Bê tông Geopolymer

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng chịu uốn của sàn bê tông cốt thép geopolymer (Trang 41 - 42)

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.3 Bê tông Geopolymer

Việc nghiên cứu các đặc tính cơ học của bê tơng Geopolymer đã được nhiều tác giả thực hiện và so sánh với bê tông xi măng thông thường nhằm mục đích ứng dụng loại vật liệu này làm các cấu kiện cho nhiều cơng trình.

Đặc tính của bê tơng Geopolymer có các tính chất về cường độ, khả năng lưu biến cũng như mối quan hệ giữa ứng suất và biến dạng gần như tương đồng với bê tông xi măng.

2.3.1 Chế tạo bê tông Geopolymer

Việc chế tạo bê tông Geopolymer sử dụng tro bay theo phương pháp giống như bê tông xi măng Portland. Trong phịng thí nghiệm, tro bay và cốt liệu (Cát, đá) được nhào trộn khô trước (trường hợp trộn bằng máy trộn thì thời gian trộn khoảng 3 phút). Dung dịch alkali có thể được trộn chung với phụ gia siêu dẻo và lượng nước thêm vào nếu cần.

Thành phần lỏng được thêm vào hỗn hợp khô kể trên và được trộn đều trong khoảng bốn phút. Hỗn hợp bê tơng này có thể được đổ khn và đầm chặt bằng máy đầm dùi theo cách thức của bê tông xi măng Portland.

2.3.2 Dưỡng hộ nhiệt bê tông Geopolymer

Bê tông Geopolymer gốc tro bay có thể được bảo dưỡng trong điều kiện thường nhưng cường độ không cao. Tuy nhiên khi được dưỡng hộ nhiệt sẽ cho cường độ tốt hơn.

Việc dưỡng hộ nhiệt sẽ thúc đẩy các phản ứng hóa học (Phản ứng trùng ngưng) xảy ra tốt hơn trong q trình tạo chất kết dính Geopolymer. Cả nhiệt độ dưỡng hộ và thời gian dưỡng hộ nhiệt đều ảnh hưởng đến cường độ của bê tông Geopolymer. Trong dưỡng hộ nhiệt, nhiệt độ có thể cung cấp dưới dạng hơi nước nóng hoặc khơ.

Thời gian dưỡng hộ nhiệt thúc đẩy q trình polymer hóa, do đó về lý thuyết thời gian dưỡng hộ nhiệt càng lâu càng tốt. Thơng thường, các mẫu bê tơng có thể dưỡng hộ đến 96 giờ, tuy nhiên các kết qủa nghiên cho thấy, thường thì cường độ bê tơng phát triển nhanh trong vòng 24 giờ đầu và chậm lại trong khoảng thời gian sau đó. Một yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến cường độ bê tơng đó là nhiệt độ dưỡng hộ, nhiệt độ dưỡng hộ càng cao thì cường độ bê tơng càng cao.

Bên cạnh đó, việc bắt đầu dưỡng hộ nhiệt không nhất thiết phải thực hiện ngay sau khi đúc bê tơng mà có thể chậm lại trong vài ngày. Các nghiên cứu chứng tỏ rằng việc bắt đầu dưỡng hộ nhiệt sau khi đổ khuôn đến 5 ngày khơng những khơng giảm sút mà cịn làm tăng cường độ của bê tơng Geopolymer (theo Hardjito, 2005). Do đó, các cấu kiện có thể linh hoạt trong chế độ dưỡng hộ nhiệt cho bê tông Geopolymer.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng chịu uốn của sàn bê tông cốt thép geopolymer (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)