Lý thuyết thông tin bất cân xứng

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của công bố thông tin tự nguyện đến giá trị doanh nghiệp tại các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 68 - 71)

2.4 Các lý thuyết giải thích ảnh hưởng của cơng bố thông tin tự nguyện đến

2.4.1 Lý thuyết thông tin bất cân xứng

Lý thuyết thông tin bất cân xứng là một trong những lý thuyết nền tảng, quan trọng được sử dụng rất nhiều trong các nghiên cứu về công bố thông tin. Lý thuyết này được đưa ra lần đầu tiên bởi Akerlof (1970) và sau đó tiếp tục được phát triển bởi Michael Spence (1973), Joseph Stigliz (1975). Bất cân xứng thơng tin là tình trạng một bên tham gia hợp đồng có nhiều thơng tin hơn bên cịn lại về thơng tin của hàng hóa trao đổi (Akerlof, 1970). Ví dụ như, nhà tuyển dụng muốn đánh giá khả năng của nhân viên trước khi tuyển dụng họ (Stiglitz, 2000), hội đồng quản trị khó nắm bắt được hết đặc điểm của ứng viên CEO từ bên ngoài (Zajac, 1990), nhà

đầu tư muốn biết giá trị thực tế của doanh nghiệp trước khi ra quyết định đầu tư (Cohen và Dean, 2005). Như vậy có thể thấy hiện tượng bất cân xứng thông tin hiện diện trong nhiều lĩnh vực khác nhau như ngân hàng, bảo hiểm, thị trường lao động… Trên TTCK, bất cân xứng thông tin xảy ra khi một hoặc nhiều nhà đầu tư có được những thơng tin riêng (Kyle, 1985) hoặc có nhiều thơng tin đại chúng hơn về một công ty (Kim và Verrecchia, 1997).

Bất cân xứng thông tin sẽ dẫn đến hai vấn đề chính đó là: lựa chọn bất lợi (Adverse Selection) và rủi ro đạo đức (Moral harzard). Lựa chọn bất lợi là tình trạng mà bên có ít thông tin hơn lựa chọn phải đối tác không tốt khi ký kết hợp đồng. Ví dụ như, do nhà đầu tư không nắm rõ thông tin về các doanh nghiệp nên có thể lựa chọn đầu tư vào những doanh nghiệp không tốt. Rủi ro đạo đức là tình trạng sau khi các bên đã kí kết hợp đồng, bên có nhiều thơng tin thực hiện những hành vi làm ảnh hưởng đến lợi ích của bên cịn lại. Ví dụ như: Tại các cơng ty cổ phần, do có sự tách biệt giữa quyền sở hữu và quyền quản trị, nhà quản trị được các cổ đơng uỷ quyền quản lý cơng ty có nhiều thông tin về doanh nghiệp hơn so với cổ đơng. Trong điều kiện đó, các nhà quản lý có thể thực hiện các hành vi vì lợi ích của bản thân mà gây tổn hại đến lợi ích của cổ đông.

Các nghiên cứu trước thường dựa trên hiện tượng thơng tin bất cân xứng để giải thích ảnh hưởng của CBTT tới chi phí vốn của doanh nghiệp. Theo Glosten và Milgrom (1985), các nhà đầu tư có ít thơng tin lo lắng về việc giao dịch với các nhà đầu tư có nhiều thơng tin hơn, sợ rằng sẽ bị mua quá đắt, bán quá rẻ. Vì thế họ sẽ giảm mức giá mà họ sẵn sàng mua và tăng mức giá mà họ sẵn sàng bán. Việc này dẫn đến tình trạng chênh lệch giá mua và bán cao trên thị trường chứng khoán thứ cấp. Tương tự như vậy, thông tin bất cân xứng và lựa chọn bất lợi làm giảm khối lượng cổ phiếu mà nhà đầu tư ít thơng tin sẵn sàng trao đổi. Cả 2 điều này sẽ làm giảm tính thanh khoản của thị trường.

Thiếu tính thanh khoản và chênh lệch giá mua-bán cao sẽ tạo ra chi phí giao dịch lên nhà đầu tư. Để bù đắp cho chi phí gia tăng đó, nhà đầu tư sẽ yêu cầu một tỷ

suất lợi nhuận cao hơn (Constantinides, 1986; Amihud và Mendelson, 1986). Thêm vào đó, lựa chọn bất lợi có thể làm sai lệch quyết định của nhà đầu tư, dẫn đến đầu tư kém hiệu quả và tốn kém, do đó để phịng ngừa rủi ro này, nhà đầu tư sẽ yêu cầu tỷ suất lợi nhuận lớn hơn (Garleanu và Pedersen, 2004).

Hơn nữa, vấn đề lựa chọn bất lợi và chi phí giao dịch trên TTCK thứ cấp còn ảnh hưởng đến việc doanh nghiệp phát hành cổ phiếu lần sau. Nhà đầu tư dự báo về tính thanh khoản thấp của cổ phiếu trên thị trường thứ cấp, sẽ giảm mức giá mà họ chấp nhận mua trên thị trường sơ cấp khi doanh nghiệp phát hành thêm cổ phiếu (Baiman và Verrecchia, 1996; Verrecchia, 2001).

Ngồi ra, tình trạng thơng tin bất cân xứng cịn làm giảm mức giá chào bán và dẫn tới vấn đề định giá thấp khi doanh nghiệp phát hành cổ phiếu lần đầu ra cơng chúng. Rock (1986) trình bày một mơ hình mà trong đó cổ phiếu phát hành lần đầu bị định giá thấp. Cụ thể là, khi cổ phiếu được phát hành ở mức giá hợp lý, những nhà đầu tư có nhiều thơng tin sẽ giành quyền mua cổ phiếu, nhưng khi cổ phiếu được phát hành ở mức giá cao họ sẽ không tham gia vào việc mua cổ phiếu, vì vậy rủi ro ln thuộc về các nhà đầu tư có ít thơng tin. Để tránh lời nguyền của người chiến thắng “winner’s curse”, các nhà đầu tư có ít thơng tin sẽ khơng tham gia thị trường sơ cấp trừ khi doanh nghiệp phát hành cổ phiếu ở mức chiết khấu. Vì vậy, thơng tin bất cân xứng sẽ dẫn đến chi phí huy động vốn cao hơn.

Cơng bố thơng tin có thể làm giảm lựa chọn bất lợi và tăng tính thanh khoản bằng cách tạo ra sân chơi bình đẳng giữa các nhà đầu tư (Verrecchia, 2001). Càng nhiều thông tin được công bố, nhà đầu tư càng khó và tốn kém hơn để có được các thơng tin nội bộ, vì vậy sẽ có ít nhà đầu tư có thơng tin nội bộ và khả năng giao dịch với bên nắm nhiều thông tin hơn cũng giảm đi. Ngoài ra, CBTT nhiều cũng làm giảm sự không chắc chắn về giá trị doanh nghiệp, từ đó làm giảm lợi thế thông tin mà các nhà đầu tư nắm nhiều thơng tin có thể có. Cả hai điều này làm giảm mức độ nhà đầu tư ít thơng tin cần tự bảo vệ và do vậy tăng tính thanh khoản của thị trường, giảm chi phí giao dịch hay lợi suất kỳ vọng, từ đó làm giảm chi phí vốn chủ sở hữu.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của công bố thông tin tự nguyện đến giá trị doanh nghiệp tại các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)