3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tổchức thựchiệnpháp luật
3.2.5. Tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát việc thựchiệnpháp
Trật tự, an toàn GTĐB là một lĩnh vực hoạt động đông đảo về chủ thể, phong phú về hành vi, đa dạng về không gian, thời gian. Vì vậy, bên cạnh việc giáo dục ý thức tự giác cho các chủ thể tham gia trong hoạt động GTĐB thì một trong những yếu tố cơ bản để đảm bảo tổ chức thực hiện hiệu quả pháp luật về trật tự, ATGTĐB đó chính là cơng tác kiểm tra,thanh tra, giám sát việc thực hiện pháp luật trong thực tế. Tổ chức tốt công tác kiểm tra, xử lý thường xuyên, tập trung lực lượng kiểm tra, xử lý trên các tuyến đường, các vị trí giao thơng phức tạp, đồng thời mở các điểm cao điểm về kiểm soát, xử lý nghiêm khắc các vi phạm về trật tự ATGT. Kết hợp cưỡng chế với tuyên truyền giác ngộ, giáo dục người vi phạm luật giao thông.
Đặc biệt cần trang bị các công cụ, phương tiện hiện đại cho các cơ quan thanh tra giao thơng, cảnh sát giao thơng, nhằm phục vụ có hiệu quả cơng tác tuần tra, kiểm sốt và xử lí vi phạm pháp luật về trật tự, ATGTĐB. Triển khai mạnh mẽ, quyết liệt đồng bộ việc thực hiện giai đoạn II Quyết định 1856/QĐ- TTG về giải tỏa hành lang đường bộ, đường sắt. Xây dựng kế hoạch xử lý các điểm đen tiềm ẩn nguy cơ TNGT trên toàn địa bàn, trình Ủy ban nhân dân tỉnh sớm có quyết định phê duyệt và triển khai thực hiện.
Tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát của cảnh sát giao thơng, phát hiện xử lí nghiêm hành vi uống rượu bia quá nồng độ cồn. Nâng cao chất lượng
điều tra, truy tố, xét xử các vụ án xâm phạm trật tự AT, GTĐB có nguyên nhân từ hành vi uống rượu bia quá nồng độ cồn. Không lấy việc đền bù, khắc phục thiệt hại của người có lỗi với nạn nhân để miễn truy cứu trách nhiệm hình sự. Hàng năm đưa một số vụ tai nạn giao thông đường bộ điển hình ở các địa phương ra xét xử lưu động, nhất là những vụ có nguyên nhân từ hành vi uống rượu, bia quá nồng độ cồn quy định gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng về người và tài sản nhằm mục đích giáo dục chung.
Đồng thời, thực hiện tốt Nghị định 27/CP của Chính phủ, Thơng tư số 47/2011/TT-BCA quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 27/CP quy định việc huy động các lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã phối hợp với Cảnh sát giao thơng tham gia tuần tra, kiểm sốt TT, ATGTĐB trong trường hợp cần thiết, nhất là việc huy động lực lượng Công an xã tham gia đảm bảo TT, ATGTĐB từ cơ sở, nhằm tạo sự chuyển biến tích cực trong ý thức tự giác chấp hành các quy định của pháp luật về đảm bảo an tồn giao thơng tại địa bàn khu dân cư ở nông thôn. Kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm có nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông cao như chạy quá tốc độ quy định, đi không đúng phần đường, làn đường, vượt không đúng quy định, sử dụng rượu, bia điều khiển phương tiện giao thơng, khơng có giấy phép lái xe… Phối hợp với lực lượng tự quản tham gia quản lý TT, ATGTĐB ở từng địa bàn cơ sở; xây dựng phong trào quần chúng giữ gìn TT, ATGTĐB trong khu vực dân cư, từng tuyến phố và chính quyền cơ sở để giải quyết triệt để các vi phạm lấn chiếm lịng đường, vỉa hè, bn bán, họp chợ, xây dựng cơng trình, nhà ở, lều qn… hạn chế tầm nhìn, cản trở giao thơng hoặc vi phạm hành lang bảo vệ cơng trình giao thơng.
Trong qúa trình kiểm tra kiên quyết đình chỉ hoạt động đối với các loại phương tiện hết niên hạn sử dụng, khơng đảm bảo an tồn kỹ thuật, nghiêm cấm các loại xe tự chế tham gia giao thông. Chấn chỉnh hoạt động vận tải hành khách công cộng, kiểm tra quản lý chặt chẽ đối với xe khách chạy các tuyến đường dài liên tỉnh, đặc biệt là đội ngũ lái, phụ xe nhằm đảm bảo an toàn cho khách.
3.2.6. Xây dựng cơ chế giám sát việc tổ chức thực hiện pháp luật về trật tự, an tồn giao thơng đường bộ một cách chặt chẽ