Nâng cao hiệu quả hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật là yêu cầu quan trọng nhằm hiện thực hóa pháp luật trong đời sống xã hội, đảm bảo an tồn giao thơng và trật tự xã hội. Phương hướng tổ chức thực hiện pháp luật về trật tự, an tồn giao thơng đường bộ trong thời gian tới bao gồm:
Thứ nhất, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, vai trò quản lý của Nhà nước
đối với công tác tổ chức thực hiện pháp luật về rật tự an tồn giao thơng đường bộ. Hoạt động tổ chức, thực hiện pháp luật trong lĩnh vực trật tự, an tồn giao thơng đường bộ phụ thuộc rất lớn vào sự quan tâm chỉ đạo sát sao của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương từ trung ương đến cơ sở. Vì thế, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc tổ chức thực hiện pháp luật trong lĩnh vực đảm bảo trật tự, ATGTĐB có ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm đảm bảo hoạt động đi đúng hướng, có hiệu quả, góp phần kiềm chế tai nạn giao thông. Điều này địi hỏi cơng tác bảo đảm trật tự, ATGTĐB phải đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, toàn diện của các cấp ủy đảng; sự quản lý, điều hành thống nhất, chặt chẽ, quyết liệt của chính quyền các cấp; sự phối hợp đồng bộ, hiệu quả của các ban, ngành, Mặt trận tổ quốc, các tổ chức đồn thể chính trị - xã hội và sự tham gia tích cực, chủ động, tự giác của cán bộ, đảng viên và Nhân dân. Đồng thời, nâng cao năng lực hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo đảm TT, ATGTĐB; tăng cường kiểm tra các điều kiện bảo đảm ATGT của các cơng trình kết cấu hạ tầng giao thơng đang khai thác và trong q trình thi cơng nâng cấp, bảo trì, sửa chữa. Các hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật về trật tự, an tồn giao thơng đường bộ phải trên cơ sở chủ trương, đường lối của Đảng về trật tự, ATGTĐB
và hệ thống văn bản pháp luật được ban hành nhằm quản lý nhà nước về trật tự, an tồn giao thơng đường bộ. Các văn bản pháp luật được Nhà nước ban hành phải thể chế hóa các quan điểm, đường lối của Đảng.
Thứ hai, tổ chức thực hiện pháp luật về trật tự, an tồn giao thơng đường
bộ song song với phát triển cơ sở hạ tầng đường bộ.
Tổ chức thực hiện pháp luật về trật tự, an tịan giao thơng đường bộ muốn hiệu quả phải gắn với đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng. Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người tham gia giao thông, giảm thiểu tai nạn giao thông đồng thời bảo đảm triển khai thực hiện pháp luật thông suốt. Cơ sở hạ tầng hiện đại, được xây dựng khoa học, hợp lý, bền vững sẽ bảo đảm giao thông thông suốt, hạn chế các hành vi vi phạm giao thông, trật tự và an tồn giao thơng được tăng cường. Thường xuyên kiểm tra, duy tu, sửa chữa, bảo dưỡng các đoạn đường bị sạt, sụt, sửa chữa mặt cầu, mặt đường và bổ sung điều chỉnh hệ thống cọc tiêu, biển báo bảo đảm giao thơng an tồn, lưu thông ổn định. Phát triển phương tiện giao thông công cộng, nhất là các tuyến xe buýt từ thành phố Huế đến trung tâm huyện và các xã của Phong Điền không để xảy ra ùn tắc giao thông.
Thứ ba, tổ chức thực hiện pháp luật về trật tự, an tồn giao thơng đường
bộ đáp ứng nhu cầu phát triển, hội nhập theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, góp phần đắc lực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bảo đảm tuân thủ các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, đồng thời vận dụng quy định của các điều ước, tập quán quốc tế và luật nước ngoài phù hợp với nguyên tắc cơ bản của pháp luật.
Việt Nam và xu thế, thực tiễn của hoạt động giao thông vận tải đường bộ trong nước.
Thứ tư, tổ chức thực hiện pháp luật về trật tự, an tồn giao thơng đường
bộ phải đảm bảo sự cơng bằng, bình đẳng, nhất quán và nghiêm minh
luật về TT, ATGTĐB cũng đòi hỏi phải đảm bảo tuyệt đối yêu cầu về sự công bằng, bình đẳng, nghiêm minh và nhất quán. Điều này thể hiện trước hết ở tính nhất quán trong thái độ ứng xử mà Nhà nước dành cho các chủ thể khác nhau trong điều kiện, hoàn cảnh và tình huống pháp lý giống nhau. Trong Nhà nước pháp quyền, chỉ có một hệ thống pháp luật cho tất cả thành viên, không phân biệt người giàu nghèo, giới tính, địa vị xã hội, địa vị kinh tế, nghề nghiệp, người lãnh đạo, quản lý hay người dân thường... Mặt khác, pháp luật là chuẩn mực cao nhất và không thể bị lấn át bởi bất kỳ chuẩn mực nào khác trong việc chi phối hành vi xã hội của cơng dân. Vì vậy, trong mọi trường hợp cơng tác tổ chức thực hiện pháp luật về TT, ATGTĐB phải đảm bảo sự cơng bằng, bình đẳng, nhất qn và nghiêm minh. Đây là yếu tố hết sức cần thiết để bảo đảm ý thức tuân thủ pháp luật của người dân và cũng là điều kiện cần thiết để xây dựng Nhà nước pháp quyền cũng như đảm bảo sự phát triển của một quốc gia.
Thứ năm, tổ chức thực hiện pháp luật về trật tự, an tồn giao thơng đường
bộ hướng tới sự công khai, minh bạch của nền hành chính
Cơng khai, minh bạch là một trong những yếu tố đặc biệt quan trọng để tạo dựng niềm tin và là điều kiện để đảm bảo tổ chức thực hiện pháp luật về trật tự, an tồn giao thơng đường bộ có hiệu quả. Sự rõ ràng, rành mạch thể hiện ai cũng có thể tiếp cận, ai cũng có thể biết và ai cũng có thể hiểu. Trong việc tổ chức thực hiện pháp luật về trật tự, an tồn giao thơng, cơng khai, minh bạch được thể hiện thơng qua việc cơng khai, minh bạch chính sách,pháp luật, thủ tục, cách thức tổ chức thực hiện pháp luật. Trừ những nội dung thuộc bí mật nhà nước và những nội dung khác theo quy định của pháp luật còn những nội dung liên quan đến quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan nhà nước, của cán bộ, công chức, liên quan đến quyền và lợi ích của cơng dân địi hỏi phải công khái rõ ràng, trong đó chú trọng cơng khai các hoạt động của các cơ quan chức năng. Nghĩa vụ công khai, minh bạch hoạt động của bộ máy nhà nước gắn liền với việc tạo điều kiện thuận lợi để công dân tiếp cận các thông tin về hoạt động của bộ
máy nhà nước một cách dễ dàng. Sự thông suốt về mặt thông tin là điều kiện để việc tổ chức thực hiện pháp luật được hiệu quả. Những thông tin về các chủ thể có trách nhiệm tổ chức thực hiện pháp luật, địa điểm, thời gian tổ chức cơng việc sẽ là những thơng tin hữu ích giúp cho việc tổ chức thực hiện pháp luật về trật tự, an tồn giao thơng đường bộ trở nên dễ dàng hơn.
3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật về trật tự, an tồn giao thơng đường bộ