9. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI
1.3. SỰ HÌNH THÀNH KỸ NĂNG GIAO TIẾP TIẾNG ANH
1.3.5. Sử dụng phƣơng pháp dạy học tích cực hóa ngƣời học trong rèn luyện kỹ
luyện kỹ năng giao tiếp tiếng Anh cho học sinh tiểu học
1.3.5.1. Phương pháp dạy học
Phương pháp chủ đạo trong giảng dạy tiếng Anh tiểu học là phương pháp dạy ngôn ngữ giao tiếp, xem HS là chủ thể của quá trình dạy học và GV là người tổ chức, hướng dẫn, điều chỉnh hoạt động của HS. Phương pháp dạy ngôn ngữ giao tiếp phải tuân theo 3 nguyên tắc: Nguyên tắc giao tiếp; Nguyên tắc dựa vào nhiệm vụ; Nguyên tắc sử dụng ngơn ngữ có ý nghĩa. Hoạt động dạy học cần được tổ chức thông qua môi trường giao tiếp đa dạng, phong phú
với các hoạt động tương tác như: trị chơi, bài hát, đóng vai, kể chuyện, câu đố, vẽ tranh. Được thực hiện dưới các hình thức hoạt động cá nhân, theo cặp và theo nhóm, các hoạt động được tiến hành thông qua các chủ đề chủ điểm, tình huống giao tiếp hấp dẫn cả về nội dung và hình thức. HS được tham gia hoạt động giao tiếp tích cực, chủ động, sáng tạo và có ý thức dưới sự hướng dẫn của GV. Bên cạnh đó, HS cần được luyện tập kết hợp các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, trong đó tập trung vào 2 kỹ năng nghe và nói. GV cần tạo cơ hội tối đa cho HS sử dụng tiếng Anh trong lớp học. Tiếng Việt cần sử dụng hợp lý để HS có thể nắm vững kiến thức tiếng Anh nhanh hơn và phát triển các kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh có hiệu quả hơn ( dẫn theo Bộ giáo dục và Đào tạo, Viện khoa học giáo dục Việt Nam, Dự thảo Chương trình tiếng Anh tiểu học, Hà nội, tháng 7 năm 2010).
Theo đó, với phương pháp dạy học tích cực giúp người học có những hoạt động tích cực, chủ động, sáng tạo trong quá trình học tập. GV phải tổ chức giảng dạy thông qua những trị chơi phù hợp, bài hát, hình ảnh trực quan sinh động, những tình huống giao tiếp hấp hẫn, những trao đổi theo cặp đôi.
1.3.5.2. Các quan niệm về phương pháp dạy học tích cực
Theo Crookes và Chaudron (1991) cho rằng, lớp học bị GV chi phối hết thời gian về các hoạt động, và thường xuyên nhận xét đánh giá HS, trong khi một lớp học theo hướng lấy người học làm trung tâm, HS sẽ được quan sát làm việc theo cá nhân hay theo các cặp và nhóm nhỏ, mỗi cá nhân hay mỗi nhóm đều có cơng việc cụ thể (Crookes & C.Chaudron, 1991).
Ngoài ra, theo tác giả Vũ Hồng Tiến (2007), phương pháp dạy học tích cực là một thuật ngữ rút gọn, được dùng ở nhiều nước để chỉ những phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo người học. Đây là phương pháp phát huy tính tích cực cho người học chứ khơng phải phát huy tính tích cực của người dạy (Vũ Hồng Tiến, 2007).
Từ đó, phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa người học chính là một trong những xu hướng dạy học lấy người học làm trung tâm sẽ giúp
người học phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất của cá nhân, trong đó có năng lực giao tiếp.
1.3.5.3. Đặc điểm của phương pháp dạy học tích cực
Theo Vũ Hồng Tiến (2007) đã đưa ra một số đặc điểm về phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa người học, cụ thể như sau:
- Dạy học thông qua tổ chức các hoạt động học tập của HS: Người
học vừa là đối tượng của hoạt động “dạy”, và cũng là chủ thể của hoạt động “học” do GV tổ chức và chỉ đạo. Thơng qua đó, người học chủ động, tự học, tự khám phá những gì mình chưa rõ chứ khơng phải thụ động tiếp nhận những kiến thức đã được GV sắp xếp. Được đặc vào những tình huống thực thế, người học trực tiếp quan sát, bàn bạc, làm thí nghiệm, giải quyết vấn đề. Từ đó, người học nắm bắt được kiến thức kỹ năng mới;
- Dạy học coi trọng rèn luyện phƣơng pháp tự học: Phương pháp tự
học là phương pháp tích cực, nó khơng chỉ giúp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn giúp đạt được mục tiêu dạy học. Nếu rèn luyện cho người học có được kỹ năng, thói quen, ý chí tự giác học thì sẽ tạo cho họ niềm đam mê, sự hứng thú để học. Cho nên, ngày nay người ta nhấn mạnh hoạt động học trong quá trình dạy học, nỗ lực chuyển từ học tập thụ động sang học tập tích cực;
- Dạy học theo hƣớng tăng cƣờng học tập cá nhân và phối hợp học tập hợp tác: Trong lớp học, trình độ của mỗi HS khơng tương đương nên khi
áp dụng phương pháp dạy học tích cực buộc GV và HS phải chấp nhận sự phân hóa về cường độ và tiến độ hồn thành nhiệm vụ. Học tập hợp tác ngoài nhấn mạnh vai trị của mỗi cá nhân trong q trình làm việc chung cịn đề cao sự tương tác lẫn nhau. Học tập hợp tác làm tăng hiệu quả học tập, nhất là lúc phải giải quyết những vấn đề phức tạp, lúc cần phải phối hợp giữa các cá thể để hoàn thành nhiệm vụ;
- Kết hợp đánh giá của thầy và tự đánh giá của HS: GV cần tạo điều
dạng được thực trạng và có thể điều chỉnh hoạt động dạy học phù hợp (dẫn theo Vũ Hồng Tiến, 2007).
1.3.5.4. Sự khác nhau giữa phương pháp dạy học truyền thống và phương pháp dạy học tích cực
Theo Vũ Hồng Tiến (2007), phương pháp dạy học tích cực có nhiều sự khác biệt so với phương pháp dạy học truyền thống về bản chất, mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức, được thể hiện bảng 1.1 như sau:
Bảng 1.1: So sánh sự khác nhau giữa hai phương pháp dạy học truyền thống
và phương pháp dạy học tích cực Phƣơng pháp dạy học truyền thống Phƣơng pháp dạy học tích cực Quan niệm
Học là quá trình tiếp thu và lĩnh hội, qua đó hình thành kiến thức, kỹ năng, tư tưởng, tình cảm
Học là q trình kiến tạo, HS tìm tịi, khám phá, phát hiện, luyện tập, khai thác và xử lý thơng tin.., tự hình thành hiểu biết, năng lực và phẩm chất.
Bản chất
Truyền thụ tri thức, truyền thụ và chứng minh chân lý của GV.
Tổ chức hoạt động nhận thức cho HS. Dạy HS cách tìm ra chân lý.
Mục tiêu
Chú trọng việc cung cấp tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, học để đối phó với thi cử. Sau khi thi xong, những điều đã học thường bị bỏ quên, hoặc ít dùng đến.
Chú trọng hình thức năng lực (sáng tạo, hợp tác, độc lập..) dạy phương pháp và kỹ thuật lao động khoa học, dạy cách học. Học để đáp ứng những yêu cầu của cuộc sống hiện tại và tương lai. Những điều đã học cần thiết, bổ ích cho bản thân HS và cho sự phát triển xã hội.
Nội dung
Từ sách giáo khoa và GV Từ nhiều nguồn khác nhau: SGK, GV, các nguồn tài liệu khoa học phù hợp, thí nghiệm, bảo tàng, thực tế; Vốn hiểu biết, kinh nghiệm và nhu cầu của HS; Tình huống thực tế, bối
Phƣơng pháp dạy học truyền thống
Phƣơng pháp dạy học tích cực
cảnh và môi trường địa phương; Những vấn đề HS quan tâm.
Phƣơng pháp
Các phương pháp diễn giảng, truyền thụ kiến thức một chiều.
Các phương pháp tìm tịi, điều tra, giải quyết vấn đề dạy học tương tác, tình huống.
Hình thức tổ
chức
Cố định, giới hạn trong bốn bức tường của lớp học, GV đối diện với cả lớp.
Cơ động, linh hoạt. Học ở lớp, ở phịng thí nghiệm, ở hiện trường, trong thực tế, học cá nhân, học đơi bạn, học theo nhóm.
(dẫn theo Vũ Hồng Tiến, 2007)
1.3.5.5. Áp dụng phương pháp dạy học tích cực vào rèn luyện kỹ năng nói tiếng Anh
Theo Luật Giáo dục 2005 ghi rõ, phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên (Luật Giáo dục 2005, Điều 2-Khoản 2)
Theo tác giả Nguyễn Thị Minh Phượng và Phạm Thị Thúy (2011), phương pháp dạy tích cực là phương pháp giáo dục chủ động, phương pháp dạy học hiện đại, là những cách gọi để chỉ những phương pháp, cách thức, kỹ thuật khác nhau làm cho giờ HS động, hấp dẫn, người học được làm việc, được sáng tạo, như: Phương pháp làm việc nhóm, đóng vai, trực quan hóa...vv. (Nguyễn Thị Minh Phượng và Phạm Thị Thúy 2011). Tuy có nhiều phương pháp, nhưng người nghiên cứu chọn ra 5 phương pháp điển hình để thực hiện mục tiêu nghiên cứu cho đề tài. Các phương pháp được thể hiện qua bảng 1.2, cụ thể như sau:
Bảng 1.2: Các phương pháp dạy học tích cực hóa người học
Ƣu điểm Các bƣớc thực hiện
1. Phương pháp làm việc nhóm
Phương pháp này được áp dụng cho mọi đối tượng và mọi quy mô lớp học. Giúp HS thảo luận những kiến thức thực tế trong cuộc sống và hơn thế nữa là trao đổi về việc áp dụng kiến thức chuyên môn vào thực tế.
- Chuẩn bị nội dung làm việc nhóm; - Giao nhiệm vụ nhóm;
- Chia nhóm;
- Người học làm việc nhóm;
- Trình bày kết quả làm việc nhóm; - GV tổng kết, bổ sung
2. Phương pháp đóng vai
Phương pháp này gây sự chú ý và thu hút người học tham gia vào bài giảng, tạo bầu khơng khí sơi nổi cho lớp học, từ đó người dạy và người học trở nên thân thiện, gần gũi.
- Biên soạn kịch bản;
- Chọn diễn viên và giao nhiệm vụ cho diễn viên;
- Thực hiện việc đóng vai
- Trao đổi với người học về vở diễn - GV tổng kết
3. Phương pháp trực quan hóa
Với phương pháp này nội dung bài giảng được cụ thể hóa thơng qua các giáo cụ trực quan (học bằng mắt), đây là phương pháp học tập hấp dẫn, có khả năng thu hút và lơi cuốn người học;
Thời gian học trên lớp ít, khơng khí thoải mái;
Kích thích trí tưởng tượng của HS; Tăng khả năng tiếp nhận và nhớ lâu hơn; Dễ dàng sử dụng kết hợp với các phương pháp khác, đặc biệt là phương pháp Thuyết trình;
Làm cho người học đạt được mục tiêu đề
-Đến lớp trước 15-30 phút để chuẩn bị phương tiện; - Sắp xếp thông tin phù hợp; - Sử dụng các hình ảnh trực quan sinh động; - Không đứng che lấp bảng, màn hình, tranh, ảnh; - Nói rõ ràng, dễ nghe;
- Kết hợp nhuần nhuyễn ngôn ngữ và phi ngôn ngữ;
- Giảm bớt những lời giải thích dài dòng;
Ƣu điểm Các bƣớc thực hiện
ra biểu;
- Khuyến khích người học tham gia vào khai thác nội dung thơng qua hình ảnh, bảng biểu bằng cách đặc câu hỏi, nêu chủ đề thảo luận, hoặc phân tích, bình luận về hình ảnh, bảng biểu đó;
- Có thể áp dụng suốt buổi học: Mở đầu, giảng nội dung và chốt kiến thức.
4. Phương pháp giải quyết vấn đề
Giúp cho HS phát triển khả năng tự nghiên cứu, tự học hỏi và rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề, tìm tịi, sáng tạo.
GV xây dựng tình huống có vấn đề và các câu hỏi chính mà HS cần nghiên cứu;
Lên kế hoạch để nghiên cứu vấn đề như: chia nhỏ nhóm;
Thực hiện kế hoạch giải quyết vấn đề, các nhóm tổ chức thảo luận bằng cách hỏi và trả lời;
Các nhóm lần lược trình bày kết quả, GV đánh giá.
5. Phương pháp trò chơi trong dạy học
Đây là PP dạy học thông qua hoạt động tổ chức các trị chơi cho HS, PP có khả năng giúp hình thành kiến thức và tạo sự hứng thú trong việc tiếp thu kiến thức tốt hơn ngay từ khi bắt đầu học bài mới và cũng là PP để củng cố lại kiến thức cũ.
GV giới thiệu tên trò chơi;
Tổ chức thực hiện trò chơi (chia đội, nhóm, giao nhiệm vụ, chuẩn bị dụng cụ);
Thực hiện trò chơi, các thành viên điều tham gia vào trò chơi;
Ƣu điểm Các bƣớc thực hiện
GV nhận xét.
(dẫn nguồn: Nguyễn Thị Minh Phượng và Phạm Thị Thúy 2011)