Thực trạng về tổ chức dạy học nhóm định hướng phát triển NLHT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học ngữ văn theo hướng phát triển năng lực hợp tác cho học sinh lớp 12 trung học phổ thông (Trang 45 - 46)

8. Đóng góp của luận văn

2.2. Thực trạng về tổ chức dạy học nhóm định hướng phát triển NLHT

Để hỗ trợ dạy học có chất lượng, chúng tơi tiến hành tìm hiểu tình hình dạy học tổ chức hoạt động nhóm mơn ngữ văn lớp 12 trường THPT Nguyễn Trung Trực, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang

2.2.1. Nội dung tìm hiểu

Chúng tơi tập trung việc tìm hiểu thực tế dạy học mơn ngữ văn lớp 12 trường THPT Nguyễn Trung Trực nhằm thu thập thông tin về:

- Thực trạng trang thiết bị, cơ sở vật chất (đặc biệt quan tâm tới trang thiết bị phịng cơng nghệ thơng tin phục vụ bộ mơn ngữ văn)

- Tình hình dạy của GV: Tìm hiểu những biện pháp, PPDH chủ yếu đã được GV sử dụng khi tổ chức hoạt động nhóm và hiệu quả của nó.

- Tình hình học tập của HS: Tìm hiểu tình hình học tập trên lớp và ở nhà; những quan niệm, những kiến thức HS đã có trước khi học và sai lầm phổ biến của HS trong q trình tổ chức hoạt động nhóm. Sau khi học, HS đã nắm được những kiến thức, kỹ năng và vận dụng chúng ra sao.

- Những thuận lợi và khó khăn của GV và HS khi tổ chức hoạt động nhóm. - Các hình thức tổ chức hoạt động trên lớp của GV ngữ văn.

- Cách thức tự học của HS và việc tổ chức học nhóm của GV và HS ở trường, ở nhà.

- Thực trạng của việc ứng dụng CNTT vào dạy học các mơn học nói chung và ngữ văn nói riêng.

2.2.2. Kết quả điều tra tìm hiểu

Đa số GV khi dạy mơn ngữ văn đều dùng phương pháp thuyết trình, diễn giải, minh hoạ để thông báo kiến thức là chủ yếu. Ở nhiều tiết học GV còn đọc cho HS chép; chỉ khi có kì thi GV giỏi, hoặc thao giảng, GV mới sử dụng bài giảng điện tử cũng như sử dụng phiếu học tập cho các nhóm HS thảo luận. Trong các tiết học, GV

lần lượt cố gắng thơng báo kiến thức theo trình tự giáo trình đầy đủ chính xác nội dung, có chú ý tới việc nhấn mạnh kiến thức cơ bản. HS chủ yếu được đặt ở vị trí thụ động nghe GV giảng bài, có trả lời một số câu hỏi theo yêu cầu tái hiện kiến thức. Trang thiết bị cần dùng để dạy học ngữ văn hầu như rất ít, thiếu sự đồng bộ.

- Hầu hết GV đều nhận thức được tác dụng tích cực của việc sử dụng Internet và các phần mềm chuyên dùng cho bộ mơn. Nhưng để thực hiện được địi hỏi mỗi trường học phải được trang bị phương tiện kỹ thuật hiện đại đầy đủ như máy chiếu projector, hệ thống mạng internet,…cùng với một phịng học bộ mơn đáp ứng được yêu cầu của môn học. Ngồi ra, khả năng tin học của GV cịn khá hạn chế, mới chỉ dừng lại ở trình độ Tin học văn phịng, thậm chí nhiều GV cịn chưa soạn thảo giáo án điện tử bằng PowerPoint thành thạo. Do đó việc ứng dụng CNTT và sử dụng các phần mềm hỗ trợ dạy học ở trường phổ thông chưa được khai thác hiệu quả.

- Qua trao đổi và tìm hiểu, các em HS thường tỏ ra lúng túng khi cần trình bày các vấn đề, biểu hiện ở chỗ dùng từ ngữ không chuẩn xác, chưa đúng nghĩa hoặc câu trình bày khơng đúng ngữ pháp; đặc biệt HS e ngại bộc lộ quan điểm riêng trước một vấn đề cần phải chọn lựa. Cách học của các em phần lớn là thuộc lòng, HS thường tiếp thu bài một cách thụ động, ít động não và ít được có cơ hội tham gia vào các hoạt động tích cực, tự lực chiếm lĩnh kiến thức. Hiện nay, đa số HS đã biết truy cập Internet để tìm kiếm thơng tin nhưng đa phần các em chỉ mới dừng lại ở mức độ giải trí và cao hơn là tìm kiếm thơng tin phục vụ mơn học. Sự định hướng của các thầy cô cho việc sử dụng internet để vào các trang web bộ môn là chưa có mặc dù kiến thức ở các trang web đó là “kho” khổng lồ của tri thức. Việc tổ chức hoạt động học tập, thảo luận nhóm của HS, giúp HS tích cực, tự lực sáng tạo tham gia xây dựng bài chưa được chú ý.

2.3. Kết quả khảo sát thực trạng DH tổ chức hoạt động nhóm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học ngữ văn theo hướng phát triển năng lực hợp tác cho học sinh lớp 12 trung học phổ thông (Trang 45 - 46)