2.6.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
Luận văn thạc sĩ của Trịnh Văn Thuyết trường ĐH SPKT Tp. Hồ Chí Minh (2013) [12] đã tiến hành nghiên cứu xây dựng quy trình kiểm tra mối hàn giáp mối
16
ống sử dụng phương pháp PA tại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu đã bước đầu đề xuất và đưa vào ứng dụng một quy trình kiểm tra mối hàn ống giáp mối ống bằng kỹ thuật PA ở các lĩnh vực chế tạo cơ khí, dầu khí, xây dựng, đóng tàu,… tại Việt Nam.
Luận văn thạc sĩ của Lê Duy Tuấn trường ĐH SPKT Tp. Hồ Chí Minh (2013) [13] đã đề xuất thiết kế, chế tạo một thiết bị phát hiện khuyết tật và ăn mòn đường ống nhỏ (< 1 inch) sử dụng kỹ thuật PA.
Luận văn thạc sĩ của Trương Đình Sĩ trường ĐH SPKT Tp. Hồ Chí Minh (2014) [14] đã nghiên cứu phát triển thiết bị tự hành mang thiết bị kiểm tra và đánh giá chất lượng đường ống ngầm sử dụng kỹ thuật siêu âm.
Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Văn Tràng trường ĐH SPKT Tp. Hồ Chí Minh (2013) [15] đã nghiên cứu, thiết kế và chế tạo thử nghiệm thiết bị tự hành kiểm tra đánh giá chất lượng ống nhỏ bằng siêu âm tổ hợp pha.
Nghiên cứu áp dụng công nghệ PA để lập bản đồ ăn mòn cho các thiết bị trong ngành cơng nghiệp dầu khí là một nghiên cứu ứng dụng của Nguyễn Thị Lê Hiền và cơng sự [16] tại viện dầu khí Việt Nam. Bước đầu đã lập được bản đồ ăn mòn cho một phần thiết bị hoặc đường ống để theo dõi và đánh giá q trình ăn mịn kim loại theo thời gian, nhằm tối ưu hóa trong quản lý bảo trì, bảo dưỡng thiết bị.