Kết quả thực hiện pháp luật về hộ tịch trên địa bàn thị xã Phú Thọ, tỉnh

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về hộ tịch trên địa bàn thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ (Trang 44 - 60)

tỉnh Phú Thọ hiện nay

2.2.1. Thực hiện pháp luật về đăng ký hộ tịch trên địa bàn thị xã Phú Thọ

Công tác đăng ký hộ tịch đóng vai trị quan trọng trong đời sống xã hội, trong thời gian qua công tác hộ tịch trên địa bàn thị xã Phú Thọ luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp uỷ, chính quyền địa phương. Sau 06 năm triển khai và thực hiện Luật hộ tịch, công tác đăng ký hộ tịch trên địa bàn thị xã Phú Thọ đã thực sự đi vào nề nếp và đạt được những kết quả nhất định. Các việc đăng ký hộ tịch tại địa phương được thực hiện nhanh, gọn, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân; trình tự, thủ tục đăng ký hộ tịch về cơ bản đã thực hiện đảm bảo đúng theo quy định của pháp luật; các trường hợp sai sót khi đăng ký hộ tịch đều được các cơ quan, đơn vị phát hiện kịp thời, xử lý, giải quyết theo quy định pháp luật. Hơn nữa nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật nên trong những vừa qua năm qua tỉ lệ đăng ký hộ tịch quá hạn trên địa bàn thị xã Phú Thọ ngày càng giảm, các

hành vi vi phạm pháp luật hộ tịch cũng khơng cịn diễn ra phổ biến. Khi có các sự kiện hộ tịch phát sinh người dân đã nhanh chóng đến các cơ quan có thẩm quyền để được hướng dẫn, giải quyết; các giấy tờ hộ tịch đã được người dân lưu giữ, bảo quản tốt, khơng tự ý tẩy xóa, sửa chữa, làm rách nát, hư hỏng. Hệ thống sổ sách theo dõi công tác hộ tịch được lưu giữ, bảo quản và sử dụng đúng quy định, nội dung đăng ký hộ tịch được ghi chép đầy đủ, đúng nội dung. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong đăng ký và quản lý hộ tịch được thực hiện nghiêm túc, khoa học. Mức thu lệ phí đăng ký hộ tịch được niêm yết công khai tại trụ sở UBND cấp huyện, cấp xã, lệ phí đăng ký hộ tịch được thu đảm bảo theo đúng quy định tại Nghị quyết số 06/2020/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Thọ, các cơ quan đăng ký hộ tịch đã chấp hành tốt việc miễn lệ phí đăng ký hộ tịch đối với các đối tượng được miễn lệ phí theo quy định của pháp luật.

a. Xác nhận vào sổ hộ tịch các sự kiện hộ tịch Thứ nhất, đăng ký khai sinh:

- Đăng ký khai sinh (ĐKKS) là việc nhà nước ghi nhận sự ra đời, tồn tại của trẻ em và ghi vào sổ các thông tin hộ tịch cơ bản nhất bao gồm: họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh, dân tộc, quốc tịch, số định danh cá nhân…

Về quyền, trách nhiệm đăng ký khai sinh bao gồm cả quyền, trách nhiệm của người đi đăng ký khai sinh (người dân) và quyền, trách nhiệm của UBND thị xã, UBND cấp xã, công chức tư pháp - hộ tịch của Phòng Tư pháp và UBND cấp xã.

Theo quy định của Luật Hộ tịch năm 2014, “trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm ĐKKS cho con; trường hợp cha hoặc mẹ khơng thể ĐKKS cho con thì ơng hoặc bà hoặc người thân thích hoặc cá nhân, tổ chức đang ni dưỡng trẻ em có trách nhiệm ĐKKS”. UBND cấp huyện, cấp xã có trách nhiệm đơn đốc việc khai sinh, đảm bảo các sự kiện sinh phát sinh trên địa bàn đều được đăng ký kịp thời.

Thực hiện Chương trình hành động quốc gia của Việt Nam về đăng ký, thống kê hộ tịch giai đoạn 2017-2024; Triển khai thực hiện Đề án “Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc”, đến nay 09/09 xã, phường, đã khai thác, sử dụng Hệ thống đăng ký và

quản lý hộ tịch dùng chung của Bộ Tư pháp. Người dân có thể truy cập vào Cổng dịch

vụ cơng tỉnh Phú Thọ tại địa chỉ dichvucong.phutho.gov.vn để sử dụng các dịch vụ

công trực tuyến mức độ 3 thuộc lĩnh vực tư pháp như: đăng ký khai sinh; đăng ký khai tử; đăng ký kết hơn; trích lục đăng ký khai sinh. Việc triển khai, sử dụng bước đầu đã đạt được những kết quả tích cực, tạo mơi trường làm việc khoa học, hiệu quả, từng bước hiện đại hóa nền hành chính, đảm bảo kết nối, chia sẻ thông tin giữa các cơ quan đăng ký và quản lý hộ tịch, giữa Cơ sơ dữ liệu điện tử toàn quốc với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư theo quy định của Luật Hộ tịch và Luật Căn cước công dân.

Biểu đồ 2.1: Các trường hợp khai sinh từ năm 2016-2020

Nguồn tác giả tự phân tích số liệu dựa vào Báo cáo của Phòng Tư pháp thị xã Phú Thọ, Phú Thọ năm 2016 - 2020

Từ biểu thống kê số liệu đăng ký hộ tịch trên địa bàn thị xã Phú Thọ từ năm 2016 đến năm 2020 cho thấy tỷ lệ đăng ký quá hạn các sự kiện hộ tịch đã giảm dần, điều đó cho thấy đã có sự chuyển biến trong nhận thức của người dân về nghĩa vụ và quyền lợi đăng ký hộ tịch của cá nhân, cũng như đã thể hiện sự quan tâm chỉ đạo của chính quyền địa phương từ cấp thị đến cơ sở. Tỉ lệ đăng kí lại khai sinh có biến động tăng do hiện nay thị xã Phú Thọ đang triển khai cấp thẻ căn cước có gắn chíp cho cơng dân, rất nhiều trường hợp khơng cịn giấy khai sinh bản chính và Sổ hộ tịch khơng cịn lưu trữ được thì được đăng kí lại khai sinh.

0 200 400 600 800 1000 1200 1400

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Thứ hai, đăng ký kết hôn

Kết hôn cũng là sự kiện hộ tịch quan trọng trong cuộc đời mỗi cá nhân, kết hôn sẽ kéo theo các quyền và trách nhiệm về hơn nhân, gia đình. Đăng ký kết hơn, Giấy chứng nhận kết hôn là cơ sở pháp lý quan trọng để Nhà nước ghi nhận việc xác lập quan hệ vợ chồng và xác định thời điểm có hiệu lực của quan hệ hơn nhân, đồng thời là căn cứ để giải quyết quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng, cha, mẹ, con.

UBND cấp xã, UBND cấp huyện (đăng ký kết hơn có yếu tố nước ngồi) có thẩm quyền thực hiện việc đăng ký kết hôn. “Khi đăng ký kết hôn hai bên nam nữ phải có mặt tại trụ sở UBND, hai bên tự nguyện kết hơn thì ghi việc kết hơn ghi vào Sổ hộ tịch, hai bên nam, nữ cùng ký tên Giấy chứng nhận kết hôn và Sổ hộ tịch”. Giấy chứng nhận kết hơn có giá trị kể từ ngày được ghi Sổ hộ tịch và trao cho các bên. Thực tế cho thấy hoạt động đăng ký kết hôn trên địa bàn thị xã Phú Thọ khơng có nhiều biến động, chủ yếu đăng ký kết hơn lần đầu là nam nữ trên địa bàn tỉnh Phú Thọ kết hơn với nhau, số ít là các địa bàn khác.

Biểu đồ 2.2: Các trường hợp đăng ký kết hôn từ năm 2016-2020.

Nguồn tác giả tự phân tích số liệu dựa vào Báo cáo của Phòng Tư pháp

thị xã Phú Thọ, Phú Thọ năm 2016 - 2020 0 50 100 150 200 250 300 350 400 450 500

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Thứ ba, đăng ký khai tử

Khai tử là quyền nhân thân của mỗi cá nhân. Theo quy định tại Điều 33 Luật Hộ tịch 2014 thì “trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có người chết thì vợ, chồng, con, cha, mẹ hoặc người thân thích khác của người chết có trách nhiệm đi đăng ký khai tử; trường hợp người chết khơng có người thân thích thì đại diện cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm đi đăng ký khai tử; trường hợp không xác định được người có trách nhiệm đi đăng ký khai tử thì cơng chức hộ tịch thực hiện đăng ký khai tử”.

UBND cấp xã, cấp huyện nơi cư trú cuối cùng của người chết có trách nhiệm thực hiện việc đăng ký khai tử. Thực tế cho thấy tỉ lệ đăng ký khai tử quá hạn trên địa bàn thị xã Phú Thọ rất ít, đảm bảo đúng thời gian quy định 15 ngày do muốn thực hiện hoả táng hay các chế độ cho người chết đều cần đến giấy chứng tử. Điều đó cũng cho thấy ý thức cũng như thái độ coi trọng việc chấm dứt sự tồn tại của một con người của người dân đã được nâng cao.

Biểu đồ 2.3: Tỉ lệ đăng ký khai tử đúng hạn và quá hạn từ năm 2016-2020

Nguồn tác giả tự phân tích số liệu dựa vào Báo cáo của Phòng Tư pháp

thị xã Phú Thọ, Phú Thọ năm 2016 - 2020

Thứ tư, nhận cha mẹ con

Đăng ký việc cha mẹ nhận con là ghi vào sổ đăng kí hộ tịch để chính thức cơng nhận một người là cha hoặc một người là mẹ của người con trong trường hợp

93% 7%

mà vào thời điểm đăng kí khai sinh cho người con thì người đó chưa được khai là cha hoặc là mẹ của người con.

Để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của cha, mẹ, con, Luật hơn nhân và gia đình quy định cha mẹ có quyền nhận con nếu trước đây họ chưa được khai là cha hoặc mẹ của người con đó. Khi người khơng được khai là cha, mẹ của. người con tự nguyện nhận con thì phải có đơn xin nhận con, trong đơn phải có sự đồng ý của người đang nuôi dưỡng người con. Nếu người con đã từ chín tuổi trở lên thì phải có sự đồng ý của người con đó.

Pháp luật hiện hành có quy định cụ thể về xác định cha, mẹ, con; quy định về quyền nhận cha, mẹ, con; đối tượng, điều kiện, thẩm quyền nhận cha, mẹ, con. Tuy nhiên trong thực tế trong quá trình thực hiện pháp luật về hộ tịch có nhiều vướng mắc liên quan đến việc xác định cha, mẹ, con (tranh chấp thực tế về quan hệ cha, mẹ, con hoặc tranh chấp về nguyên tắc pháp luật). Trường hợp như vậy cần phân biệt rõ giữa việc đăng ký nhận cha mẹ con tại cơ quan đăng ký hộ tịch và xác định cha, mẹ, con tại Toà án, cụ thể: [ 5, tr.253].

Nhận cha, mẹ, con tại

cơ quan đăng ký hộ tịch Xác định cha, mẹ, con tại Toà án Thẩm quyền/ Điều kiện thực hiện - Xác định (nhận) cha, mẹ, con

theo quy định pháp luật về hộ tịch trong trường hợp khơng có tranh chấp

- Bên nhận và bên được nhận phải còn sống

- Trong trường hợp có tranh chấp (tranh chấp trong thực tế về quan hệ cha, mẹ, con hoặc tranh chấp về nguyên tắc pháp luật) hoặc một trong hai bên nhận và bên được nhận đã chết Người quyền yêu cầu

Một trong hai bên trong các mối quan hệ: cha – con, mẹ - con.

Một trong hai bên trong mối quan hệ cha - con, mẹ - con.

Người có quyền, nghĩa vụ liên quan Người thân thích của người có u cầu xác định cha, mẹ, con.

Cách thức thực hiện

Các bên phải trực tiếp thực hiện và đều phải có mặt.

Khơng thể uỷ quyền cho người khác thực hiện thay.

Có thể uỷ quyền cho người khác để thực hiện xác định cha, mẹ, con.

Ví dụ thực tế trường hợp công dân Nguyễn Thu Trang ở xã Hà Thạch, thị xã Phú Thọ. Chị Trang kết hôn tháng 6 năm 2016 với anh Trần Văn Hải, đến tháng 3 năm 2017 chị Trang ly hơn với anh Hải. Sau đó chị sinh con vào tháng 7 năm 2017. Nay chị muốn làm thủ tục đăng ký khai sinh cho con mà không muốn ghi tên anh Hải vào trong giấy khai sinh của con chị với lý do anh Hải không phải là bố để của con chị. Đây là trường hợp được xác định có tranh chấp tuy nhiên, khi họ có yêu cầu xác định cha, mẹ con thông qua thủ tục tố tụng tại Tồ thì tồ án lại từ chối giải quyết hoặc đình chỉ giải quyết do khơng có tranh chấp.

Thứ năm, đăng ký giám hộ, giám sát giám hộ.

Giám hộ là việc cá nhân, tổ chức (người giám hộ) được pháp luật quy định hoặc được cử để thực hiện việc chăm sóc và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự (người được giám hộ).

UBND cấp xã nơi cư trú của người được giám hộ hoặc người giám hộ thực

hiện đăng ký giám hộ. Trường hợp người giám hộ là tổ chức thì thẩm quyền đăng ký giám hộ thuộc Ủy ban nhân dân xã nơi cư trú của người được giám hộ hoặc nơi

có trụ sở của tổ chức đảm nhiệm việc giám hộ. UBND cấp huyện nơi cư trú của

người được giám hộ hoặc người giám hộ thực hiện đăng ký giám hộ giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài cùng cư trú tại Việt Nam. UBND cấp nào thực hiện đăng ký giám hộ thì có thẩm quyền thực hiện đăng ký chấm dứt giám hộ. Công tác đăng ký giám hộ trên địa bàn thị xã Phú Thọ tuy không nhiều nhưng luôn đảm bảo đúng thời gian, trình tự thủ tục theo quy định và không để xảy ra tranh chấp, khiếu nại, tố cáo.

Thứ sáu, các việc hộ tịch khác

Bảng 2.3: Thống kê kết quả các việc hộ tịch khác từ năm 2016 - 2020 Năm Đăng giám hộ Đăng nhận cha, mẹ, con Thay đổi hộ tịch Cải chính hộ tịch Bổ sung hộ tịch Xác định lại dân tộc Cấp giấy xác nhận tình trạng hơn nhân Đăng nhận nuôi con nuôi 2016 0 6 34 77 6 5 821 2 2017 1 6 15 130 6 5 1009 1 2018 1 2 10 149 6 6 1140 1 2019 0 5 5 219 5 2 1617 0 2020 0 1 15 165 16 0 1530 0 (Nguồn Phòng Tư pháp thị xã Phú Thọ, Phú Thọ)

Các việc hộ tịch khác trên địa bàn thị xã Phú Thọ cũng đảm bảo thực hiện tốt cơng tác đơn giản hóa về thủ tục giấy tờ trong đăng ký hộ tịch. Các thủ tục, biểu mẫu hộ tịch, thời hạn và lệ phí giải quyết được UBND thị xã, UBND các xã, phường trên địa bàn thị xã niêm yết công khai, minh bạch, rõ ràng tại địa điểm tiếp công dân của Bộ phận một cửa tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong việc đăng ký hộ tịch.

b. Ghi vào sổ hộ tịch việc thay đổi hộ tịch của cá nhân theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Việc ghi vào sổ các thay đổi hộ tịch khác nhằm giúp cơ quan đăng ký hộ tịch có thể theo dõi, quản lý được sự thay đổi về tình trạng nhân thân của cá nhân, đồng thời cũng là căn cứ để cơ quan đăng ký hộ tịch tra cứu, xác nhận chính xác về tình trạng nhân thân của cá nhân.

Trên địa bàn thị xã Phú Thọ đã xuất hiện trường hợp cá nhân tuy đã ly hôn, nhưng do không lưu giữ được bản án hoặc quyết định ly hôn và do không thực hiện

thủ tục ghi chú việc ly hôn tại cơ quan đăng ký hộ tịch nên dẫn đến khó khăn trong việc cấp giấy xác nhận tình trạng hơn nhân để kết hơn mới.

Trong giai đoạn chuyển tiếp, khi chưa xây dựng xong cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc và cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, thì việc Tồ án và các cơ quan có thẩm quyền khác thường xuyên, kịp thời thông báo cho cơ quan đăng ký hộ tịch về những bản án, quyết định hành chính làm thay đổi tình trạng hộ tịch của cá nhân là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên công tác phối hợp giữa các cơ quan trên địa bàn thị xã Phú Thọ chưa được bảo đảm kịp thời, làm kéo dài thời gian xác minh thông tin của công dân.

Những thay đổi hộ tịch bao gồm thay đổi do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam giải quyết và những thay đổi hộ tịch của công dân Viẹt Nam do cơ quan có thẩm quyền nước ngồi giải quyết đều phải ghi vào Sổ hộ tịch. Một lưu ý khi ghi vào sổ hộ tịch, phải ghi theo đúng nội dung của giấy tờ hộ tịch, hồ sơ của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngồi; những nội

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về hộ tịch trên địa bàn thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ (Trang 44 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)