Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Sưu tầm, phân tích, so sánh, hệ thống
hóa, khái quát hóa các tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu từ sách, tạp chí chuyên ngành, luận văn, luận án, kỷ yếu hội thảo khoa học,...trong nước và ngồi nước có liên quan đến kỹ năng giao tiếp tiếng Anh, rèn luyện kĩ năng giao tiếp tiếng Anh và đặc điểm tâm lý của đối tượng học sinh tiểu học. Những thông tin quan trọng liên quan đến đề tài sẽ được trích dẫn làm cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu, đặc biệt là cơ sở lý luận về kỹ năng giao tiếp tiếng Anh của học sinh lớp 3. Phương pháp này thực hiện cho nhiệm vụ 1.
Phương pháp quan sát sư phạm: Phương pháp này thực hiện bằng cách
sử dụng bảng kiểm quan sát kết hợp biên bản ghi chép kết quả quan sát. Quan sát sư phạm được thực hiện trên các tiết dạy học tiếng Anh lớp 3 tại trường tiểu học Võ Văn Hát nhằm thu thập dữ liệu về phương pháp, hình thức tổ chức dạy học nhằm rèn luyện kĩ năng nói tiếng Anh cho học sinh lớp 3. Các biên bản và bảng kiểm quan sát sẽ được phân tích và tổng hợp theo nội dung chủ đề để kết hợp với dữ liệu phỏng vấn nhằm làm rõ thực trạng của vấn đề nghiên cứu. Phương pháp này thực hiện cho nhiệm vụ 2.
Phương pháp phỏng vấn cá nhân: được tiến hành chủ yếu trên GV tiếng
Anh lớp 3 nhằm tìm hiểu các vấn đề liên quan đến đề tài như thực trạng kỹ năng giao tiếp của HS lớp 3, thực trạng rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho HS lớp 3 trường Võ Văn Hát và nguyên nhân của thực trạng. Thông tin, dữ liệu thu được sẽ sử dụng phối hợp với các dữ liệu định lượng để lý giải, làm rõ các vấn đề nghiên cứu. Ngồi ra, phương pháp này cịn được sử dụng trong quá trình thu
thập dữ liệu đánh giá thực trạng kỹ năng nói tiếng Anh của HS lớp 3 tại trường tiểu học Võ Văn Hát.
Phương pháp xử lý dữ liệu: Thông tin thu thập từ đề tài qua các phương
pháp nghiên cứu đã sử dụng tồn tại dưới 2 dạng thơng tin: định tính và định lượng. Thơng tin định lượng sẽ được xử lý bằng công cụ tốn học và thơng tin định tính sẽ được xử lý bằng phương pháp phân tích nội dung và đối chiếu.
Sử dụng thống kê mô tả như phần trăm, tần số, trung bình, độ lệch chuẩn, trung vị, biểu đồ, đồ thị và thống kê suy diễn như các loại kiểm định chi bình phương, t-student để phân tích, diễn giải dữ liệu định lượng.
Tạo các nhóm chủ đề dự kiến liên quan đến dữ liệu nghiên cứu định tính, sau đó tiến hành phân tổ thơng tin định tính vào các nhóm chủ đề. Các nhóm chủ đề chính thức được sử dụng cho việc kết hợp phân tích cùng dữ liệu định lượng. Phương pháp này thực hiện cho nhiệm vụ 2.