CHƯƠNG 2: THỐNG KÊ THỰC TRẠNG NHU CẦU TIÊU DÙNG HÀNG HOÁ VÀ DỊCH VỤ TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM

Một phần của tài liệu ĐỀ tài NGHIÊN cứu KHOA học của SINH VIÊN NGHIÊN cứu THỐNG kê NHU cầu TIÊU DÙNG HÀNG hóa và DỊCH vụ TRÊN THỊ TRƯỜNG (Trang 34 - 36)

HOÁ VÀ DỊCH VỤ TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM

2.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM

Công cuộc Đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 1986 đến nay kéo dài 35 năm đã thành công trong việc chuyển đổi nền kinh tế - từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong điều kiện đất nước bị bao vây cấm vận và đột ngột mất đi khoản viện trợ từ Liên Xô, ta đã vượt qua những giờ phút thử thách nguy hiểm đó, tự túc lương thực, trở thành một trong những nước xuất khẩu nông – thủy sản quan trọng, gia nhập nhiều tổ chức hợp tác kinh tế toàn cầu, tương lai hứa hẹn nhiều bước đột phá.

Một ưu điểm nổi bật trong cải cách ở Việt Nam – đó là việc vượt qua được thế bị bao vây, cấm vận kinh tế. Từ một nước chỉ có quan hệ kinh tế, thương mại chủ yếu với các nước xã hội chủ nghĩa trước đây, Việt Nam đã tích cực và chủ động hội nhập kinh tế khu vực và toàn cầu, quan hệ quốc tế và thương mại quốc tế đã mở rộng mạnh mẽ, tạo điều kiện để thị trường Việt Nam phát huy lợi thế đặc biệt của mình.

Nhờ việc thực hiện các cam kết với Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), ký kết Hiệp định Thương mại tự do (FTA), ký kết Hiệp định hợp tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)… Việt Nam đã và đang dần khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế, nhờ đó tỷ trọng thương mại quốc tế trên GDP của Việt Nam tăng cao, xuất – nhập khẩu tăng đáng kể góp phần lớn vào tăng trưởng kinh tế thị trường. Cũng nhờ việc mở cửa hội nhập, các cụm công nghiệp xuất khẩu với sự tham gia đầu tư nước ngoài và những doanh nghiệp tư nhân trong nước dần được hình thành, đóng góp đáng kể vào sản xuất cơng nghiệp và xuất khẩu.

Nền kinh tế thị trường dần dịch chuyển theo xu hướng chung của thế giới khi nông nghiệp giảm – dịch vụ và công nghiệp đều tăng, thị trường lao động cũng thay đổi để đáp ứng nhu cầu hiện nay. Các yếu tố thị trường và các loại thị trường được vận hành đầy đủ, đồng bộ với nhau, có sự gắn kết mật thiết với thị trường quốc tế. Trong đó nổi bật hơn cả là thị trường hàng hóa – dịch vụ khi hơn 15 năm qua, tốc độ tăng trưởng bình qn thương mại bán lẻ ln cao hơn 2, 3 lần so với tốc độ tăng trưởng bình quân GDP trong kỳ.

28

Tại Đại hội XIII, Đảng Cộng sản Việt Nam đã đưa ra đánh giá: “hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách tiếp tục được hồn thiện phù hợp với yêu cầu xây dựng nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế. Các yếu tố thị trường và các loại thị trường từng bước phát triển đồng bộ, gắn với thị trường khu vực và thế giới. Nhiều rào cản tham gia thị trường được dỡ bỏ; môi trường đầu tư, kinh doanh được cải thiện rõ rệt, khởi nghiệp sáng tạo và phát triển doanh nghiệp khá sôi động. Doanh nghiệp nhà nước từng bước được sắp xếp, tổ chức lại có hiệu quả hơn; kinh tế tư nhân ngày càng khẳng định là một động lực quan trọng của nền kinh tế; kinh tế tập thể từng bước đổi mới gắn với cơ chế thị trường; kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi phát triển nhanh, là bộ phận quan trọng của nền kinh tế nước ta.”

Tuy nhiên, kinh tế thị trường Việt Nam còn nhiều bất cập, tham nhũng, lạm dụng quyền lực – cơng quỹ, lãng phí, bội chi ngân sách và nợ cơng tăng cao. Nhà nước vẫn chiếm giữ vị thế độc quyền, thống lĩnh thị trường trong khi khơng có giám sát hành vi độc quyền có hiệu quả: nhà nước can thiệp quá nhiều vào thị trường các cấp khác nhau một cách thiếu công khai, minh bạch, tạo điều kiện để các nhóm bất chính trục lợi; nhà nước duy trì độc quyền ở nhiều sản phẩm, dịch vụ mà khơng có cơ chế kiểm sốt hiệu quả, làm cho mơi trường kinh doanh bị bóp méo.

Đặt trong hoàn cảnh hiện tại, khi đại dịch Corona vẫn hoành hành trên toàn thế giới, kinh tế thị trường được dự báo sẽ gặp nhiều khó khăn. Việt Nam với tư cách là một trong số những quốc gia chịu tác động lớn của đại dịch cũng khơng nằm ngồi quy luật này. Bằng việc nhìn lại những biến động trong thị trường hàng hóa – dịch vụ của Việt Nam trong 3 năm vừa qua, chúng tôi sẽ đưa ra những kết quả phân tích cặn kẽ nhất để rút ra kết luận và nhận xét thích hợp cho sự phát triển bền vững tiếp theo của Việt Nam.

2.2. KẾT QUẢ THỐNG KÊ THỰC TRẠNG NHU CẦU TIÊU DÙNG HÀNG HOÁVÀ DỊCH VỤ TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM VÀ DỊCH VỤ TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM

Từ cuối năm 2019, dịch Corona dần xuất hiện trên tồn thế giới và đã có mặt ở Việt Nam vào tháng cuối cùng trong năm. Liền ngay sau đó, đại dịch để lại những tổn thất nặng nề với nền kinh tế nước nhà, gây nên những biến động dễ dàng nhìn nhận sau hơn ba năm dài. Để đưa ra kết quả phân tích chính xác nhất, chúng tơi quyết định sử dụng dữ liệu bán lẻ hàng hóa và sử dụng dịch vụ từ Tổng cục thống kê và Bộ Công thương Việt Nam trong bài nghiên cứu, số liệu được tổng hợp trong vòng 3 năm: năm 2019, năm 2020 và năm 2021.

2.2.1. Kết quả phân tích cơ cấu nhu cầu tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ trên thịtrường: trường:

29

Dựa trên số liệu tổng hợp ở Tổng cục thống kê và Bộ công thương Việt Nam trong khoảng thời gian 3 năm, từ năm 2019 đến năm 2021, chúng tơi xin trình bày biểu đồ so sánh tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ 4 quý trong một năm, lần lượt như sau:

Một phần của tài liệu ĐỀ tài NGHIÊN cứu KHOA học của SINH VIÊN NGHIÊN cứu THỐNG kê NHU cầu TIÊU DÙNG HÀNG hóa và DỊCH vụ TRÊN THỊ TRƯỜNG (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(52 trang)
w