3.2.2.1 Giải pháp nhằm khắc phục hạn chế về đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội
Một là, Phân công, chỉ đạo, giao nhiệm vụ cho cán bộ chuyên quản bám sát
các đơn vị SDLĐ để theo dõi, giám sát, nắm bắt tình hình khai báo tăng, giảm lao động tham gia BHXH của từng đơn vị; kịp thời đề xuất việc hậu kiểm với những đơn vị có dấu hiệu tăng, giảm bất thường.
Hàng tháng, BHXH quận xây dựng lịch hậu kiểm tại đơn vị SDLĐ, phấn đấu mỗi tháng có từ 3% đến 5% đơn vị được hậu kiểm. Bên cạnh việc tập trung hậu kiểm các đơn vị có dấu hiệu vi phạm thì cũng sẽ lựa chọn hậu kiểm những đơn vị thường xuyên biến động, những đơn vị mới tham gia để hướng dẫn đơn vị thực hiện đúng các quy định về hồ sơ, thủ tục, quy trình thu, đóng, nộp BHXH.
Chỉ đạo cán bộ chuyên quản thu xây dựng lịch công tác hàng tháng để đi xác minh tình trạng hoạt động đối với các đơn vị trên 6 tháng không thực hiện đối chiếu tăng, giảm, không liên hệ được để kịp thời đưa ra theo dõi riêng đối với những đơn vị mất tích, khơng cịn hoạt động sản xuất kinh doanh tại địa chỉ đã đăng ký với BHXH quận.
Hai là, BHXH quận cần thực hiện tốt công tác phối hợp với đơn vị trong
việc đối chiếu thu hàng tháng, kịp thời hướng dẫn đơn vị cách kê khai hồ sơ, biểu mẫu, việc thao tác qua giao dịch điện tử và dịch vụ bưu chính; hỗ trợ đơn vị tra cứu thơng tin về việc đóng, hưởng BHXH của người lao động; tạo mọi điều kiện thuận lợi tối đa cho đơn vị trong việc lập và nộp các thủ tục hồ sơ về BHXH; tránh gây phiền hà khiến cho đơn vị và người lao động phải đi lại nhiều lần.
Ba là, tập trung các giải pháp khai thác có hiệu quả các đơn vị đã có mã số
thuế nhưng chưa tham gia BHXH
Trước tiên, BHXH quận cần kịp thời ban hành các văn bản đôn đốc, yêu cầu đơn vị thực hiện các thủ tục mở mã tham gia BHXH.
Hàng tuần, tổ chức các buổi làm việc với đơn vị để hướng dẫn các đơn vị thủ tục, hồ sơ đăng ký tham gia BHXH; yêu cầu đơn vị có cam kết cụ thể về việc chấp
hành nghĩa vụ tham gia BHXH.
Phân công cán bộ chuyên quản gọi điện đôn đốc, nhắc nhở đơn vị sau các buổi làm việc.
Với các đơn vị không chấp hành, tham mưu tổ liên ngành thu, thu nợ UBND quận làm việc với đơn vị để đôn đốc.
Lập danh sách các đơn vị có dấu hiệu vi phạm chuyển Phịng Lao động, Chi cục thuế đề nghị thanh tra, kiểm tra.
3.2.2.2 Giải pháp nhằm khắc phục hạn chế về nợ, trốn đóng BHXH
* Tăng cường quản lý mức lương làm căn cứ đóng BHXH
Cần thực hiện tốt việc tiếp nhận, thẩm định hồ sơ đề nghị báo điều chỉnh tăng, giảm mức lương làm căn cứ đóng BHXH; kịp thời phát hiện các trường hợp đơn vị kê khai mức đóng khơng đúng ngạch, bậc lương theo quy định; các trường hợp mức lương khơng phù hợp với chức danh, vị trí việc làm; các trường hợp đóng dưới mức lương tối thiểu vùng; các trường hợp tăng lương đột biến….
Quá trình cập nhật dữ liệu đề nghị điều chỉnh mức lương làm căn cứ đóng BHXH của đơn vị vào hệ thống phần mềm nghiệp vụ của ngành cần phải đảm bảo chính xác, khơng được bỏ qua các cảnh báo của hệ thống phần mềm vì đây là một trong những cơng cụ hỗ trợ cán bộ rất hiệu quả trong việc quản lý mức đóng, căn cứ đóng BHXH của các đơn vị và người lao động.
Phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra tình hình sử dụng lao động, việc chi trả lương cho người lao động, khai báo quỹ lương nộp thuế và BHXH của các đơn vị để phát hiện các trường hợp chỉ đóng BHXH bằng mức lương cơ bản mà chưa thực hiện đóng BHXH theo mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung theo quy định của pháp luật.
* Tăng cường thu hồi nợ và quản lý quỹ BHXH
Hàng tháng, lập báo cáo về tình hình nợ đọng BHXH trên địa bàn gửi Tổ liên ngành thu nợ UBND quận để kịp thời lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện các giải pháp thu hồi nợ.
Tiếp tục thực hiện việc đăng tải công khai danh sách các đơn vị nợ trên Cổng thông tin điện tử UBND quận và UBND 18 phường.
Công khai, minh bạch trong công tác thu BHXH, hàng tháng thơng báo kịp thời số tiền phải đóng BHXH đến người sử dụng lao động; bám sát đơn vị để gọi điện nhắc nhở, đơn đốc đơn vị đóng, nộp nhất là vào thời điểm những ngày cuối tháng khi đơn vị hoàn thành xong quyết toán lương của tháng; tăng cường cử cán bộ chuyên quản xuống các đơn vị sử dụng lao động để kiểm tra, đôn đốc việc thu nộp BHXH; phối hợp với đơn vị giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc; gửi các văn bản đôn đốc thông qua email, qua hòm thư giao dịch điện tử, qua tin nhắn, zalo của đơn vị.
Chủ động xây dựng lịch đốc thu, lập Biên bản D04h-TS hàng tháng theo đó u cầu đơn vị cam kết lộ trình trả nợ cụ thể và theo dõi tiến độ đóng, nộp của đơn vị theo cam kết. Đối với những đơn vị không thực hiện cam kết, chuyển Tổ liên ngành thu nợ UBND quận tiếp tục làm việc, đôn đốc.
Xây dựng quy chế phối hợp với các ngành: Thanh tra, Lao động TBXH, Liên đồn lao động và Cơng an tiến hành thường xuyên công tác thanh tra, kiểm tra đối với đơn vị sử dụng lao động nợ tiền BHXH, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật; với Chi cục thuế quận để trao đổi thông tin về đơn vị, người lao động nhằm quản lý nguồn thu và thu hồi nợ BHXH.
Đẩy mạnh việc đề xuất các cơ quan chức năng ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính; có thể mạnh dạn đề xuất Cơng an quận xử điểm một vài đơn vị nợ lớn, kéo dài có dấu hiệu chây ì để mang tính răn đe.
Phối hợp với Bưu điện Trung tâm 6, UBND 18 phường, Chi cục thuế quận, Phịng Lao động để kịp thời rà sốt tình trạng hoạt động của các doanh nghiệp nợ đọng; đưa vào quản lý ngừng giao dịch đối với các đơn vị mất tích, khơng cịn hoạt động sản xuất kinh doanh, phá sản, giải thể, chủ bỏ trốn....
Cương quyết không gia hạn thẻ BHYT hàng năm đối với đơn vị nợ đọng BHXH. Thông báo nội dung này tới người lao động trong đơn vị và các cơ quan
chức năng. Thông báo tới chủ sử dụng lao động về trách nhiệm theo quy định tại Khoản 3 Điều 49 của Luật BHYT bổ sung, sửa đổi 2014.
3.2.2.3 Giải pháp nhằm khắc phục hạn chế trong chi trả các chế độ BHXH
Thực hiện tốt công tác lập báo cáo tăng, giảm hàng tháng trong đó rà sốt, đối chiếu giữa Danh sách chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH hàng tháng với quyết tốn kinh phí chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH của Bưu điện Trung tâm 6. Kịp thời phát hiện các trường hợp chi trùng, chi sai đối tượng do chưa có ủy quyền, các trường hợp lâu ngày không lĩnh; các trường hợp không trùng khớp thông tin giữa các loại giấy tờ với hồ sơ hưởng và danh sách chi trả...Kịp thời tổ chức kiểm tra ngay để tránh chi nhầm đối tượng.
Hàng tháng, phối hợp với Bưu điện Trung tâm 6 và UBND các phường kịp thời rà soát, xác minh các trường hợp đã được cấp giấy chứng tử nhưng chưa báo giảm hưởng lương hưu và trợ cấp BHXH.
Thực hiện tốt công tác thông tin tuyên truyền đến người hưởng chế độ BHXH để nắm bắt được các quy định về quản lý chi trả; sẵn sàng hợp tác với BHXH quận và các ban đại diện chi trả khi cần xác minh thơng tin.
Tổng hợp các khó khăn, vướng mắc kiến nghị BHXH thành phố nâng cấp hệ thống phần mềm quản lý chi trả các chế độ BHXH để khắc phục các bất cập, mở rộng các cảnh báo để hỗ trợ cán bộ trong công tác quản lý.
Quan tâm đến việc tiếp nhận, thẩm định, xét duyệt hồ sơ đề nghị hưởng chế độ BHXH; phân công cán bộ rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm; kiểm sốt tốt quy trình giải quyết hồ sơ trên các phần mềm nghiệp vụ để tránh hiện tượng lạm dụng, gây thất thoát quỹ BHXH.
3.2.2.4 Giải pháp nhằm khắc phục hạn chế về tiến độ giải quyết hồ sơ thu Bảo hiểm xã hội
* Nâng cao hiệu lực, hiệu quả cơng tác cải cách thủ tục hành chính
Thời gian qua, BHXH Hà Nội nói chung, BHXH quận Hai Bà Trưng nói riêng ln coi trọng việc cải cách thủ tục hành chính, coi đây là khâu rất quan trọng và không thể thiếu trong hoạt động quản lý của ngành.
Việc thực hiện tốt công tác cải cách thủ tục hành chính khơng chỉ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị, đối tượng tham gia và thụ hưởng chế độ, chính sách, cịn góp phần quan trọng vào hồn thành tốt các nhiệm vụ chính trị của ngành. Do đó, BHXH quận Hai Bà Trưng cần tiếp tục tổ chức thực hiện tốt công tác tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa; triển khai quyết liệt công tác cải cách thủ tục hành chính theo hướng phục vụ đối tượng; tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động tại bộ phận “Một cửa” nhằm đơn giản hóa việc kê khai thủ tục hành chính, hạn chế tối đa việc yêu cầu người kê khai lấy xác nhận của cơ quan nhà nước nếu xét thấy không cần thiết, rút ngắn thời gian thực hiện các thủ tục hành chính nhằm kịp thời phục vụ người dân, đơn vị.
Thường xuyên rà soát, kiến nghị BHXH thành phố Hà Nội sửa đổi hoặc bãi bỏ những thủ tục hành chính khơng cần thiết hoặc khơng cịn phù hợp để tạo thuận tiện cho đơn vị và người lao động trong thực hiện các thủ tục hành chính, hướng tới phục vụ người tham gia ngày một tốt hơn.
* Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý thu
Bảo hiểm xã hội
Để công tác quản lý thu BHXH đạt hiệu quả trong bối cảnh cán bộ làm công tác thu cịn thiếu, trình độ cịn chưa đồng đều, số lượng đơn vị và người tham gia lớn thì yêu cầu tất yếu đặt ra là cần phải tăng cường hơn nữa việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý. Để làm được điều này BHXH quận Hai Bà Trưng cần: Nghiên cứu xây dựng trang Web của BHXH quận Hai Bà Trưng để thực hiện đăng tải các văn bản, các tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ của ngành; các tin, bài tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật; các nội dung công việc cần triển khai tới đơn vị. Đồng thời thiết kế chuyên trang, chuyên mục hỏi đáp để hướng dẫn, hỗ trợ cho đơn vị và người tham gia BHXH.
Đề xuất với BHXH thành phố Hà Nội hỗ trợ kinh phí để thường xuyên nâng cấp hệ thống máy vi tính, máy in, máy scan, đường truyền mạng internet, hệ thống máy chủ lưu trữ dữ liệu …
Chủ động tham mưu, đề xuất với BHXH thành phố Hà Nội để hoàn thiện, chỉnh sửa các bất cập, các lỗi hệ thống, những vấn đề chưa được đưa vào quản lý trên hệ thống các phần mềm nghiệp vụ của ngành.
Quan tâm công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thành thạo ứng dụng công nghệ thông tin nhất là hệ thống phần mềm nghiệp vụ của ngành, có kỹ năng xử lý dữ liệu tốt, biết bảo mật thông tin cá nhân, xử lý sự cố lỗi trên các phần mềm nghiệp vụ, có thể tự khắc phục được một số lỗi phần cứng và phần mềm đơn giản...
Cần thiết nghiên cứu xây dựng một hệ thống phần mềm tích hợp liên thơng giữa các ngành như: thuế, bảo hiểm xã hội, kế hoạch đầu tư, lao động, thanh tra...để kết nối và chia xẻ thông tin phục vụ cho công tác quản lý đồng bộ của các ngành.
3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM GĨP PHẦN HỒN THIỆN CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI TỪ THỰC TIỄN TẠI QUẬN HAI BÀ TRƯNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
3.3.1 Kiến nghị với các cơ quan Trung ương
3.3.1.1 Kiến nghị với Quốc hội
Xuất phát từ một thực tế là việc tháo gỡ về mặt chính sách, pháp luật nhằm tăng tường hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý thu BHXH của quận Hai Bà Trưng đều phải được đặt trong một khn khổ chung về chính sách, pháp luật trong phạm vi cả nước, xin kiến nghị những vấn đề chung về hoàn thiện chính sách, pháp luật…nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về BHXH nói chung, quản lý thu BHXH nói riêng, cụ thể như sau:
Thứ nhất, kiến nghị Quốc hội xem xét sửa đổi, bổ sung bổ sung một điều
“Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về BHXH” tại Chương VIII “Khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm về BHXH” Luật BHXH năm 2014, được thể hiện cụ thể:
* Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về BHXH đối với trường hợp đơn vị đang tham gia BHXH nợ tiền đóng BHXH khơng chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về nợ BHXH của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản, phong tỏa tài khoản của đơn vị bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về BHXH.
Người có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp buộc trích tiền truy nộp vào quỹ BHXH gồm Chủ tịch UBND quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chánh Thanh tra Sở LĐ- TBXH; Chánh Thanh tra Bộ LĐTBXH theo quy định tại Thông tư số 03/2008/TTLT-BLĐTBXH-BTC-NHNN, ngày 18/2/2008 của liên Bộ: Lao động - Thương binh và Xã hội, Tài chính và Ngân hàng nhà nước Việt Nam ban hành, hướng dẫn thủ tục buộc trích tiền từ tài khoản tiền gửi của người sử dụng lao động để nộp tiền BHXH chưa đóng, chậm đóng và tiền lãi phát sinh vào quỹ BHXH.
Cưỡng chế bằng biện pháp thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề. Thẩm quyền ra quyết định thu hồi là cơ quan Đăng ký kinh doanh theo quy định tại Điểm e, Khoản 1, Điều 209 Luật Doanh nghiệp.
Thứ hai, kiến nghị Quốc hội xem xét sửa đổi, bổ sung Luật quản lý thuế và
Luật Doanh nghiệp cụ thể:
Đối với trường hợp đơn vị nợ tiền đóng, chậm đóng, trốn đóng BHXH yêu cầu đơn vị hồn thành nghĩa vụ đóng BHXH mới thực hiện quyết tốn thuế hằng năm.
Đối với chủ sử dụng lao động của các đơn vị đã giải thể, phá sản, ngừng hoạt động hoặc có chủ bỏ trốn cịn nợ tiền đóng BHXH cho người lao động, khi đăng ký thành lập doanh nghiệp thì phải thực thực hiện nghĩa vụ nộp tiền BHXH nợ của các đơn vị đã đăng ký thành lập trước đây.
Thứ ba, kiến nghị một số giải pháp giải quyết quyền lợi về BHXH cho người
lao động trong các đơn vị đã giải thể, phá sản, ngừng hoạt động hoặc có chủ bỏ trốn Trong q trình triển khai Luật BHXH năm 2014 cịn gặp khó khăn, vướng mắc khi chưa có quy định giải quyết quyền lợi về BHXH của người lao động tại các đơn vị chậm đóng, nợ đọng BHXH bị giài thể, phá sản, ngừng hoạt động mà sau khi thanh lý tài sản vẫn khơng cịn đủ tiền trả nợ BHXH.
Khoản 3 Điều 18 Nghị định 115/2015/NĐ-CP cũng chỉ mới giải quyết được quyền lợi cho người lao động trong các đơn vị nợ đóng BHXH mà vẫn đang còn hoạt động. Đối với các đơn vị đã giải thể, phá sản, ngừng hoạt động hoặc có chủ bỏ