Chất lượng nước và hơi của lò

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hệ thống phát điện tận dụng nhiệt thừa tại nhà máy xi măng (Trang 25 - 28)

2.6.1. Mục đích của việc xử lý nước

Sự làm việc chắc chắn và ổn định của nồi hơi phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng nước cấp cho lò để sinh hơi.

Trong các nhà máy điện, nước cung cấp cho nồi hơi chủ yếu là nước do hơi ngưng tụ từ bình ngưng về. Tuy nhiên, trong q trình làm việc của nhà máy điện ln ln có tổn thất hơi và nước ngưng. Về mặt lí thuyết, chu trình nhiệt của nhà máy nhiệt điện là một chu trình kín, lượng mơi chất làm việc trong chu trình là khơng đổi. Trên thực tế thì có một lượng nước bị thải ra khỏi lị do xả đáy lò, một lượng dùng cho sinh hoạt trong nhà máy; một lượng hơi hơi thoát ra do xả van an toàn hoặc để thổi bụi hoặc để sấy dầu; một lượng bì rị rỉ qua các khe hở của các chỗ nối, khe hở do van bị rị hoặc dùng vào các mục đích khác mà khơng được thu hồi nước ngưng. Khi đó, lượng nước ngưng từ bình ngưng trở về sẽ nhỏ hơn lượng nước cấp cấp cho lị, do đó cần có một lượng nước bổ sung cho lò để bù lại các tổn thất đó, lượng nước này được lấy từ ao, hồ gọi là nước thiên nhiên.

Trong nước thiên nhiên có hịa tan những tạp chất, mà đặc biệt là các loại muối canxi và magiê và một số muối cứng khác. Trong q trình làm việc của lị, khi nước sôi và bốc hơi, các muối này sẽ tách ra ở pha cứng dưới dạng bùn hoặc cáu tinh thể bám vào vách ống của nồi hơi. Các cáu và bùn này có hệ số dẫn nhiệt rất thấp, thấp hơn so với kim loại hàng trăm lần, do đó khi bám vào vách ống sẽ làm giảm khả năng truyền nhiệt từ khói đến mỗi chất trong ống, làm cho mơi chất nhận nhiệt ít hơn và tổn thất nhiệt do khói thải tăng lên, hiệu suất của lị giảm xuống, lượng tiêu hao nhiên liệu của lò tăng lên.

2.6.2. Các phương pháp xử lý nước cho lò

Xử lý nước trước khi đưa vào lò

Xử lý nước là loại bỏ các tạp chất cơ học ra khỏi nước và làm giảm đến mức nhỏ nhất độ cứng của nước, gồm hai bước: xử lí cơ học và xử lí độ cứng. Nhiệm vụ của phương pháp này là khử đến mức tối thiểu những vật chất tan hoặc không tan ở trong nước, có khả năng sinh cáu trong lò trước khi đưa nước vào lò. Tùy thuộc vào chất lượng nước thiên nhiên và yêu cầu của lò người ta dùng các biện pháp khác nhau.

- Xử lý cơ học: Xử lí nước cơ học là dùng các bể lắng và các bình lọc cơ khí để tách các tạp chất lơ lửng trong nước ra khỏi nước. Tuy nhiên xử lí cơ học chỉ loại bỏ được các tạp chất cơ khí ra khỏi nước.

- Xử lý độ cứng: Xử lí độ cứng là làm giảm đến mức nhỏ nhất nồng độ các tạp chất có thể tạo thành cáu hịa tan trong nước. Độ cứng chỉ có thể được khử bằng hóa chất hoặc bằng trao đổi ion anion.

Xử lý nước bên trong lò

Phương pháp xử lý nước bên trong lò dựa trên hai nguyên tắc sau:

- Dùng phương pháp nhiệt để phân hủy nhiệt đối với một số vật chất hòa tan, tạo ra những vật chất khó tan, tách ra pha cứng dưới dạng bùn và cũng được xả ra khỏi lò nhờ biện pháp xả lò.

- Dùng những chất chống đóng cáu đưa vào lị để làm cho các tạp chất khi tách ra pha cứng thì pha cứng đó sẽ ở dạng bùn và dùng biện pháp xả lị để xả ra khỏi lị, do đó nước khơng cịn khả năng đóng cáu trong lị nữa. Các chất thường dùng chống đóng cáu cho lị có thể là:

 Dùng hóa chất như: NaOH, Na2CO3, Na3PO4.12H2O gọi là phương pháp phốt phát hóa nước lị.

 Dùng những chất có thể lơ lửng trong nước để tạo thành các trung tâm tinh thể hóa, do đó hạn chế được q trình tinh thể hóa của pha cứng trên bề mặt kim loại.

 Dùng những chất khi đưa vào lò sẽ tạo thành một lớp màng mỏng bao phủ bề mặt kim loại, hạn chế q trình tinh thể hóa trên bề mặt kim loại.

Chương 3 PHÂN TÍCH NHÀ MÁY XI MĂNG

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hệ thống phát điện tận dụng nhiệt thừa tại nhà máy xi măng (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)