắc Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.

+ Báo cáo cơng tác trước Hội đồng nhân dân có thẩm quyền theo luật định và Tòa án nhân dân tỉnh.

+ Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của luật tố tụng, giải quyết việc khác theo quy định của pháp luật.

Thẩm phán có nhiệm vụ: Xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tồ án theo sự phân cơng của Chánh án Tồ án

46

nơi mình cơng tác hoặc Tồ án nơi mình được biệt phái đến làm nhiệm vụ có thời hạn.

Thẩm tra viên có nhiệm vụ:

+ Thẩm tra hồ sơ các vụ việc mà bản án, quyết định của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật theo sự phân cơng của Chánh án Tịa án.

+ Kết luận việc thẩm tra và báo cáo kết quả thẩm tra với Chánh án Tòa án.

+ Thẩm tra viên về thi hành án giúp Chánh án Tòa án thực hiện các nhiệm vụ về công tác thi hành án thuộc thẩm quyền của Tòa án.

+ Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân cơng của Chánh án Tịa án.

Bảng 2.2. Thực trạng trình độ cán bộ của các cơ quan tiến hành tố

tụng hình sự ở huyện Cư Jút (ĐVT: người)

S TT Trình độ VKS Tịa án Cơng an Đồn biên phịng Hạt kiểm lâm Đội An ninh 1 Thạc sĩ 1 1 2 1 1 2 Đại học 6 8 31 2 1 5 3 Cao đẳng, 2 4 Trung cấp 23 2 5 Phổ thông Độ tuổi 6 Dưới 30 2 14 3 7 Từ 30-39 2 5 32 1 3 8 Từ 40-49 5 4 9 2 1 2 9 Từ 50 trở lên 1

(Nguồn: Báo cáo số liệu thớng kê của Cơng an, Viện kiểm sát, Tịa án, Hạt kiểm lâm huyện Cư Jút, Đồn biên phòng Nậm Na)

47

Cán bộ tham gia tố tụng hình sự tại huyện Cư Jút có kinh nghiệm và được đào tạo. Hiện, chỉ có khoảng 22,09% số cán bộ tham gia tố tụng hình sự trên địa bàn huyện Cư Jút là có tuổi đời cịn trẻ (dưới 30 tuổi), số năm kinh nghiệm cơng tác cịn ít, phần lớn cán bộ tham gia tố tụng tại địa phương này đều có tuổi đời từ 30 tuổi trở lên và có nhiều năm tham gia vào hoạt động tố tụng. Ngoài ra, chúng ta cũng thấy được rằng, trên 70% cán bộ tham gia tố tụng hình sự tại huyện Cư Jút đều có trình độ cao đẳng - đại học trở lên. Đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng góp phần đảm bảo chất lượng của hoạt động tố tụng hình sự trên địa bàn huyện Cư Jút.

2.2. Thực trạng thực hiện quyền của bị can, bị cáo trong hoạt động tố tụng hình sự trên địa bàn huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông

Trong phạm vi đề tài chỉ đặt ra nghiên cứu về quyền của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự ở huyện Cư Jút. Vì vậy, đề tài phân tích kết quả thực hiện quyền của bị can, bị cáo trong quá trình giải quyết vụ án hình sự từ giai đoạn khởi tố, điều tra đến giai đoạn truy tố, xét xử và trong quá trình tạm giữ, tạm giam, thể hiện như sau:

2.2.1. Trong giai đoạn khởi tớ, điều tra các vụ án hình sự

Từ năm 2016 đến năm 2020, Cơ quan CSĐT Công an huyện Cư Jút khởi tố, thụ lý điều tra 329 vụ/521 bị can. Tiến hành giải quyết 319 vụ/510 bị can, trong đó:

+ Kết thúc điều tra đề nghị Viện kiểm sát truy tố 262 vụ/464 bị can; + Tạm đình chỉ điều tra 26 vụ/09 bị can (trong đó: tạm đình chỉ do chưa xác định được bị can 19 vụ/0 bị can, tạm đình chỉ do bị can bỏ trốn 07 vụ/09 bị can);

+ Đình chỉ điều tra 16 vụ/18 bị can (trong đó: đình chỉ điều tra do bị can do bị can chết 01; đình chỉ điều tra do bị hại rút đơn yêu cầu khởi tố 12 vụ/13 bị can; đình chỉ điều tra do bị can khơng có năng lực trách nhiệm hình

48

sự tại thời điểm thực hiện hành vi 01 vụ/01 bị can; miễn trách nhiệm hình sự theo khoản 3 Điều 29 BLHS 03 vụ/03 bị can); chuyển nơi khác điều tra theo thẩm quyền 15 vụ/19 bị can.

Còn phải giải quyết 10 vụ/11 bị can (khơng có vụ án nào q hạn).

Bảng 2.3. Tình hình điều tra vụ án hình sự tại huyện Cư Jút

(ĐVT: vụ)

STT Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2019 2020

1 Tổng số vụ 71 78 67 78 72

2 Giải quyết 59 67 62 69 63

Nhập án 0 0 0 1 0

Kết thúc điều tra đề nghị truy tố 54 58 52 49 49

Tạm đình chỉ 4 3 6 8 5

Đình chỉ 1 2 0 5 8

Chuyển nơi khác giải quyết theo

thẩm quyền 0 4 4 6 1

3 Hiện còn 11 11 5 9 10

(Nguồn: Báo cáo số liệu thống kê của Viện kiểm sát nhân dân huyện Cư Jút)

Quá trình điều tra, Cơ quan điều tra đề nghị Viện kiểm sát quyết định gia hạn thời hạn điều tra 27 vụ án (lý do: cần có thêm thời gian để làm rõ hành vi của bị can, nội dung của vụ án; chờ kết quả giám định; chờ kết quả trích lục tiền án, tiền sự của bị can); xác định được 10 vụ án trọng điểm để tiến hành điều tra, truy tố, xét xử phục vụ nhiệm vụ chính trị tại địa phương.

Trong giai đoạn khởi tố, điều tra, các cơ quan tiến hành tố tụng đã thực hiện nhiều hoạt động tố tụng để quyền của bị can được đảm bảo, thể hiện qua các khía cạnh như sau:

Việc điều tra vụ án hình sự được thực hiện khách quan, toàn diện và đầy đủ. Cơ quan điều tra đã tuân thủ các quy định BLTTHS trong quá trình

49

điều tra, các quyết định có căn cứ, hợp pháp, bảo đảm xử lý kịp thời, nghiêm minh những hành vi vi phạm pháp luật đồng thời bảo đảm quyền con người của bị can trong giai đoạn này. Kết quả điều tra chính xác, đúng người, đúng tội; khơng có trường hợp nào phải đình chỉ điều tra do hành vi không cấu thành tội phạm.

Việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn đối với bị can trong giai đoạn điều tra được Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát xem xét thận trọng, phù hợp với mục đích của biện pháp ngăn chặn và đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm; đặc biệt là trong việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn tạm giam. Bên cạnh đó, việc tiến hành các biện pháp mang tính cưỡng chế nhằm thu thập chứng cứ như hỏi cung bị can, cho bị can viết bản tự khai, khám nghiệm hiện trường, thực nghiệm điều tra đúng pháp luật, bảo đảm quyền con người, góp phần giải quyết vụ án đúng đắn.

Trong quá trình điều tra, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát luôn đảm bảo cho bị can thực hiện đầy đủ các quyền như: thông báo cho bị can biết bị khởi tố về tội danh gì, điểm khoản của Điều luật khởi tố; quá trình điều tra, bị can được Điều tra viên thơng báo, giải thích về các quyền và nghĩa vụ của bị can; được Điều tra viên tống đạt các quyết định khởi tố bị can, quyết định thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can... quá trình viết bản tự khai, hỏi cung, bị can đều được tự trình bày lời khai, ý kiến, đưa ra các đồ vật, tài liệu chứng cứ liên quan, đề nghị giám định, định giá tài sản; yêu cầu, quyền thay đổi người THTT, đặc biệt là các quyền tự bào chữa, nhờ người bào chữa và khiếu nại

Một phần của tài liệu Quyền của bị cán, bị cáo trong tố tụng hình sự trên địa bàn huyện cư jút, tỉnh đắk nông (Trang 42 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)