CẤU TẠO CỦA LIÊN KẾT BULÔNG

Một phần của tài liệu Bài giảng Kết cấu thép 1 Phạm Xuân Tùng (Trang 45 - 48)

A. LIÊN KẾT BULÔNG

2.7 CẤU TẠO CỦA LIÊN KẾT BULÔNG

BULÔNG

1. Các hình thức cấu tạo của liên kết bulông

 Đối với thép tấm

 Dùng liên kết đối đầu có 2 bản ghép (dùng thêm bản đệm khi 2 bản ghép có chiều dày khác nhau) hoặc có 1 bản ghép hoặc dùng liên kết chồng

Hình 3.14 Các hình thức liên kết thép bản bằng bulông

 Đối với thép tấm

 Dùng liên kết đối đầu, các thép hình được nối bằng các bản ghép và có thể nối bằng thép góc

Hình 3.15 Nối thép hình bằng bulông

2. Bố trí bulông

 Phải đảm bảo truyền lực tốt, cấu tạo đơn giản và dễ chế tạo

 Có 2 cách bố trí: bố trí song song và bố trí so le

 Các bulông nằm trên 1 đường thẳng gọi là đường đinh. Các đường đinh song song với phương của lực tác dụng là dãy đinh và vuông góc với phương của lực gọi là hàng đinh

Khoảng cách quy định để bố trí bulông và đinh tán

 Khoảng cách nhỏ nhất nhằm đảm bảo độ bền của bản thép và không gian tối thiểu để vặn êcu hoặc để tán đinh.

 Khoảng cách lớn nhất đảm bảo ổn định của phần bản thép giữa 2 bulông và độ chặt của liên kết, tránh nước, hơi bẩn lọt vào trong liên kết gây ăn mòn

Hình 3.17 khoảng cách quy định bố trí bulông và đinh tán

Bố trí bulông và đinh tán trên thép hình

 Được quy định sẵn theo kích thước tương ứng của từng loại thép hình

 Đối với thép có bề rộng cánh b < 100 mm thì bố trí 1 dãy bulông, khi b ≥ 100 mm bố trí 2 dãy

3. Phương pháp xiết bulông thường và bulông cường độ cao

 Bulông thường: được xiết đủ chặt để đảm bảo có sự tiếp xúc tốt giữa các bề mặt

 Bulông cường độ cao: cần xiết với toàn bộ lực căng P quy định. Các phương pháp khống chế lực xiết:

 Phương pháp dùng clê đo lực

 Phương pháp quay thêm mômen

 Phương pháp đo trực tiếp

Một phần của tài liệu Bài giảng Kết cấu thép 1 Phạm Xuân Tùng (Trang 45 - 48)