2.1 Những vấn đề chung về công bố thông tin tự nguyện
2.1.4 Các phương pháp đo lường chất lượng công bố thông tin tự nguyện
Liên quan tới chất lượng cơng bố thơng tin tự nguyện, có rất nhiều vấn đề cần phải xem xét. Ngồi việc xem xét chất lượng thơng tin cơng bố, cịn phải xem xét chất lượng kênh truyền tải thông tin như: trên báo cáo thường niên, trên website của công ty hay qua họp báo hay kết hợp các hình thức trên. Tuy nhiên, về cơ bản, yếu tố quan trọng nhất để đánh giá chất lượng công bố thơng tin nói chung và thơng tin
tự nguyện nói riêng chính là chất lượng của thơng tin được cơng bố. Chính vì thế trong các nghiên cứu trước hai khái niệm này thường được hiểu với nghĩa tương đương. Ví dụ như Leuz và Wysocki (2008) lập luận rằng: “Dường như có sự đồng thuận rằng việc công bố thông tin kịp thời, phù hợp, xác thực được, đáng tin cậy, khơng thiên lệch, có thể so sánh được và nhất quán là tất cả những đặc đính cần có của việc cơng bố thơng tin và báo cáo tài chính”. Những đặc điểm của việc cơng bố thơng tin mà Leuz và Wysocki (2008) nêu chính là những đặc trưng chất lượng của thơng tin kế tốn được nêu tại “Các khái niệm báo cáo kế tốn tài chính” được Ủy ban chuẩn mực kế tốn tài chính Mỹ (FASB) ban hành. Tương tự như vậy, trong nghiên cứu này, tác giả cũng coi chất lượng thông tin tự nguyện và chất lượng công bố thông tin tự nguyện là hai khái niệm tương đồng nhau.
Theo "Khuôn khổ khái niệm cho BCTC năm 2018" của Ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB), chất lượng của thơng tin kế tốn được xác định thơng qua 2 đặc tính chính là: Phù hợp (Relevance) và trình bày trung thực (faithful representation). Trong đó thơng tin phù hợp là thơng tin mà có khả năng tạo ra sự khác biệt trong quyết định của người sử dụng, đó là thơng tin có giá trị dự báo hoặc kiểm chứng. Cịn thơng tin được trình bày trung thực là thơng tin được trình bày một cách đầy đủ (completeness), trung lập (neutrality) và khơng có sai sót (free from errors). Ngồi 2 đặc tính chính đó chất lượng của thơng tin cịn được xác định thông qua 4 đặc tính mở rộng là: so sánh được (comparability), xác thực được (verifiability), kịp thời (timeliness) và dễ hiểu (understandability). 4 đặc tính mở rộng này góp phần làm tăng cường tính hữu ích của thơng tin kế tốn.
Như vậy có thể thấy chất lượng của thơng tin kế tốn và thơng tin cơng bố bởi doanh nghiệp có thể được đánh giá trên rất nhiều phương diện, khía cạnh khác nhau. Hơn nữa, với đặc điểm các thông tin công bố tự nguyện thường là thông tin định tính, diễn giải, do vậy rất khó để đo lường chất lượng của việc cơng bố một cách khách quan. Bên cạnh đó, thơng tin này lại rất đa dạng, phục vụ nhu cầu sử dụng của nhiều đối tượng, mỗi đối tượng lại có nhu cầu thơng tin khác nhau, do đó các nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm chưa thống nhất, đưa ra rất ít hướng dẫn về
hình thức, số lượng, mức độ thường xun của việc cơng bố. Chính vì vậy, việc đo lường trực tiếp chất lượng công bố thông tin tự nguyện dựa trên 2 đặc tính chính và 4 đặc tính mở rộng như trên là rất khó. Trong thực tế, các nhà nghiên cứu đã phát triển rất nhiều thước đo khác nhau nhằm đo lường chất lượng công bố thông tin tự nguyện của doanh nghiệp. Hassan và Marstion (2010) đã hệ thống lại 7 thước đo đại diện (proxies) với nhiều biến thể được sử dụng trong hơn 40 bài nghiên cứu trước đó để đánh giá chất lượng việc cơng bố thơng tin của doanh nghiệp. Trong những phương pháp đó có 3 phương pháp được sử dụng nhiều nhất trong nghiên cứu về các đặc điểm của việc công bố thông tin tự nguyện là: phương pháp chỉ số công bố thơng tin; phương pháp phân tích nội dung và phương pháp điều tra, khảo sát. Nội dung của 3 phương pháp này cụ thể như sau:
- Phương pháp chỉ số công bố thông tin: Theo phương pháp chỉ số công bố thông tin, các nhà nghiên cứu sẽ xây dựng một danh sách các thơng tin có thể được cơng bố bởi doanh nghiệp và chấm điểm việc CBTT của doanh nghiệp dựa trên danh sách đó. Phương pháp này được xây dựng dựa trên một giả định rằng chất lượng thông tin và số lượng thông tin công bố là tỷ lệ thuận với nhau (Botosan, 1997; Beattie và các cộng sự, 2004).
- Phương pháp phân tích nội dung: Jones và Shoemaker (1994) chia phân tích nội dung thành 2 loại: phân tích bằng cách mã hóa câu, từ thành nhóm và các nghiên cứu về tính dễ đọc, dễ hiểu của văn bản. Hai loại trên được gọi tương ứng là phân tích nội dung theo chủ đề (thematic content analysis) và phân tích nội dung theo cú pháp (syntactic content analysis).
+ Phân tích nội dung theo chủ đề: Trong phương pháp này, số lượng thông tin công bố được xác định cho từng nhóm hoặc từng cơng ty bằng cách đếm số dữ liệu, ví dụ như số từ khóa, số câu hay số trang (Hassan và Marston 2010). Cũng giống như phương pháp chỉ số công bố, phương pháp này giả định rằng số lượng dữ liệu càng nhiều thì chất lượng thơng tin càng cao.
+ Phân tích nội dung theo cú pháp: Thơng tin tự nguyện rất đa dạng và phong phú, thường là thơng tin phi tài chính, mang tính diễn giải, do vậy thường khó để đọc hiểu và nắm bắt. Trong khi đó, dễ hiểu được xem như là một tính chất mở rộng góp phần làm tăng cường tính hữu ích của thơng tin kế tốn (Khung khái niệm – IASB 2018); là một trong những đặc điểm quan trọng của việc báo cáo hiệu quả (AICPA, 1973). Chính vì thế, ngồi việc sử dụng số lượng thơng tin làm thước đo chất lượng thơng tin, các nghiên cứu trước cịn sử dụng các thước đo về tính dễ đọc, dễ hiểu của báo cáo diễn giải làm thước đo chất lượng thông tin.
- Phương pháp điều tra, khảo sát: Khác với các phương pháp trên, đây là phương pháp đánh giá việc CBTT không dựa trên phương tiện CBTT một cách trực tiếp. Phương pháp này sử dụng phỏng vấn, bảng hỏi để phản ánh quan điểm của nhà phân tích, nhà đầu tư (hoặc một nhóm đối tượng) về hoạt động CBTT của doanh nghiệp.
Mỗi một phương pháp đánh giá chất lượng CBTT lại có những ưu và nhược điểm riêng. Ví dụ như, phương pháp phỏng vấn có ưu điểm là khơng tốn sức thủ công và mẫu nghiên cứu có thể lớn hơn nhiều so với phương pháp chỉ số CBTT, song lại bị chỉ trích là chỉ thể hiện quan điểm của người trả lời, chứ khơng phải đo lường chính chất lượng CBTT; và quan điểm của đối tượng trả lời cuộc phỏng vấn/khảo sát có thể bị thiên lệch (Hassan và Marston, 2010). Phương pháp phân tích nội dung theo cú chủ đề thì bị chỉ trích là khơng quan tâm tới ý nghĩa của cả câu, cả đoạn văn (Beattie và Thomson, 2007). Phương pháp phân tích nội dung theo cú pháp thì khách quan và đáng tin cậy, xong thước đo cú pháp là thước đo dùng để xác định tính dễ đọc, dễ hiểu trong các đoạn văn của trẻ em do vậy không phù hợp cho các tài liệu chuyên môn của người trưởng thành, thước đo này cũng không quan tâm tới ý nghĩa của cả câu, cả đoạn (beattie và cộng sự, 2004). Còn phương pháp chỉ số CBTT mặc dù tốn nhiều công để thu thập dữ liệu song lại đo lường được những gì mà nhà nghiên cứu muốn đo, dễ dàng áp dụng cho mọi doanh nghiệp (Healy và Palepu, 2001)