2.1 Những vấn đề chung về công bố thông tin tự nguyện
2.1.3. Phân loại thông tin tự nguyện
Thông tin tự nguyện là những thông tin không bắt buộc phải công bố theo quy định của pháp luật, của sàn chứng khoán hoặc các tổ chức hành nghề… Nội dung của nó rất đa dạng và phong phú. Jeewantha (2015) kết luận rằng không có một phương pháp tiêu chuẩn để phân loại thơng tin tự nguyện bởi vì tính linh động và đa dạng của việc lý giải thông tin tự nguyện. Marston và shrives (1991) chỉ ra rằng mặc dù có rất nhiều nghiên cứu được thực hiện, song khơng có một cơ sở vững chắc nào để phân loại và lựa chọn các khoản mục nhằm đo lường mức độ công bố thông tin tự nguyện.
Tuy vậy, việc phân loại thông tin tự nguyện vẫn thường được các nhà nghiên cứu thực hiện nhằm phục vụ cho mục đích nghiên cứu khoa học. Mỗi nhóm thơng tin tự nguyện có những nội dung, tính chất, đặc điểm khác nhau, do vậy mức độ, chất lượng CBTT của từng nhóm thơng tin cũng có thể khác nhau và vì vậy việc CBTT của từng nhóm thơng tin có thể có tác động khác nhau đến giá trị doanh nghiệp. Ví dụ như nghiên cứu của Binh, Ta Quang (2014) đã chỉ ra rằng chỉ có
thơng tin chung về doanh nghiệp là có mối quan hệ nghịch chiều đáng kể với chi phí vốn bình qn, cịn lại tất cả các loại thơng tin khác đều khơng có mối quan hệ đáng kể với chi phí vốn bình qn của doanh nghiệp.
Để phục vụ cho mục đích nghiên cứu, các học giả thường phân loại thông tin tự nguyện được công bố như sau:
2.4.3.1 Theo nội dung của thông tin
Căn cứ theo nội dung của thông tin, thông tin tự nguyện có thể được chia thành những nhóm thơng tin chính gồm: Thơng tin chung về doanh nghiệp và chiến lược; Thơng tin mang tính tương lai; Thơng tin về phát triển bền vững; Thông tin về thị trường vốn và tài chính; Thơng tin về quản trị doanh nghiệp. Cách phân loại này cũng được sử dụng thường xuyên trong các nghiên cứu trước (Barako và các cộng sự, 2006; Haniffa và Cooke, 2002).
Cụ thể nội dung của các nhóm thơng tin đó như sau:
+ Thông tin về doanh nghiệp và chiến lược: là những thông tin liên quan đến bối cảnh doanh nghiệp, thị trường và sự cạnh tranh, thực trạng kinh tế và chính trị có thể ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Chiến lược ảnh hưởng đến rất nhiều khía cạnh của một doanh nghiệp và cả đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp (Besanko và cộng sự, 2004) do đó thơng tin chiến lược là rất quan trọng đối với các bên liên quan của doanh nghiệp (Ho và Wong, 2004)). Thơng tin đó cần thiết để các bên liên quan hiểu được các cơ hội cũng như rủi ro khi đầu tư vào doanh nghiệp.
+ Thơng tin về tài chính và thị trường vốn: là những thơng tin quá khứ được trình bày trên báo cáo tài chính hoặc tính tốn từ thơng tin trên báo cáo tài chính như các chỉ số tài chính, đánh giá về kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, cũng như xu hướng về giá trị vốn hóa, giá và số lượng cổ phần giao dịch trên thị trường. Các thông tin định lượng này cung cấp sự hiểu biết chung về các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh hiện tại và có thể là thơng tin phù hợp để ra quyết định. OECD (2001) đã khẳng định rằng đây là thông tin nền tảng cần thiết đối với nhà đầu tư.
+ Thông tin về quản trị doanh nghiệp: là những thông tin thể hiện cấu trúc tổ chức và chất lượng hệ thống quản trị công ty. Theo hướng dẫn thực hành tốt CBTT quản trị doanh nghiệp do UNCTAD (2006) đưa ra, những nhóm thơng tin phi tài chính về quản trị doanh nghiệp mà các doanh nghiệp nên công bố gồm: các mục
tiêu của công ty; cấu trúc sở hữu và các quyền của cổ đông; thay đổi trong quyền kiểm soát và các giao dịch liên quan tới các tài sản quan trọng; cấu trúc quản trị và các chính sách quản trị; các thành viên của Hội đồng quản trị và các giám đốc điều hành chủ chốt; các vấn đề trọng yếu về các bên liên quan, môi trường và xã hội; các yếu tố rủi ro trọng yếu; sự độc lập của kiểm toán độc lập, chức năng kiểm toán nội bộ. Thông tư 155/2015/TT-BTC quy định tương đối đầy đủ về việc CBTT quản trị công ty của các tổ chức niêm yết trên TTCK Việt Nam. Cụ thể là các tổ chức niêm yết sẽ phải công bố thông tin về tình hình quản trị cơng ty định kỳ 6 tháng và năm. Nội dung báo cáo tình hình quản trị cơng ty được quy định cụ thể tại phụ lục 06 của thông tư này.
+ Thơng tin mang tính tương lai: là những thơng tin giúp nhà đầu tư đánh giá được khả năng hoạt động trong tương lai của doanh nghiệp. Chương 2B chuẩn luật số 15 của Bộ chuẩn luật Mỹ (US Code) dành một điều để quy định về thơng tin này. Theo đó các tuyên bố mang tính tương lai gồm các tuyên bố có nội dung liên quan: (A) dự báo về doanh thu, thu nhập, KQKD, chi phí vốn hố, cổ tức, cấu trúc vốn và các khoản mục tài chính khác; (B) các kế hoạch và mục tiêu kinh doanh của nhà quản lý; (C) kết quả kinh tế trong tương lai, kể cả những thông tin như vậy được trình bày trong phần thảo luận và phân tích tình hình tài chính hoặc kết quả hoạt động kinh doanh theo quy định pháp lý; (D) các giả định liên quan đến các thông tin trong mục (A), (B), hoặc (C); (E) bất kỳ báo cáo nào do tổ chức đánh giá ngoài phát hành, đánh giá về các tuyên bố mang tính tương lai của đơn vị; (F) dự báo hoặc ước tính về các mục khác có thể được quy định bởi pháp luật. Ngoài những thông tin trên, tài liệu hướng dẫn của PWC (2007) còn bổ xung một số loại thông tin khác như: các nguồn lực đầu vào giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu kinh doanh và cách thức những nguồn lực này được quản lý; những rủi ro và sự khơng chắc chắn có thể ảnh hưởng tới giá trị dài hạn của công ty; dữ liệu về các xu hướng trong tương lai và các yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến tương lai của doanh nghiệp;…
+ Thông tin về phát triển bền vững: gồm các thông tin về hoạt động từ thiện, các ảnh hưởng về kinh tế, môi trường và xã hội tạo ra bởi và ảnh hưởng đến hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp. Tổ chức GRI là một trong những tổ chức quốc tế tiên phong trong việc xây dựng các chuẩn mực hướng dẫn việc CBTT phát triển bền vững. Hệ thống chuẩn mực ban hành bởi GRI (2016) gồm gần 40 chuẩn mực và hiện tại vẫn đang tiếp tục được cập nhật. Hệ thống này gồm 3 nhóm chuẩn mực: các chuẩn mực chung, các chuẩn mực cho từng lĩnh vực và các chuẩn mực theo chủ đề. Theo bộ chuẩn mực GRI, những thông tin về PTBV mà doanh nghiệp nên cân nhắc công bố rất đa dạng như: thông tin về hiệu quả kinh tế, sự hiện diện thị trường, tác động kinh tế gián tiếp, thông lệ mua sắm, chống tham nhũng, vật liệu, năng lượng, nước, đa dạng sinh học, phát thải, việc làm, an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp, giáo dục và đào tạo, đa dạng và cơ hội bình đẳng,…
2.1.3.2 Thơng tin định lượng, định tính
Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu trước sử dụng cách phân loại này như nghiên cứu của Wiseman (1980), Clarkson và cộng sự (2008), song các nghiên cứu thường không định nghĩa hai loại thông tin này bởi thuật ngữ định tính và định lượng là những thuật ngữ phổ biến, được hiểu tương đối thống nhất trong những hồn cảnh khác nhau. Một số ít nghiên cứu nêu định nghĩa về thơng tin định tính và thơng tin định lượng là nghiên cứu của Chou và Chang (2018). Theo họ, thông tin định lượng trên BCTN là thông tin dưới dạng dữ liệu cấu trúc như chỉ số tài chính, giá, và các khoản mục kế tốn. Trái lại thông tin định lượng là thông tin dưới dạng dữ liệu phi cấu trúc như mơ tả về bối cảnh. Như vậy, có thể hiểu, thơng tin định lượng là những thông tin được thể hiện dưới dạng số liệu, ví dụ như: “Theo số liệu mới nhất của Euromonitor đến hết năm 2019, mức tiêu thụ sữa bình quân theo đầu người tại Việt Nam đạt 21,8kg, thấp hơn 18% so với mức 26,7kg của một số quốc gia lân cận trong khu vực Châu Á.”3. Thơng tin định tính là những thơng tin mang tính chất mơ tả, khơng có dữ liệu đi kèm, ví dụ như: “Các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên, hỗ trợ hệ tiêu hóa, bao bì tiện lợi như sữa tươi 100%, sữa tươi Organic, sữa chua,
sữa bột pha sẵn v.v. tiếp tục tăng trưởng khi người tiêu dùng ngày càng nhận thức tốt hơn về những lợi ích sức khỏe do các sản phẩm này mang lại”4.
Thông tin định lượng hay cịn được hiểu là thơng tin cứng là những thông tin dễ dàng lưu trữ, xử lý, so sánh và mang tính chủ quan hơn so với thơng tin định tính (Petersen, 2004; Chou và Chang, 2018).
2.1.3.3 Thông tin tốt, xấu, trung lập
Khi một thông tin được công bố bởi doanh nghiệp, thơng tin đó có thể truyền tải tín tiệu tích cực, hoặc tiêu cực, hoặc trung lập tới người sử dụng thông tin. Căn cứ trên bản chất của thơng tin, có thể chia thơng tin cơng bố ra thành: thông tin tốt, thông tin xấu hoặc thông tin trung lập. Một số nghiên cứu trước cũng đã sử dụng cách phân loại này để đánh giá việc CBTT tự nguyện của các doanh nghiệp (Hutton và cộng sự, 2003; Plumlee và cộng sự, 2010, 2015).
Để xác định được thông tin do doanh nghiệp là tốt, xấu hay trung lập phải phụ thuộc vào loại thông tin và tiêu chuẩn để so sánh. Ví dụ như, nghiên cứu của Hutton và cộng sự (2003) thì xác định thông tin về dự báo kết quả kinh doanh là tin tốt khi dự báo KQKD của nhà quản lý lớn hơn ước tính của nhà phân tích. Plumlee và cộng sự (2015) thì phân loại thơng tin mơi trường là tốt, xấu hay trung lập dựa trên bản chất của thơng tin. Ví dụ, thơng tin về lượng nguyên vật liệu được tái chế là thông tin tốt, thông tin về lượng nước sử dụng là thông tin trung lập, thơng tin về khí thải nhà kính là thơng tin xấu.