Xây dựng cơ chế giám sát việc tổchức thựchiệnpháp luật vềtrật

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về an toàn giao thông đường bộ tại huyện phong điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 96 - 98)

3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tổchức thựchiệnpháp luật

3.2.6. Xây dựng cơ chế giám sát việc tổchức thựchiệnpháp luật vềtrật

Tổ chức giám sát và đánh giá việc tổ chức thực hiện pháp luật là một trong những giải pháp quan trọng. Giám sát việc tổ chức thực hiện pháp luật về trật tự, an tồn giao thơng đường bộ là cơ chế hữu hiệu để đảm bảo việc tổ chức thực hiện đúng pháp luật, đạt được các mục tiêu đề ra. Ở góc độ từng văn bản cụ thể, giám sát và đánh giá có rất nhiều ý nghĩa đối với việc nâng cao hiệu quả của việc tổ chức thực hiện pháp luật. Đó là cơng cụ để kiểm sốt việc thực hiện pháp luật và đặc biệt là để hạn chế sự lạm quyền của các công chức, viên chức trong quá trình tổ chức thực thi các văn bản quy phạm pháp luật. Giám sát và đánh giá cũng tạo ra áp lực để các cá nhân, tổ chức có trách nhiệm tổ chức thực hiện pháp luật phải thực hiện theo đúng bổn phận của mình, tránh trường hợp trễ nải hoặc tiêu cực trong việc thực hiện nhiệm vụ.

Và giám sát, đánh giá cũng là công cụ để thu thập phản hồi nhằm điều chỉnh các quy định của văn bản quy phạm pháp luật.

Cơ chế kiểm soát việc tổ chức thực hiện pháp luật về trật tự, an tồn giao thơng đường bộ được xây dựng trên cơ sở cơ chế kiểm sốt trong. Đó là sự kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước với nhau.Cụ thể đó là sự giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, của Viện kiểm sát, của thanh tra nhà nước, thanh tra Bộ đối với cơng tác tổ chức thực hiện pháp luật. Hình thức giám sát được thực hiện thông qua giám sát tại các kỳ họp Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, qua việc chất vấn của đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp tại kỳ họp; qua hoạt động giám sát theo chuyên đề, hoạt động của đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, qua các đợt thanh tra của thanh tra nhà nước, thanh tra Bộ. Để thực hiện tốt công tác này cần tăng cường sự giám sát của đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, Ủy ban nhân các cấp, thanh tra Bộ về việc thực hiện pháp luật trong lĩnh vực đảm bảo trật tự, ATGTĐB trên địa bàn tỉnh, địa bàn huyện theo định kỳ.

Cơ chế giám sát quan trọng là giám sát ngồi do các tổ chức chính trị, xã hội và nhân dân thực hiện. Theo quy định của Hiến pháp, Luật Tiếp cận thông tin, Luật Công an nhân dân... các tổ chức chính trị, xã hội và người dân được quyền giám sát hoạt động của các cơ quan Nhà nước và của cán bộ, công chức. Để thực hiện tốt việc giám sát nhân dân phải nâng cao hiểu biết pháp luật về phạm vi, quyền hạn của mình trong việc giám sát đồng thời các cơ quan nhà nước, đặc biệt cảnh sát giao thơng cần có kênh thơng tin cơng khai kế hoạch, chương trình làm việc của mình để nhân dân theo dõi. Tăng cường sự giám sát của nhân dân thông qua các kênh thơng tin, kênh báo chí chính thống để phản ánh và xử lý kịp thời các sự việc tiêu cực xảy ra, đảm bảo pháp luật được thực thi đúng đắn, qua đó bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhân dân.

Để xây dựng cơ chế giám sát hữu hiệu việc tổ chức thực hiện pháp luật về trật tự, an tồn giao thơng đường bộ cần minh bạch hóa, cơng khai hoạt động tuần tra kiểm sốt, xử lí vi phạm để người dân được biết. Việc minh bạch, vừa tránh việc lạm quyền, sai thẩm quyền, tiêu cực vừa củng cố niềm tin cho nhân dân. Đồng thời thường xuyên tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm, cơng khai hố các hành vi vi phạm trong việc tổ chức thực thi pháp luật, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, thiết thực trong việc tuân thủ pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức và cộng đồng dân cư.

Bên cạnh đó tạo cơ chế chủ động cho các chủ thể trong cơng khai hố các chủ trương, chính sách, pháp luật mới ban hành cũng như các công cụ quản lý và các hành vi công vụ trong hoạt động cụ thể của các cơ quan nhà nước cho người dân dễ giám sát. Từ đó, tạo cơ chế thơng thống cho mọi cán bộ, cơng chức và nhân dân nắm bắt được tình hình thi hành pháp luật, phát hiện vi phạm và phản ánh kịp thời đến các cơ quan chức năng. Xây dựng cơ chế hữu hiệu bảo vệ những người khiếu nại, tố cáo, tơn vinh những người có trách nhiệm trong việc phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật của những chủ thể tổ chức thực hiện pháp luật về trật tự, an tồn giao thơng đường bộ. Đặc biệt, cơ quan chức năng

cần hướng dẫn công khai cách thức kiểm tra, giám sát với những trường hợp có tính phổ biến, để vừa đảm bảo cho người dân được kiểm tra, giám sát vừa khơng làm khó cảnh sát khi làm nhiệm vụ, đồng thời ngăn chặn được trường hợp lạm quyền, giả danh cảnh sát.

3.2.7. Xử lý nghiêm minh hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an tồn giao thơng đường bộ

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về an toàn giao thông đường bộ tại huyện phong điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 96 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)