hình sự
Bảo vệ quyền con người trong lĩnh vực tố tụng hình sự, đó là trong q trình điều tra, truy tố, xét xử, bảo đảm rằng mọi hành vi phạm tội đều được phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh và suốt quá trình tiến hành tố tụng không được làm oan người vô tội. Người phạm tội phải bị đưa ra xét xử, chịu hình phạt tương ứng với hành vi phạm tội. Những mục đích của hình phạt lại khơng phải chỉ là trừng trị mà giáo dục, cải tạo, răn đe và phòng ngừa tội phạm là mục đích ưu tiên hàng đầu. Đây là yêu cầu rất cơ bản để bảo đảm quyền con người trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa [1]. Bảo đảm
quyền con người của bị can phải gắn liền với việc thực hiện đúng đường lối, chủ trương của Đảng, bám sát và phục vụ có hiệu quả các nhiệm vụ chính trị trong từng giai đoạn cách mạng [7, tr.149]. Đảng ta có quan điểm nhất quán là:“Bảo vệ và phát triển quyền con người không chỉ là một nhiệm vụ lớn hiện
nay mà chính là lý tưởng phấn đấu của những người Cộng sản; là bản chất của chế độ XHCN; là cốt lõi của Chủ nghĩa Mác - Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh”. Trên cơ sở đó, Hiến pháp năm 2013 đã quy định cụ thể ở quyền con
người, quyền công dân tại chương 2 - Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, thể hiện sự dân chủ tiến bộ của Đảng ta. Nhà nước Việt Nam đã thể chế hóa quan điểm trên của Đảng cộng sản Việt Nam vào pháp luật nhằm xác định rõ quyền và nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức cũng như bảo đảm của Nhà nước trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ ấy. Bảo vệ quyền con người, quyền công dân trong hoạt động tố
77
tụng là một trong những mục tiêu về phát huy nhân tố con người mà Đảng và Nhà nước ta đã đề ra trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội [2, tr.121]. Vì vậy, để hướng đến nền tư pháp công bằng, dân chủ, công lý được thực thi, bảo đảm quyền của bị can, bị cáo phải gắn với chính sách của Đảng về chiến lược phát triển con người và đáp ứng yêu cầu của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa về bảo đảm quyền con người.
Trong lĩnh vực cải cách tư pháp, bảo vệ quyền con người, quyền công dân là một nội dung đặc biệt quan trọng và là yêu cầu cấp bách trong xu thế hội nhập quốc tế và phát triển. Nhiệm vụ đặt ra phải gắn việc nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền con người, quyền công dân trong hoạt động tố tụng với chiến lược cải cách tư pháp.
Bảo đảm quyền bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự là một khía cạnh của bảo đảm quyền con người, quyền công dân. Bảo đảm quyền bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự khơng chỉ đơn thuần là việc ghi nhận các quyền con người trong pháp luật tố tụng hình sự mà cịn ở việc hiện thực nó trong thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự, quá trình tạm giữ, tạm giam cũng như bảo đảm sự giám sát có hiệu quả đối với quyền con người trong tố tụng hình sự.
Bảo đảm quyền của bị can, bị cáo phải khắc phục được các hạn chế trong thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử các vụ án hình sự và quá trình tạm giữ, tạm giam các bị can, bị cáo.
Cải thiện quyền bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự khơng chỉ là nhiệm vụ của các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự, mà là nhiệm vụ của cả xã hội. Trong đó, cơng tác hồn thiện hệ thống pháp luật và sự tham gia của cộng đồng là rất quan trọng.
78
Nâng cao công tác đảm bảo quyền của bị can, bị cáo đòi hỏi phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp và quá trình này phải được thực hiện một các liên tục.
3.2. Giải pháp đảm bảo quyền bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự trên địa bàn huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông
3.2.1. Giải pháp chung
Cơ sở khoa học của giải pháp:
Nội dung phân tích ở trên cho thấy, quy định của pháp luật hiện nay về chức năng của cơ quan tiến hành tố tụng Viện kiểm sát còn chưa cụ thể, rõ ràng; quy định về địa vị pháp lý của người bào chữa chưa được coi trọng và chưa có cơ chế về bảo đảm sự độc lập cho HĐXX nghị án. Hệ thống pháp luật liên quan đến quyền bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự cũng cịn một số điểm chưa phù hợp. Chính vì vậy, để nâng cao cơng tác đảm bảo quyền của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự trong thời gian tới cần phải tiếp tục nghiên cứu, đổi mới chức năng của Viện kiểm sát và hoàn thiện các văn bản pháp luật liên quan đến quyền của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự.
Nội dung giải pháp:
Cần tiếp tục nghiên cứu các đề án đổi mới, hoàn thiện chức năng của Viện kiểm sát theo yêu cầu cải cách tư pháp hiện nay; đẩy mạnh các nghiên cứu về quy định hoạt động nghị án của HĐXX và địa vị của người bào chữa trong hoạt động tố tụng; nhằm đảm bảo hoạt động xét xử của Tòa án được khách quan, không bị ảnh hưởng, vi phạm đến quyền của bị can, bị cáo.
Trong thời gian chờ việc sửa đổi, bổ sung Bộ luật tố tụng hình sự thì Liên ngành tố tụng các địa phương cần tổng hợp các khó khăn, vướng mắc về quá trình tố tụng liên quan đến thực hiện quyền của bị can, bị cáo trong các vụ án hình sự để báo cáo Liên ngành tố tụng Trung ương nghiên cứu, nắm bắt những tồn tại, hạn chế. Trên cơ sở các tồn tại đó, cần xây dựng và ban hành
79
các hướng dẫn để thống nhất các quy định của BLTTHS nhằm đảm bảo cho hoạt động tố tụng được chính xác, khách quan và thực hiện nhiệm vụ bảo vệ quyền con người nói chung, quyền của bị can, bị cáo nói riêng. Trong đó, cần tập trung đến: các trường hợp cụ thể cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng được quyền quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn đối với bị can, bị cáo trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự được quy định tại khoản 2 Điều 125, khoản 7 Điều 173, Điều 241, khoản 1 Điều 278 BLTTHS; các trường hợp cụ thể cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành được quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam đối với các bị can, bị cáo phạm tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng được quy định tại khoản 1 Điều 119 BLTTHS; hướng dẫn thống nhất áp dụng, cụ thể các trường hợp được xác định bị can, bị cáo “có dấu hiệu bỏ trốn”, “có dấu hiệu tiếp tục phạm tội”, được quy định tại khoản 2 Điều 119 BLTTHS. Nhằm tránh tình trạng cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng áp đặt ý thức chủ quan, lạm dụng việc tạm giam để phục vụ việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc tiêu cực trong quá trình giải quyết vụ án, làm ảnh hưởng đến các quyền của bị can, bị cáo.
Tăng cường công tác tập huấn hướng dẫn các văn bản mới được ban hành liên quan đến quyền của bị can, bị cáo trong quá trình tố tụng hình sự để những người tiến hành tố tụng, người bào chữa, người dân có thể tiếp cận và hiểu đúng nội dung.
Bên cạnh việc hoàn thiện hệ thống pháp luật và các nghiên cứu nêu trên, cũng cần đẩy mạnh công tác tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về quyền con người trong tố tụng hình sự, thơng qua các hình thức như phương tiện thông tin đại chúng, tuyên truyền, giáo dục pháp luật thông qua hệ thống truyền thanh và hoạt động xét xử.
80
3.2.2. Giải pháp đối với huyện Cư Jút
3.2.2.1. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm sát, giám sát và công tác phối hợp của các cơ quan tiến hành tố tụng, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện
Cơ sở khoa học của giải pháp:
Kết quả phân tích thực trạng cho thấy, mặc dù đã có sự phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng, giữa cơ quan tiến hành tố tụng với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong công tác kiểm tra, kiểm sát, giám sát hoạt động tố tụng hình sự để thực hiện pháp luật về khía cạnh đảm bảo quyền của bị can, bị cáo, tuy nhiên sự phối hợp này chưa “nhịp nhàng”, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. Vẫn cịn tình trạng cung cấp thơng tin chậm trễ hay không cấp cấp thông tin cho các cơ quan liên quan để cùng phối hợp thực hiện các hoạt động trong q trình tố tụng. Chính vì vậy, để đảm bảo quyền của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự trong thời gian tới, các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự và Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam huyện cần tăng cường sự hiệu quả phối hợp hoạt động.
Nội dung giải pháp:
Các cơ quan tiến hành tố tụng hình tại huyện Cư Jút cần nhận thức hơn nữa vai trị của cơng tác kiểm tra, kiểm sát trong việc đảm bảo hiệu quả các hoạt động nói chung, cơng tác đảm bảo quyền của bị can, bị cáo nói riêng. Trên cơ sở thay đổi nhận thức, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát Tòa án cần tăng cường hoạt động kiểm tra nội bộ, cơ quan Viện kiểm sát cần tăng cường công tác kiểm sát hoạt động của các cơ quan khác theo chức năng và nhiệm vụ được pháp luật quy định. Các cơ quan cần nghiêm túc thực hiện kế hoạch được xây dựng, định kỳ kiểm tra kết quả thực hiện kế hoạch đề ra để điều chỉnh những hoạt động chưa hợp lý.
81
Bên cạnh đó, cần được nâng cao hiệu quả cơng tác phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng, giữa cơ quan tiến hành tố tụng với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện trong công tác giám sát các hoạt động tố tụng liên quan đến thực hiện quyền của bị can, bị cáo; đảm bảo các vi phạm về thực hiện quyền bị can, bị cáo được phát hiện đầy đủ, có các biện pháp yêu cầu khắc phục vi phạm kịp thời.
3.2.2.2. Nâng cao trình độ, năng lực và trách nhiệm đội ngũ những người tiến hành tớ tụng hình sự
Cơ sở khoa học của giải pháp:
Kết quả phân tích thực trạng cho thấy, trình độ, năng lực và trách nhiệm của một bộ phận cán bộ trong các cơ quan tiến hành tố tụng còn hạn chế, ý thức pháp luật chưa được đề cao, nhận thức khơng đầy đủ về tính chất, vai trị và tầm quan trọng của hoạt động tạm giam, tạm giữ cũng như các quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục giải quyết vụ án làm cho việc vận dụng thiếu chính xác dễ dẫn đến những hoạt động tuỳ tiện, trái pháp luật xâm hại đến quyền con người của người bị tạm giam. Do đó, cần phải nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ thực hiện tố tụng hình sự tại huyện Cư Jút trong thời gian tới.
Nội dung giải pháp:
Trong thời gian tới cần đánh giá chất lượng cán bộ thực hiện tố tụng hình sự tại địa bàn huyện Cư Jút, trong đó phải làm rõ những hạn chế mà đội ngũ tố tụng hình sự tại huyện Cư Jút hiện nay đang gặp phải. Trên cơ sở kết quả đánh giá chất lượng cán bộ thực hiện tố tụng hình sự tại địa bàn huyện Cư Jút. Cần xác định nhu cầu đào tạo nâng cao nghiệp vụ và xây dựng kế hoạch đào tạo. Trên cơ sở kết hoạch đào tạo được phê duyệt, tiến hành tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ theo kế hoạch được duyệt. Tổ chức đánh giá kết quả quá trình đạo tạo để đưa ra và thực hiện các biện pháp điều chỉnh phù hợp.
82
Lãnh đạo các đơn vị tố tụng cần thường xuyên quán triệt tư tưởng, yêu cầu các Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Cán bộ điều tra, Kiểm tra viên, Thư ký nâng cao tinh thần trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ, thực hiện các hoạt động tố tụng liên quan đến quyền của bị can, bị cáo; yêu cầu các quyền của bị can, bị cáo phải được cơ quan tố tụng đảm bảo và thực hiện đúng quy định. Ngoài ra, những người tiến hành tố tụng này phải thường xuyên đầu tư thời gian nghiên cứu các văn bản quy pháp pháp luật chuyên sâu để nâng cao năng lực, trình độ thực hiện tố tụng; góp phần hiệu quả cơng tác thực hiện quyền bị can, bị cáo.
3.2.2.3. Nâng cao năng lực, trình độ và ý thức, trách nhiệm của đội ngũ luật sư, người bào chữa
Cơ sở khoa học của giải pháp:
Kết quả đánh giá thực trạng cho thấy, trong một số trường hợp người bào chữa tham gia tố tụng do trình độ, năng lực cũng như kỹ năng hạn chế nên đã không phát hiện ra các vi phạm của cơ quan tiến hành tố tụng liên quan đến quyền của bị can, bị cáo, thực hiện nghĩa vụ một cách qua loa, chiếu lệ. Một số Trợ giúp viên pháp lý xem nhẹ việc tham gia bào chữa cho bị can, bị cáo, coi việc bào chữa, trợ giúp pháp lý cho bị can, bị cáo là thủ tục tố tụng chỉ cần tham gia theo quy định mà không quan tâm, đảm bảo các quyền của bị can, bị cáo có được người tiến hành tố tụng thực hiện đúng quy định hay khơng. Hoặc có quan tâm, phát hiện được vi phạm nhưng khơng có tác động, yêu cầu cơ quan tiến hành tố tụng chấm dứt hành vi vi phạm đảm bảo quyền cho các bị can, bị cáo. Cần tăng cường năng lực, trình độ và nâng cao ý thức, trách nhiệm của đội ngũ luật sư, người bào chữa sẽ là nhân tố giúp đảm bảo quyền bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự.
83
Luật sư, người bào chữa là người cùng với các cơ quan tiến hành tố tụng góp phần vào q trình xây dựng và phát triển xã hội, bảo vệ dân chủ và công bằng. Với tư cách là một chức danh tư pháp tham gia độc lập vào đời sống xã hội và tố tụng tư pháp, luật sư đóng vai trị ngày càng quan trọng trong các thiết chế dân chủ ở nước ta. Vấn đề này được quy định thành một trong những nguyên tắc quan trọng, thể hiện thái độ và trách nhiệm của Đảng và Nhà nước ta đối với nhân dân nói chung và bị can, bị cáo nói riêng. Bảo đảm được quyền tự bào chữa và quyền nhờ người khác bào chữa cho mình khi tham gia TTHS là thể hiện được sự văn minh, dân chủ trong quá trình tố tụng [29, tr.156-157]. Cần xây dựng đội ngũ những người làm công tác bào chữa phải được đào tạo chuyên sâu, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng hành nghề. Phải đề cao đạo đức nghề nghiệp đối với những người làm công tác bào chữa. Người bào chữa phải luôn là những người tôn trọng pháp luật và sự thật, trung thực trong hoạt động của mình, có nhiệt huyết và lương tâm nghề nghiệp.
3.2.2.4. Nâng cao nhận thức và tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong q trình tớ tụng hình sự
Cơ sở khoa học của giải pháp:
Nhận thức của cộng đồng được thể hiện ở 2 khía cạnh là: nhận thức của bản thân bị can, bị cáo và nhận thức của những người ngoài các cơ quan tố tụng hình sự, đặc biệt là các cơ quan truyền thơng, báo chí…. Nhận thức của cộng đồng có thể ảnh hưởng đến quyền của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự. Tuy nhiên, khía cạnh này tại huyện Cư Jút hiện nay cũng còn một số hạn chế. Trước thực trạng như vậy, đề góp phần nâng cao cơng tác đảm bảo quyền bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự, cần tiếp tục nâng cao nhận thức của cộng đồng về vấn đề này.