CHƯƠNG 3 : NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
3.1.2 Dung dịch hoạt hóa
Hỗn hợp dung dịch polymer hoạt hóa dùng để tạo phản ứng kết dính vật liệu hỗn hợp dung dịch Sodium Silicat (Na2SiO3) và dung dịch Sodium Hydroxit (NaOH).
3.1.2.1 Dung dịch Sodium Hydroxyde (NaOH)
Đối với việc sử dụng dung dịch NaOH, yêu cầu độ sạch của dung dịch NaOH phải đạt mức 98%. Yêu cầu cần phải xác định trước nồng độ dung dịch cần thiết để từ đó pha trộn dung dịch với nồng độ Mol đúng nhất từ công thức xác định nồng độ Mol, từ đó suy ra được khối lượng NaOH khan cần pha trộn vào dung dịch như sau.
M dd NaOH C M V 100 m 1000 P mNaOH là khối lượng NaOH khan cần cho vào M là khối lượng Mol của NaOH (M=40) Vdd là thể tích dung dịch cần pha trộn CM là nồng mol/l của dung dịch
Dung dịch NaOH được pha chế từ Natri hydroxide nguyên chất ở dạng rắn, màu trắng đục, độ tinh khiết trên 90%, khối lượng riêng 2,130 kg/m3. Nồng độ mol pha chế và dùng trong thí nghiệm nghiên cứu là 14 mol.
Hình 3.2. Dung dịch Sodium Hydroxit NaOH
3.1.2.2 Dung dịch Sodium Silicate (Na2SiO3)
Sodium Silicat trong thí nghiệm nghiên cứu này có tỉ lệ thành phần là SiO2 = 30.1%, Na2O = 9.4%, H2O = 60.5%. Hàm lượng SiO2/Na2O = 3.2, tỷ trọng 1.420.01 g/ml. Dung dịch này có màu trắng đục.
Dung dịch thủy tinh lỏng (Na2SiO3) là dung dịch có màu trắng đục, có đặc tính sệt, sánh, dễ dàng hòa tan trong nước. Thủy tinh lỏng là một dung dịch có khả năng tác dụng với nhiều chất ở dạng rắn, lỏng, khí. Thủy tinh lỏng dễ bị các axít phân hủy ngay cả axít cácboníc và tách ra kết tủa keo đơng tụ axít silicsic.
Các thành phần nguyên vật liệu sau khi được cân đo theo khối lượng sẽ được chứa trong các thùng, máng hoặc bao chứa để chuẩn bị cho q trình đổ bê tơng
Hình 3.4. Các thành phần nguyên vật liệu được chuẩn bị trước khi đổ bê tông