8. Đóng góp của luận văn
2.1. Khái quát về khảo sát thực trạng
2.1.1. Mục đích khảo sát
- Tìm hiểu về nhận thức của GV về tổ chức dạy học nhóm theo hướng phát triển NLHT ở THPT.
- Tìm hiểu thực trạng tổ chức dạy học nhóm theo hướng phát triển NLHT ở THPT.
- Tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng tới tổ chức dạy học nhóm theo hướng phát triển NLHT ở THPT.
- Tìm hiểu thực trạng NLHT của HS THPT.
2.1.2. Đối tượng khảo sát
Đối tượng khảo sát, chúng tôi chọn GV và HS lớp 12 tại trường THPT Nguyễn Trung Trực, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang làm khách thể nghiên cứu.
* Tổng số GV được điều tra là 127, trong đó trình độ Thạc sĩ có 12 người; Đại học có 115 người (số phiếu phát ra là 150, số phiếu thu về là 127). Đại đa số GV được điều tra là những người có kinh nghiệm giảng dạy từ 5 năm trở lên.
* Tổng số HS được điều tra là 600 người, số phiếu thu về là 538 phiếu.
2.1.3. Phương pháp khảo sát
2.1.3.1. Khảo sát bằng bảng hỏi
Sử dụng phương pháp này chúng tôi xây dựng bảng hỏi thành 2 nội dung hỏi:
* Tìm hiểu thực trạng DH tổ chức dạy học nhóm: Có 2 phiếu hỏi, một dành cho GV và một dành cho HS (Phụ lục 1 và 2).
+ Câu hỏi 1-2: Tìm hiểu nhận thức của GV về yêu cầu DH và vai trị tổ chức dạy học nhóm theo hướng phát triển NLHT.
+ Câu hỏi 3-11: Tìm hiểu thực trạng việc tổ chức dạy học nhóm theo hướng phát triển NLHT.
+ Câu hỏi 12: Tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng tới tổ chức dạy học nhóm theo hướng phát triển NLHT.
+ Câu hỏi 13: Tìm hiểu việc đánh giá khái quát của GV về tổ chức dạy học nhóm theo hướng phát triển NLHT
- Bảng hỏi 02 dành cho HS gồm có:
+ Câu hỏi 1-2: Tìm hiểu nhận thức của HS về mục tiêu học tập các em mong muốn trong q trình học tập và vai trị của DHHT.
+ Câu hỏi 3-6: Tìm hiểu thực trạng việc tổ chức dạy học nhóm theo hướng phát triển NLHT.
* Tìm hiểu đánh giá về NLHT của HS THPT: Có 2 phiếu hỏi, một dành cho
GV và một dành cho HS (Phụ lục 3 và 4).
- Bảng hỏi 03 dành cho GV gồm có 2 phần:
A. Tìm hiểu sự đánh giá GV về 4 nhóm NLHT của HS THPT.
B. Tìm hiểu sự đánh giá GV về việc sử dụng nguyên tắc hoạt động nhóm hợp tác; một số hành vi thường gặp trong hoạt động hợp tác nhóm và đánh giá chung.
- Bảng hỏi 04 dành cho HS gồm có 2 phần: A. Tìm hiểu sự đánh giá HS về 4 nhóm NLHT.
B. Tìm hiểu sự đánh giá của HS về việc thực hiện các nguyên tắc hoạt động nhóm hợp tác; một số hành vi thường gặp; những khó khăn trong hoạt động hợp tác; kiểm tra việc xử lý của HS trước một số tình huống cụ thể gặp trong quá trình học hợp tác… để bổ sung vào kết quả đánh giá NLHT của HS THPT.
2.1.3.2. Quan sát sư phạm
Sử dụng phương pháp này chúng tôi dùng phiếu quan sát trực tiếp một số giờ học, ghi chép tiến trình bài giảng, các biểu hiện hoạt động nhóm và thái độ hợp tác của HS nhằm bổ sung, lý giải cho những số liệu điều tra trên diện rộng bằng bảng hỏi.
Nội dung điều tra, quan sát được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của đề tài được thể hiện chi tiết trên phiếu quan sát (phụ lục 5).
* Khách thể quan sát chúng tôi dự giờ quan sát một số tiết dạy thảo luận nhóm trong giờ học Ngữ Văn năm học 2016-2017 trường THPT Nguyễn Trung Trực.
2.1.3.3. Phỏng vấn
Chúng tôi dùng phiếu trưng cầu ý kiến chuyên gia nhằm phỏng vấn sâu với 2 mục đích:
1) Thiết kế, điều chỉnh bảng hỏi trước khi điều tra chính thức.
2) Bổ sung cho những kết quả thu được từ bảng hỏi và quan sát nhằm làm rõ thực trạng. Nội dung phỏng vấn thể hiện ở (phụ lục 6).
2.1.4. Cách xử lý số liệu
+ Phương pháp điều tra bảng hỏi được thiết kế với hầu hết các câu hỏi kín dưới 2 dạng:
Dạng 1 là những câu hỏi kín trong phiếu điều tra, phần đáp án trả lời được đưa ra 5 mức độ đánh giá. Chúng được sắp xếp một cách liên tục theo mức độ giảm dần 5, 4, 3, 2, 1. Tương ứng với chúng là các mức điểm 5, 4, 3, 2, 1 (đối với các câu hỏi “âm tính” chúng tôi cho điểm ngược lại). Đối với những câu hỏi này chúng tơi xử lý theo điểm trung bình cộng.
Dạng 2 là một số câu hỏi điều tra được xây dựng theo các tiêu chí, yêu cầu người được hỏi lựa chọn một hoặc một số các tiêu chí đã xây dựng. Đối với các câu hỏi này chúng tôi xử lý theo tỷ lệ % và thứ bậc
+ Đối với thang đo NLHT (phụ lục 3 và 4), để tính chênh lệch trung bình cộng giữa các mức độ của thang đo, chúng tôi lấy điểm cao nhất của thang đo 5 điểm trừ đi điểm thấp nhất của thang đo 1 điểm và chia ra làm 5 mức (mức cao: 5 điểm; tương đối cao: 4 điểm; trung bình: 3 điểm; thấp: 2 điểm; rất thấp: 1 điểm) dùng tính trong bảng hỏi. Điểm chênh lệch giữa mỗi mức độ là (5-1): 5 = 0,8 và các mức độ của thang đo là:
- Mức độ 1: Có kỹ năng ở mức độ rất thấp (1,0 ≤ĐTB < 1,8) - Mức độ 2: Có kỹ năng ở mức độ thấp (1,8 ≤ ĐTB < 2,6)
- Mức độ 3: Có kỹ năng ở mức độ trung bình (2,6 ≤ ĐTB < 3,4) - Mức độ 4: Có kỹ năng ở mức độ cao (3,4 ≤ ĐTB ≤ 4,2)
- Mức độ 5: Có kỹ năng ở mức độ rất cao (3,4 ≤ ĐTB ≤ 5,0)