3.1.4. Cảm biến áp suất ga
Cảm biến áp suất ga có nhiệm vụ đo áp suất ga của hệ thống trong quá trình hoạt động, cấu tạo của cảm biến gồm có 3 chân :
Chân 1 – GN Chân 2 tín hiệu về Chân 3 điện dương +5V
- Bên trong cảm biến có phần quan trọng nhất là lớp màng bán dẫn, khi áp suất tác động lên lớp màng càng cao thì điện áp ở chân 2 càng giảm, ở 26 Psi 4,73V và 439 Psi 0.62 V.
3.1.5. Cảm biến nhiệt độ ( trong xe , ngoài xe)
- Cấu tạo của các cảm biến nhiệt độ này đều giố ng nhau, cảm biến này có 2 chân, bên trong là 1 nhiệt điện trở.
- Khi nhiệt độ tăng lên điện trở giữa 2 chân 12 của cảm biến giảm xuống, giá trị này được đưa về cho bộ xử lý điều hoà .
hình 3.6: Cảm biến nhiệt độ mơi trường
3.1.6. Cảm biến bức xạ mặt trời
- Hình thức giống với cảm biến nhiệt độ.
- Cảm biến này có 2 chân, bên trong là 1 lớp bán dẫn, khi lớp bán dẫn này được ánh sáng chiếu vào nó cho phép dịng điện chạy từ chân 1 sang chân 2 của cảm biến.
- Nói cách khác khi cường độ ánh sáng càng cao thì dịng điện đi qua từ chân 1 sang chân 2 càng tăng, điện áp tiêu chuẩn giữa chân 12 của cảm biến khi tối =0.8V, khi ngoài ánh sáng cao 4,3 V.
3.1.7. Cảm biến nhiệt độ giàn lạnh
- Cấu tạo giống với cảm biến nhiệt độ trong xe bên trên nhưng giá trị của cảm biến này khác với cảm biến nhiệt độ trong xe, vị trí lắp đặt của cảm biến này được lắp đính vào giàn lạnh, tác dụng của cảm biến này chính là chống đóng băng giàn lạnh.
- Nguyên lý hoạt động của cảm biến khi nhiệt độ của giàn lạnh thay đổi thì giá trị điện trở của nó cũng thay đổi theo qua đó hộp xác định được thời điểm cắt điện của ly hợp từ.
hình 3.7: Vị trí cảm biến nhiệt giàn lạnh và đường đặc tính nhiệt độ - điện trở - Khi nhiệt độ giàn lạnh đạt đến 1,5 độ C nhờ có cảm biến này bộ xử
lý điều hồ sẽ cắt điện xuống cuộn từ của máy nén, khi nhiệt độ giàn lạnh tăng lên tới 3 độ C bộ xử lý điều hoà lại cấp điện cho cuộn từ của máy nén, cứ như vậy kiểm sốt việc đóng băng của giàn lạnh.
3.1.8. Phin lọc
- Phin lọc có cấu tạo bằng vật liệu nhơm , bên trong có 2 loại lưới lọc chính. Loại ở giữa là vật liệu hút ẩm, đóng vai trị hút hơi nước có lẫn trong hệ thống.
- Hai mặt trên dưới của lõi lọc gồm 2 lưới lọc dạng lọc thô, lưới lọc này sẽ lọc cặn bẩn các hạt mạt trong quá trình hệ thống vận hành.
3.1.9. Quạt Block
hình 3.9: Quạt block và vị trí lắp trên xe
- Quạt sử dụng điện áp DC 12V.
- Quạt này có tác dụng hút gió thổi vào buồng hồ trộn khí của hệ thống.
3.1.10. Giàn lạnh
Giàn lạnh của Corolla Altis 2016 được làm bằng vật liệu nhôm.
- Các ống dẫn mơi chất lạnh được uốn hình chữ U hai đầu kết nối của giàn được bố trí cạnh nhau để lắp đặt van tiết lưu kiểu hộp.
- Các lá nhôm mỏng 0,3 mm cách đều nhau 3 mm giúp cho việc hạ nhiệt độ của khơng khí lưu thơng qua được tốt hơn.
- Kích thước của giàn lạnh này dài 250 mm, cao 223 mm, dày 48 mm.
3.1.11. Motơ secvo
hình 3.11: Cấu tạo motơ secvơ
Loại motơ này gồm 1 động cơ DC 12 v nhỏ bên trong và 1 chiết áp nằm trên thân bánh răng ngoài cùng, khi động cơ quay qua hệ thống bánh răng momen tạo ra được tăng lên rất nhiều, cùng với việc bánh răng quay thì chiết áp trên thân bánh răng cũng quay theo 1 góc, điều này làm cho điện trở của chân OUT của chiết áp thay đổi theo, qua đó giúp hộp điều khiển biết được vị trí của các cửa gió đang ở vị trí nào.
3.1.12. Van tiết lƣu
hình 3.12: Van tiết lưu
- Altis sử dụng van tiết lưu kiểu hộp, thiết kế bên trong gồm 1 lớp màng chắn được gắn với 1 kim van, 1 lị xo ln đẩy vào kim van để hiệu chỉnh độ mở của kim van lúc ban đầu.
- Khi nhiệt độ lạnh sau khi ra khỏi giàn lạnh giảm đến 1 giá trị lúc này buồng khí sau lớp màng chắn co lại, kéo kim van dịch chuyển lên, điều này làm giảm độ mở của kim van, từ đó giảm bớt lưu lượng môi chất qua van, từ đó giảm hiệu quả làm lạnh của hệ thống để tránh đóng băng giàn lạnh.
3.1.13. Bảng điều khiển điều hồ của Altis 2016
hình 3.13: Bảng điều khiển điều hịa của Altis 2016
- Bảng điều khiển là nơi giao tiếp giữa người sử dụng với hệ thống, để dễ sử dụng và tăng thêm sự sang trọng, Toyota đã trang bị cho Altis 2016 bảng điều khiển có màn hình LCD 7 inch với các nút bấm có đèn đèn báo tích hợp, bảng điều khiển này cho phép người dùng chọn các chế độ gió, tốc độ quạt gió, điều chỉnh nhiệt độ,chế độ tự động chỉnh nhiệt độ, bật tắt hệ thống điều hoà.
3.1.14. Giàn sƣởi
Tương tự như giàn lạnh giàn sưởi được làm bằng vật liệu nhôm.
Giàn sưởi sử dụng nước ra khỏi động cơ để tăng nhiệt độ của các cánh tản nhiệt, qua đó làm cho khơng khí đi qua bị tăng nhiệt độ, giúp làm ấm khơng khí trong xe vào những ngày trời lạnh.
3.1.15. Mạch Logic của hệ thống điện điều hoà tự động
hình 3.15: Sơ đồ khối các phần trong hệ thống
- Trong các hệ thống điều hồ khơng khí tự động, nhiệt độ đã được cài đặt cố định trước, tuy nhiên thực tế các giác quan cảm nhận của con người rất phức tạp, có thể cùng 1 giá trị nhiệt độ như nhau nhưng trong một thời điểm lượng bức xạ mặt trời khác nhau người ta lại cảm thấy khó chịu.
- Vì vậy bộ xử lý của hệ thống này đã sử dụng bộ xử lý theo 3 lớp để đáp ứng được sự thay đổi của môi trường trong chế độ Auto.
- Lớp thứ nhất là tín hiệu vào gồm có: Các tín hiệu từ các bảng điều khiển. Các tín hiệu từ các cảm biến.
Các tín hiệu của các cơng tắc.
Tín hiệu của ECM động cơ liên lạc bằng mạng CAN. - Lớp thứ hai là lớp xử lý tính tốn:
Tại đây các tín hiệu vào được giải mã rồi qua các thuật tốn đã được lập trình trước, IC của hộp điều khiển cho ra các tín hiệu lệnh dạng điện áp chuyển tới lớp thứ 3.
- Lớp thứ ba là lớp thực thi gồm có: Quạt gió, điều chỉnh tốc độ quạt.
Motơ secvo, điểu khiển các cánh gió, chế độ hồ trộn khơng khí lạnh và nóng sau qua các giàn lạnh, giàn sưởi.
Cuộn hút của máy nén, đóng cắt máy nén khi đã đủ nhiệt lạnh của giàn lạnh.
3.1.16. Mạch điện của hệ thống điều hồ tự động
- Khi thìa khố ở vị trí ON các cầu chì trong mạch có điện áp +12v chạy qua và khi đó hộp điểu khiển hệ thống điều hoà bắt đầu kiểm tra các tín hiệu từ các cảm biến, vị trí các motơ secvo để chuẩn bị cho việc vận hành hệ thống.
- Khi người sử dụng điều chỉnh các thông số ở bảng điều khiển hệ thống điều hồ thì khi đó bảng điều khiển mã hố các tín hiệu này chuyển sang cho hộp điều khiển hệ thống điều hoà bằng đường dây LIN 1 (hình 3.16), các tín hiệu này được hộp điều khiển hệ thống điều hồ tổng hợp với các tín hiệu từ các cảm biến và motơ và tính tốn rồi đưa ra các lệnh thực thi chuyển xuống các bộ phận chấp hành (motơ trộn khí thay đổi góc mở để thay đổi nhiệt độ, motơ thay đổi các chế độ gió ra, gió vào, đóng cắt ly hợp từ tránh đóng băng giàn lạnh).
- Ngồi ra giá trị của cảm biến áp suất ga, các tín hiệu bật tắt hệ thống điều hoà, nhiệt độ ngoài trời, nhiệt độ nước làm mát động cơ, tốc độ động cơ cũng được hộp điều khiển điều hoà giao tiếp với ECM, qua đó sẽ quyết định tăng thêm cơng suất động cơ, tốc độ quạt làm mát két
nước, đóng cắt ly hợp từ của máy nén để đảm bảo an toàn cho các hệ thống khác trên xe.
3.2. Hệ thống điều hoà bằng tay
Với hệ thống bằng tay các Motơ secvo đã khơng cịn, thay vào đó là các cơ cấu bánh răng kết hợp với dây cáp.
Bảng điều khiển của hệ thống điều hồ bằng tay khơng có màn hình LCD hiển thị các thơng số, thay vào đó là các núm vặn và các công tắc bật tắt. Hệ thống điều khiển tốc độ quạt gió cũng khơng cịn được tích hợp trong quạt gió, nó được điều khiển tốc độ quạt gió bằng 1 điện trở quạt.
Như vậy đối với hệ thống này về mặt thẩm mỹ sẽ không sang trọng bằng hệ thống tự động và thêm vào đó lượng dây điện sẽ tăng thêm, nhưng đổi lại giá thành của hệ thống này sẽ rẻ hơn với hệ thống tự động.
3.2.1. Bảng điểu khiển hệ thống điều hoà bằng tay
Bảng điều khiển của hệ thống điều hoà bằng tay được thiết kế theo dạng 3 núm xoay, tại tâm mỗi núm được bố trí thêm các nút nhấn chức năng vừa đảm bảo tính thẩm mỹ dễ sử dụng mà vẫn đầy đủ chức năng của hệ thống.
3.2.2. Điện trở quạt gió
- điện trở quạt gió gồm có 4 chân
- Bên trong gồm có 1 cầu chì và 3 điện trở được đầu nối tiếp
hình 3.19: Điện trở quạt gió
3.2.3. Mạch điện của hệ thống điều hoà bằng tay
- Mạch điều khiển hệ thống điều hoà bằng tay hoạt động tương tự với hệ thống tự động.
- Với cách làm việc của quạt gió, khi vặn núm chỉnh tốc độ quạt vào bất kỳ số nào khác số 0 thì ngay lập tức chân số 17 của hộp điều khiển AC được nối với GND, qua đây hộp biết được người sử dụng đã bật quạt gió, lúc này hộp điều khiển AC sẽ cho phép rơle quạt gió đóng điện, chân số 2 của quạt gió lúc này sẽ có +12 V.
- Khi núm ở vị trí số 1, dịng điện sẽ đi qua quạt gió đến cầu chì bên trong điện trở quạt, đi qua điện trở M2, qua điện trở M1, qua điện trở M0 rồi về GND, việc này làm giảm dòng điện chạy qua quạt khiến quạt quay rất chậm.
- Khi núm ở vị trí số 2, mạch lúc này chỉ cịn quạt cầu chì trong điện trở điện trở M2 điện trở M1, tổng trở lúc này thấp hơp khi cơng tắc ở vị trí 1 nên quạt quay nhanh hơn số 1.
- Khi núm ở vị trí số 3, mạch chỉ cịn quạt cầu chì trong điện trở M2, tổng trở thấp hơn khi quạt ở số 2, quạt quay nhanh hơn số 2.
- Khi núm ở vị trí số 4, chân 1 của quạt được nối thẳng về GND, lúc này quạt quay với tốc độ cao nhất.
- Khi người dùng bấm nút bật công tắc AC, hộp điều khiển AC sẽ kiểm tra các tín hiệu đã bật quạt gió chưa, giá trị của cảm biến áp suất phản hồi về hệ thống, động cơ đã làm việc chưa thông qua đường truyền giao tiếp CAN, sau đó hộp điều khiển AC sẽ cấp điện cho cuộn dây điện từ của máy nén, lúc này máy nén bắt đầu làm việc, cùng khi đó ECM của động cơ cũng tăng ga để động cơ làm việc ổn định hơn.
- Cảm biến nhiệt giàn lạnh thông báo cho hộp điều khiển AC biết thời điểm cần cắt điện xuống máy nén để chống đóng băng giàn.
- Cảm biến áp suất có nhiệm vụ cho hệ thống biết hệ thống có cịn đủ mơi chất lạnh để làm việc hay khơng, khi hệ thống đã làm việc thì cảm biến cho biết áp suất của hệ thống đã chạm ngưỡng cần tăng tốc quạt làm mát, hay cũng có thể cắt điện máy nén khi áp suất quá cao.
- Cơng tắc chọn loại gió làm mát có tác dụng điều khiển motơ secvo xoay cửa gió bên trong 1 cách cố định, đảm bảo khơng bao giờ có việc gió vào có cả gió ngồi và gió tuần hồn trong xe.
- Cơng tắc bật tắt AC khi bật sẽ nối +12v vào chân 2 của hộp điều khiển AC báo cho hộp điều khiển AC biết người dùng muốn bật AC, ngồi ra trên nút bấm của cơng tắc có tích hợp 1 đèn LED, đèn LED này có tác dụng báo tình trạng làm việc của hệ thống, khi bình thường đèn sáng liên tục, khi hệ thống gặp sự cố đèn này sẽ nhấp nháy.
CÁC HƢ HỎNG THƢỜNG GẶP, BẢO DƢỠNG SỬA CHƢƠNG 4:
CHỮA HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA TRÊN XE TOYOTA COROLLA ALTIS PHIÊN BẢN 2016.
4.1. Dụng cụ cần chuẩn bị trƣớc khi thực hiện Đồng hồ nạp gas
a.
- Đây là đồng hồ loại có 3 cửa để kết nối dây ống nạp, và 2 khoá thấp áp và cao áp.
- Bên trên là 2 đồng hồ cao áp và thấp áp đồng hồ thấp áp thường có giá trị đo cho phép trong khoảng 30 Psi đến 280 Psi.
- Đồng hồ bên cao áp thường có dải đo từ 30 đến 800 Psi .
Cổng nạp gas b.
- Đây là cổng kết nối với đường ống của hệ thống gas trong hệ thống điều hồ của ơ tơ với đồng hồ, đặc điểm của giắc kết nối này là bên đỏ thường là bên cao áp, và cổng kết nối sẽ nhỏ hơn bên thấp áp.
- Bên giắc thấp áp thường sơn màu xanh, và giắc nối sẽ to hơn bên cao áp.
Bình gas loại R134 a c.
- Bình ga này có khơi lượng gas là 13,6 Kg khi còn đầy, bên trong chứa mơi chất R134a.
- Bình được gia cơng bằng thép dày 6 mm, bên trên có hai tay xách để dễ dàng di chuyển khi sử dụng và trên gần đỉnh của bình được thiết kế 1 điểm yếu hình trịn 25mm để tránh nổ khi có sự cố sảy ra tại điểm này sé bị phá huỷ để thoát áp suất cao ra ngồi.
Bơm hút chân khơng d.
- Là công cụ không thể thiếu trong sửa chữa hệ thống điều hồ, cơng dụng của bơm này là hút hết khơng khí trong hệ thống mạch gas của điều hồ trước khi nạp ga cho hệ thống, bơm thường có cơng suất 150W và sử dụng điện áp 220V trên thân bơm chỉ có 1 cổng kết nối.
Đèn và kính phát hiện rị rỉ gas 134a e.
- bộ công cụ này giúp người sửa chữa nhìn thấy được các vị trí gây ra rị rỉ gas của hệ thống một cách rất đơn giản, người dùng đeo kính lên rồi cầm đèn tia cực tím kết nối vào bình acquy, soi vào các đường ống trong mạch hệ thống gas của điều hồ, các điểm bị rị rỉ sẽ đổi màu xanh lục khi nhìn qua kính.
Máy nén khí f.
- Máy nén khí là 1 bơm pitton truyền động bằng động cơ điện, có một
bình tích áp, khí nén giúp ta phát hiện rị rỉ trên hệ thống rất rõ ràng.
Đồng hộ vạn năng g.
- Đây là công cụ không thể thiếu cho một người thợ sửa chữa ô tô nào hiện nay, đồng hồ vạn năng cho phép ta kiểm tra được điện áp, điện trở các linh kiện, sự kết nối của các đoạn dây dẫn các giắc kết nối trên hệ thống điện.
- Ngồi ra cịn một số các cơng cụ tháo lắp, hỗ trợ q trình sửa chữa như cờ lê, tuýp, v.v.