Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng diễn ra từ ngày 25/01/2021 đến ngày 01/02/2021 đã khẳng định tiếp tục đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, cơng nghiệp hố, hiện đại hố; xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững mơi trường hồ bình, ổn định; phấn đấu đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Việc xác định quan điểm và những giải pháp cụ thể nhằm hiện thực hóa việc thực hiện pháp luật về hộ tịch đáp ứng yêu cầu thực tiễn của cơng cuộc đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hoá phải được đặt trên nền tảng hệ thống quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về tư duy đổi mới và phát triển trong giai đoạn hiện nay, cụ thể:
- Phải thể chế hóa được chủ trương, đường lối của Đảng về cải cách hành chính, nhất là cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực hộ tịch theo hướng đơn giản, minh bạch, tạo ra sự kết nối với các lĩnh vực khác liên quan đến cơng dân, tiết kiệm chi phí cho người dân và Nhà nước.
- Phải bảo đảm phù hợp với các quy định có liên quan của Hiến pháp năm 2013, sự đồng bộ, thống nhất với các luật liên quan (như Luật Quốc tịch, Luật Nuôi con nuôi, Bộ Luật Dân sự, Luật Hơn nhân và gia đình, Luật Căn cước cơng dân...)
- Tăng cường vai trò quản lý nhà nước về hộ tịch của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện, trên cơ sở phân cấp hợp lý thẩm quyền đăng ký hộ tịch cho cấp huyện và cấp xã; đề cao trách nhiệm, từng bước tăng cường tính chuyên nghiệp của đội ngũ công chức làm công tác hộ tịch ở cấp huyện, cấp xã, tạo sự chuyển biến về chất trong công tác đăng ký và quản lý hộ tịch.
Do vậy, thực hiện pháp luật về hộ tịch cần phải được thực hiện triệt để, nghiêm túc và trên cơ sở những quan điểm dưới đây:
3.1.1. Thực hiện pháp luật về hộ tịch phải bảo đảm quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân
Trong chế độ chính trị XHCN, mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân là mối quan hệ giữa các chủ thể thống nhất về mục tiêu và lợi ích, mọi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật và hoạt động của nhà nước đều vì lợi ích của nhân dân, lấy hạnh phúc của nhân dân làm mục tiêu phấn đấu. Dân chủ là bản chất của chế độ XHCN, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc xây dựng CNXH; xây dựng nền dân chủ XHCN, bảo đảm quyền lực thực sự thuộc về nhân dân là một nhiệm vụ trọng yếu, lâu dài của các mạng Việt Nam.
Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII (1-1994), lần đầu tiên, Đảng ta đã chính thức sử dụng thuật ngữ “Nhà nước pháp quyền Việt Nam”: Xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Trải qua quá trình hình thành và phát triển Đảng ta ln coi trọng đổi mới hệ thống chính trị mà trọng tâm là xây dựng, hồn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN. Thực tiễn qua 35 năm đổi mới, tư duy lý luận của Đảng về xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN ngày càng đầy đủ và phát triển hơn, tạo cơ sở vững chắc cho việc xây dựng một nhà nước trong sạch, vững mạnh, đáp ứng được yêu cầu phát triển đất nước trên con đường đi lên CNXH. Báo cáo Chính trị tại Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ XII của Đảng đã khẳng định: “Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân do Đảng lãnh đạo là nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới hệ thống chính trị”; Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII nhấn mạnh: “Hoàn thiện đồng bộ hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách nhằm phát huy mạnh mẽ dân chủ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ của nhân dân; đồng thời xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong sạch, vững mạnh; cải cách tư pháp, tăng cường pháp chế, bảo đảm kỷ cương xã hội”. [2, tr.73]. Nhà nước ta chủ trương không ngừng phát huy dân chủ, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thực sự của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân trên cơ sở liên minh giữa cơng nhân, nơng dân và trí thức do Đảng Cộng
sản Việt Nam lãnh đạo. Nhà nước đại diện cho quyền làm chủ của nhân dân, đồng thời là người tổ chức thực hiện đường lối của Đảng; có cơ chế để nhân dân thực hiện quyền làm chủ trực tiếp và dân chủ đại diện trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, tham gia quản lý xã hội.
Một trong những đặc trưng, thuộc tính cơ bản của Nhà nước pháp quyền là sự thượng tơn pháp luật, và pháp luật đó có mục tiêu bảo vệ quyền và lợi ích của con người. Trong Nhà nước pháp quyền, giữa Nhà nước và cá nhân có mối quan hệ gắn bó tương hỗ. Nhà nước có nghĩa vụ bảo đảm các quyền và tự do của cá nhân, đồng thời cá nhân phải thực hiện nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước, với xã hội và với các cá nhân khác. Cá nhân và những quyền nhân thân của họ là những đối tượng thiêng liêng, bất khả xâm phạm và phải được bảo vệ trước mọi xâm hại. Quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng như: Hệ thống pháp luật Việt Nam đã khơng ngừng được hồn thiện cho phù hợp với tình hình mới, tạo cơ sở cho việc quản lý xã hội bằng pháp luật, bảo đảm phát huy dân chủ, thực hiện bảo vệ quyền con người. Tổ chức thực hiện pháp luật đã có tiến bộ về cơ bản bảo đảm pháp luật được thực thi đầy đủ, nghiêm minh trong tổ chức, hoạt động của nhà nước và đời sống xã hội. Việc hoàn thiện khung pháp lý về quyền con người, quyền công dân thông qua việc ban hành, sửa đổi, bổ sung các Bộ Luật, Luật như: Bộ luật Dân sự 2015, Luật Hộ tịch 2014, Luật tiếp cận thông tin 2016...đã phản ánh đúng bản chất của chế độ ta, đó là xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân.
Yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế địi hỏi việc thực hiện pháp luật nói chung và pháp luật về hộ tịch nói riêng phải được tăng cường thường xuyên, liên tục và ở tầm cao hơn, cần thiết phải được tiến hành toàn diện đối với mọi đối tượng trong xã hội nhằm xây dựng mơi trường trong đó mọi người đều hiểu biết và tôn trọng, thực hiện đúng quy định của pháp luật về hộ tịch.
3.1.2. Thực hiện pháp luật về hộ tịch phải bảo đảm phù hợp với các quy định pháp luật có liên quan
Hộ tịch là những sự kiện cơ bản xác định tình trạng nhân thân của một người từ khi sinh ra đến khi chết. Thực hiện pháp luật về hộ tịch được thực hiện bởi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và mọi người dân. Thực hiện pháp luật về hộ tịch có mối liên hệ mật thiết với quản lý nhà nước thuộc các ngành, các lĩnh vực khác nhau như: quản lý CMND, quản lý dân số kế hoạch hóa gia đình, các văn bằng, chứng chỉ, hồ sơ cán bộ công chức và bảo hiểm xã hội... Thực hiện pháp luật về hộ tịch có liên quan đến các nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau được quy định ở Hiến pháp năm 2013, Bộ Luật Dân sự, Luật Dân số, Luật hôn nhân và gia đình, Luật Ni con ni, Luật Quốc tịch. Các văn bản quy phạm pháp luật này điều chỉnh các quan hệ xã hội ở các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội nhưng có liên hệ mật thiết với thực hiện pháp luật về hộ tịch. Là hành lang pháp lý quy định cụ thể các trường hợp trong quản lý và đăng ký hộ tịch; xác định rõ quyền và nghĩa vụ của mọi công dân, trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước trong thực hiện pháp luật về hộ tịch, hành lang này thông suốt, đồng bộ thì chất lượng cơng tác hộ tịch được nâng cao. Chẳng hạn như việc đăng ký hộ tịch đã tạo cơ sở pháp lý bảo đảm một số quyền nhân thân cơ bản của cá nhân (như quyền đối với họ tên, quyền thay đổi họ tên, quyền xác định lại dân tộc, quyền khai sinh)... đã được ghi nhận trong Bộ luật Dân sự. Luật Hộ tịch có quan hệ mật thiết với Luật hơn nhân gia đình, nếu như Luật Hơn nhân và gia đình quy định về các quyền, nghĩa vụ về hôn nhân và gia đình: kết hơn, nhận cha, mẹ, con... thì Luật Hộ tịch quy định thủ tục đăng ký hộ tịch nhằm đảm bảo, tôn trọng các quyền và nghĩa vụ đó
Luật Hộ tịch năm 2014 tạo cơ sở pháp lý để người dân được công nhận các quyền con người, quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân và để Nhà nước bảo hộ các quyền, lợi ích hợp pháp của họ, có biện pháp quản lý dân cư một cách khoa học, phục vụ thiết thực cho việc xây dựng, hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của đất nước.
3.1.3. Thực hiện pháp luật về hộ tịch phải đề cao quyền con người, quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân
Con người là nguồn cội, người dân là chủ nhân của đất nước. Đó ln là chân lý của mọi quốc gia, dân tộc. Quyền con người là giá trị chung của các quốc gia, dân tộc. Giá trị đó đã sớm được cộng đồng quốc tế ghi nhận, năm 1948 Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua Tuyên ngôn Quốc tế nhân quyền khẳng định: “Tất cả mọi người sinh ra đều được tự do và bình đẳng về nhân phẩm và quyền” và mọi người đều có “Mọi người đều có quyền sống, tự do và an toàn cá nhân....”
Ở Việt Nam, các nguyên tắc và giá trị về quyền con người, về tự do, dân chủ đã được quy định và thể hiện trong quan điểm, đường lối của Đảng. Từ năm 1930 khi Đảng ta mới thành lập trong đường lối cách mạng do Đảng xây dựng đã thấm đượm tinh thần dân tộc, tính nhân văn trong đó độc lập, tự do là tư tưởng cốt lõi. Trong thời kì đổi mới, đường lối chỉ đạo của Đảng về quyền con người có nhiều bước phát triển mới. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội đề ra mục tiêu: “xây dựng xã hội do nhân dân lao động làm chủ; con người được giải phóng khỏi ách áp bức, bóc lột, bất cơng”. Các văn kiện của Đảng: Chỉ thị số 41/2004/CT-TTg, ngày 2/12/2004, của Thủ tướng Chính phủ; Chỉ thị 44- CT/ ngày 20/7/2010 về cơng tác nhân quyền trong tình hình mới; Đại hội XIII của Đảng xác định: “Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng quy trình lập pháp, tập trung xây dựng, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân”.
Vấn đề nhân quyền trong pháp luật Việt Nam, có thể nói ngay trong bản Hiến pháp năm 1946 - trước khi Tuyên ngôn Nhân quyền quốc tế được thông qua năm 1948 cho đến các bản Hiến pháp sau này, từ Hiến pháp năm 1959, 1980, 1992 thể hiện rõ nét hơn các nguyên tắc và giá trị phổ quát về quyền con người được cộng đồng quốc tế thừa nhận. Việt Nam được bầu làm ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc (nhiệm kỳ 2008 - 2009) và thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (nhiệm kỳ 2014 - 2016). Đó là sự ghi nhận và đánh giá cao của quốc tế đối với Việt Nam trong việc bảo đảm, thực thi quyền con người.
Đặc biệt Hiến pháp 2013 tiếp tục ghi nhận, đồng thời chỉ rõ: “Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển tồn diện”. Các quyền con người, quyền cơng dân trong nhóm quyền kinh tế, văn hoá, xã hội đã được cụ thể hoá trong các đạo luật thuộc các lĩnh vực kinh tế, văn hố, xã hội. Tính từ năm 2014 đến nay Quốc hội đã sửa đổi, bổ sung, ban hành hơn 120 văn bản Luật, pháp lệnh liên quan đến việc bảo đảm quyền con người, quyền công dân phù hợp với Hiến pháp 2013. Luật Hộ tịch năm 2014 đã được ban hành kịp thời nhằm thể chế hoá Hiến pháp năm 2013, đây là đạo luật quan trọng liên quan việc đảm bảo ghi nhận và quy định cụ thể cơ chế tổ chức thực hiện, bảo vệ tốt hơn nữa các quyền con người trong lĩnh vực hộ tịch.
Theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 2 của Luật Hộ tịch năm 2014: “1. Hộ tịch là những sự kiện được quy định tại Điều 3 của Luật này, xác định tình trạng nhân thân của cá nhân từ khi sinh ra đến khi chết.
2. Đăng ký hộ tịch là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận hoặc ghi vào Sổ hộ tịch các sự kiện hộ tịch của cá nhân, tạo cơ sở pháp lý để Nhà nước bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, thực hiện quản lý về dân cư.”.
Như vậy, Luật Hộ tịch năm 2014 đã ấn định nội hàm pháp lý đối với thuật ngữ “hộ tịch” chính là các sự kiện cơ bản của mỗi cá nhân con người từ khi sinh ra cho đến khi chết đi, các sự kiện cơ bản này cho phép xác định tình trạng nhân thân với các quyền và nghĩa vụ tương ứng với sự kiện hộ tịch cụ thể. Điều 3 Luật Hộ tịch năm 2014 cũng quy định các sự kiện hộ tịch chủ yếu là: Khai sinh; Kết hôn; Giám hộ; Nhận cha, mẹ, con; Thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, bổ sung thông tin hộ tịch; Khai tử; Nuôi con nuôi. Việc quy định cụ thể các vấn đề liên quan đến thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết các sự kiện hộ tịch trong Luật Hộ tịch năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành để thể hiện việc bảo đảm quyền con người, quyền công dân theo Hiến pháp năm 2013.
Luật Hộ tịch năm 2014, Chương trình hành động quốc gia về đăng ký thống kê hộ tịch giai đoạn 2017-2024, tuyên bố khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đã tạo nên ba mũi giáp công đột phá mạnh mẽ trong lĩnh vực hộ tịch khẳng định quyền và nghĩa vụ cơ bản của mỗi công dân, là nền tảng pháp lý để mỗi người dân thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước. Đồng thời xây dựng nên một nền hành chính cơng khai, khoa học tạo điều kiện cho mọi người dân thực thi, quyết định quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Thực hiện pháp luật về hộ tịch tạo cho mọi cơng dân được bình đẳng được hưởng dịch vụ tốt nhất khi đăng ký hộ tịch, nhằm xây dựng trên cơ sở một nền hành chính phục vụ vì dân, loại bỏ những tiêu cực, hách dịch cửa quyền của một nền hành chính cơng lỗi thời, lạc hậu.