9. Kết cấu luận văn
2.4. Kết quả nghiên cứu
2.4.5. Thực trạng về kiểm tra, đánh giá
Trình độ tiếng Anh đầu vào
Bảng 13: Trình độ tiếng Anh đầu vào
TT
Câu 5.1: Trình độ tiếng Anh của anh chị đạt ở mức độ nào trước khi học tiếng Anh tại chương trình liên kết quốc tế
Số lượng Tỉ lệ
1 Trung học phổ thông 107 91.5
2 IELTS, TOEFL, TOEIC 10 8.5
(Nguồn: Trung tâm Hợp tác Đào tạo Quốc tế 2014 - 2017)
Đa số sinh viên tham gia chương trình quốc tế đều có tiếng Anh ở trình độ Trung học phổ thơng, chiếm 91.5%.
Số sinh viên có điểm IELTS, TOEFL, TOEIC quốc tế chỉ khoảng 8.5% và theo số liệu của TTHQĐTQT thì chỉ có khoảng 5% đạt u cầu là từ IELTS 6.0 trở lên hoặc tương đương để được vào học thẳng vào chuyên ngành.
Trình độ tiếng Anh đầu ra theo đúng tiến độ
Tác giả sử dụng số liệu thống kê số lượng sinh viên hồn thành chương trình tiếng Anh theo đúng tiến độ của khố 2014 và 2015 (khóa 2016 đang học cấp độ 3). Số lượng sinh viên này được tính dựa trên kết quả thi lần đầu và khơng tính đến số lượng thi lại và học lại.
Số lượng sinh viên có sự chênh lệch giữa các cấp độ là do có nhiều nguyên nhân khác nhau. Ví dụ khóa 2014, số lượng sinh viên ở cấp độ 1 đậu là 71 sinh viên nhưng khi sang cấp độ 2 chỉ có 61 sinh viên theo học, lý do là sinh viên thôi học hoặc tạm dừng. Ở cấp độ 3 chỉ đậu có 11 sinh viên nhưng số lượng sinh viên ở cấp độ 4 là 27 sinh viên là do sinh viên bảo lưu của khóa trước quay trở lại học, hoặc do sinh viên mới vào. Những sinh viên mới sẽ được kiểm tra trình độ tiếng Anh và xếp
lớp đúng với cấp độ tương ứng với trình độ đó (ví dụ như IELTS 5.5 thì sẽ vào học cấp độ 4).
Bảng 14: Thống kê số lượng sinh viên khóa 2014 hồn thành chương trình tiếng Anh đúng thời hạn
NỘI DUNG Kết quả thi cuối kỳ
STT Cấp độ Tổng sinh viên Đạt Tỉ lệ (%) Không đạt Tỉ lệ (%) 1 Cấp độ 1 80 71 88.8 9 11.3 2 Cấp độ 2 61 51 83.6 10 16.4 3 Cấp độ 3 55 11 20.0 44 80.0 4 Cấp độ 4 27 23 85.2 4 14.8
Tỷ lệ sinh viên hồn thành chương trình đúng thời hạn (%) 28.8
(Nguồn: Trung tâm Hợp tác Đào tạo Quốc tế 2014 - 2017) Bảng 15: Thống kê số lượng sinh viên khóa 2015 hồn thành chương trình tiếng Anh đúng thời hạn
Nội dung Kết quả thi cuối kỳ
STT Cấp độ Tổng sinh viên Đạt Tỉ lệ (%) Không đạt Tỉ lệ (%) 1 Cấp độ 1 54 27 50.0 27 50.0 2 Cấp độ 2 39 26 66.7 13 33.3 3 Cấp độ 3 23 9 39.1 14 60.9 4 Cấp độ 4 26 15 57.7 11 42.3
Tỷ lệ sinh viên hồn thành chương trình đúng thời hạn (%) 27.8
(Nguồn: Trung tâm Hợp tác Đào tạo Quốc tế 2014 - 2017)
Kết quả của bảng 14 và 15 cho thấy tỷ lệ sinh viên “Đạt” ở cấp độ 3 là rất thấp, năm 2014 là 20%, năm 2015 là 39.1%. Giải thích cho tình trạng này là do khi chuyển từ cấp độ 2 lên cấp độ 3 là từ tiếng Anh tổng quát lên tiếng Anh học thuật là hai cấp độ rất khác nhau. Sinh viên nhận xét chương trình học cấp độ 3 tương đối khó và cấu trúc đề thi khá xa lạ với các em hoặc là đề thi ở cấp độ 2 thì quá dễ, đề thi ở cấp độ 3 thì q khó. Ngược lại, khi vào cấp độ 4 mặc dù chương trình có khó hơn nhưng vì sinh viên đã làm quen được tiếng Anh học thuật nên tỷ lệ rớt có giảm
xuống. Cụ thể, khóa 2014 tỷ lệ rớt cấp độ 3 là 80%, level 4 là 14.8%. Khóa 2015 tỷ lệ rớt ở cấp độ 3 là 60.9%, level 4 là 42.3%.
Bảng kết quả học tập của sinh viên còn thể hiện tỷ lệ sinh viên hoàn tất chương trình cịn q thấp, năm 2014 là 28.8%, năm 2015 là 27.8%.
Sinh viên khi thi rớt phải thi lại hoặc học lại, có khi học tăng cường vào mùa hè để có thể vào chuyên ngành vào năm học tiếp theo. Và có những sinh viên phải học chậm so với tiến độ 1 học kỳ hoặc 1 năm học, tùy thuộc vào trình độ của từng em. Mặc dù số lượng sinh viên hồn tất chương trình tiếng Anh theo đúng tiến độ rất ít. Nhưng vì để đảm bảo chất lượng, chương trình kiểm sốt tiếng Anh đầu ra khá gắt gao, chỉ khi nào sinh viên hồn tất chương trình tiếng Anh thì mới được vào học chuyên ngành. Khi vào chuyên ngành thì sinh viên cịn được hỗ trợ 2 học kỳ tiếng Anh chuyên ngành và phải học chuyên ngành hoàn toàn bằng tiếng Anh.
Kết quả tự đánh giá của sinh viên
Bảng 16: Bảng tự đánh giá trình độ tiếng Anh của sinh viên
TT Câu 5.5: Anh chị tự đánh giá mình học tốt kỹ năng nào? Số lượng Tỉ lệ Câu 5.6: Anh chị tự đánh giá mình học khơng tốt kỹ năng nào? Số lượng Tỉ lệ 1 Nghe 28 23.9 Nghe 60 51.3 2 Nói 39 33.3 Nói 47 40.2 3 Đọc 47 40.2 Đọc 31 26.5 4 Viết 28 23.9 Viết 52 44.4 5 Ngữ pháp 49 41.9 Ngữ pháp 25 21.4
Bảng 16 là bảng khảo sát về việc tự đánh giá trình độ tiếng Anh theo từng kỹ năng của sinh viên. Kết quả khảo sát đã phản ánh rất rõ đặc điểm của sinh viên Việt Nam nói chung và sinh viên của chương trình LKĐT nói riêng. Sinh viên học rất tốt kỹ năng “Đọc” và “ Ngữ pháp” và khơng tốt ở kỹ năng “nghe”, “Nói” và “Viết”.
Kết quả này một phần có ảnh hưởng từ trình độ tiếng Anh ở giai đoạn Trung học Phổ thông, đặc biệt là những khu vực vùng sâu, vùng xa khơng có các phương
tiện học đầy đủ. Hoặc là xuất phát từ việc khơng coi trọng vai trị của tiếng Anh mà chỉ xem như một môn học và học chỉ để thi. Trong khi học một ngoại ngữ cần có sự đam mê, yêu thích và phải đạt được mục tiêu là có thể giao tiếp và đọc được tài liệu. Để cải thiện kết quả trên, hằng năm chương trình đều bố trí giáo viên bản ngữ 100% dạy kỹ năng nghe và nói cho sinh viên.
Kết quả tự đánh giá tổng thể chương trình
Bảng 17: Bảng đánh giá tổng thể chương trình
TT Câu 6: Đánh giá của Anh/Chị về khóa học này như thế nào? Số lượng Tỉ lệ 1 Rất tệ 1 0.9 2 Tệ 12 10.3 3 Đạt yêu cầu 70 59.8 4 Tốt 25 21.4 5 Xuất sắc 0 0.0
Có khoảng 81.2% sinh viên đánh giá chung về khóa học từ mức độ “Đạt u cầu” đến “Tốt”.
Khơng có sinh viên nào đánh giá khóa học này ở mức độ “Xuất sắc”. Và có khoảng 11.2% đánh giá khóa học ở mức độ “Tệ” đến “Rất tệ”.
Như vậy vẫn cịn một số sinh viên mong muốn chương trình tiếp tục cải tiến để nâng cao chất lượng chương trình.
Ý kiến của sinh viên
Bảng 18: Ý kiến của sinh viên
Mã Câu 7: Bạn muốn khóa học này được cải thiện
như thế nào? lượng Số Tỉ lệ Thứ bậc
A
Cung cấp những thông tin tốt hơn trước khi bắt
đầu khóa học 54 46.2 3
B Giảm khối lượng nội dung môn học 30 25.6 8 C Cập nhật nội dung của môn học 35 29.9 7 D Làm cho các hoạt động của môn học thú vị hơn 65 55.6 1 E Làm cho nội dung của môn học dễ hiểu hơn 63 53.8 2 F Làm cho tốc độ của môn học chậm hơn 20 17.1 10
G Tăng thời lượng môn học 23 19.7 9
H Cải thiện các bài kiểm tra 30 25.6 8
I Làm rõ mục tiêu môn học 42 35.9 6
J Tăng khối lượng môn học 14 12.0 11
K Cải thiện phương pháp giảng dạy 53 45.3 4 L Cải thiện cách tổ chức khóa học 42 35.9 6 N Làm cho nội dung mơn học hóc búa hơn 13 11.1 12 M Tăng tốc độ của môn học lên 13 11.1 12
O Giảm thời lượng môn học 14 12.0 11
Biểu đồ 3: Ý kiến của sinh viên 0.0 10.0 20.0 30.0 40.0 50.0 60.0 A B C D E F G H i J K L N M O P 46.2 25.6 29.9 55.6 53.8 17.1 19.7 25.6 35.9 12.0 45.3 35.9 11.1 11.1 12.0 40.2
Kết quả khảo sát cho thấy, nội dung mà sinh viên mong muốn cải thiện nhiều nhất đó là “Làm cho các hoạt động của môn học thú vị hơn”, chiếm tỷ lệ 55.6%.
53.8% mong muốn “Làm cho nội dung của môn học dễ hiểu hơn”
46.2% sinh viên mong muốn “Cung cấp những thông tin tốt hơn trước khi
bắt đầu khóa học”
45.3% sinh viên có nguyện vọng “Cải thiện phương pháp giảng dạy” 40.2% sinh viên cho rằng nên “Thêm nhiều Video clip cho môn học”
Ngồi ra, sinh viên cịn có thêm ý kiến khác về những việc mà mình muốn cải thiện trong chương trình là: tăng thời lượng thực hành mơn nói, u cầu giáo viên và sinh viên không sử dụng tiếng Việt trong lớp học, tăng thêm thời gian học ở năm 1 (năm học tiếng Anh), cải thiện thêm phần ngữ pháp để hỗ trợ cho kỹ năng viết. Đồng thời, sinh viên cũng nhận định rằng: lời khuyên của giáo viên, sự nhiệt tình giảng dạy và giải thích rõ ràng dễ hiểu về bài giảng, bài tập về nhà, khả năng kết nối giữa giáo viên và sinh viên, sự nhiệt tình và trách nhiệm của cán bộ lớp…. là những điều có giá trị nhất trong khóa học.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trong chương 2, tác giả đã tiến hành khảo sát thực trạng học tiếng Anh của sinh viên dự bị trong chương trình LKĐTQT tại trường ĐHSPKT TP. HCM. Dựa trên cơ sở lý luận, tác giả đánh giá thực trạng trên 5 nội dung. Bảng khảo sát được thiết kế bao gồm các câu hỏi và các cấp độ trả lời theo thang đo Liker xoay quanh 5 nội dung cần đánh giá.
Kết quả khảo sát được người nghiên cứu trình bày dưới hình thức biểu đồ và các bảng. Thông qua kết quả khảo sát, người nghiên cứu rút ra một số nhận xét như sau:
- Điều kiện học tập: nhà trường đã trang bị đa dạng các phương tiện học tập, giáo viên đã tận dụng và sử dụng hiệu quả các phương tiện đó. Nhưng trong số những phương tiện đó vẫn thiếu phịng Lab chun dụng dành riêng cho sinh viên quốc tế. Chính vì vậy mà sinh viên quốc tế phải dùng chung với sinh viên các hệ đào tạo khác. Số lượng lớp học các hệ rất đông nên mức độ sử dụng ít. Vì vậy sinh viên vẫn chưa nhìn thấy được hiệu quả của phòng Lab.
- Thái độ và động cơ học tiếng Anh: sinh viên nhận thức rất rõ vai trò của tiếng Anh và mục tiêu học tập của bản thân. Việc học tiếng Anh còn xuất phát từ sự u thích của bản thân và có định hướng cho tương lai chứ khơng phải từ mong muốn của người khác. Việc nhận thức thì rất tốt nhưng quyết tâm thực hiện chưa cao thể hiện qua việc sinh viên chỉ học ở trên lớp chứ ít chủ động tận dụng các cơ hội học tiếng Anh ở bên ngoài.
- Phương pháp dạy và học: Sinh viên chỉ tích cực học tập khi được thầy cơ khuyến khích và tạo điều kiện tham gia vào các hoạt động học tập trên lớp. Nếu khơng thì sinh viên chỉ thích tiếp thu bài học một cách thụ động thông qua hoạt động giảng bài của giáo viên. Giáo viên thì được sinh viên đánh giá có nghiệp vụ chun mơn tốt, có sự hiểu biết rõ ràng về khóa học, nhiệt tình, sẵn sàng giải thích hoặc giúp đỡ sinh viên cải thiện kỹ năng học tập và đặc biệt là giáo viên cư xử đúng mực và tôn trọng sinh viên.
- Nội dung học tập: Sinh viên đánh giá nội dung giáo trình và cấu trúc giáo trình khá tốt. Độ khó của giáo trình là phù hợp với từng cấp độ tương ứng. Sinh viên khá hài lòng với giáo trình đang được sử dụng giảng dạy của chương trình.
- Kiểm tra, đánh giá: Kết quả kiểm tra, đánh giá cho thấy tiếng Anh đầu vào của sinh viên thấp, đa số ở trình độ THPT. Kết quả học tập cho thấy tỷ lệ sinh viên rớt nhiều ở cấp độ 3 và tỷ lệ sinh viên hồn tất chương trình theo đúng tiến độ là chưa cao. Kết quả tự đánh giá của sinh cho thấy sinh viên còn chưa học tốt ở kỹ năng: nghe, nói, viết.
Từ kết quả đó, tác giả nhận thấy ở lứa tuổi này, các em dễ bị phân tâm bởi nhiều hoạt động cám dỗ bên ngoài hoặc lần đầu được thoát ly sự quản lý của gia đình nên tính chủ động và tích cực vào các hoạt động học bên ngồi lớp học bị hạn chế. Chỉ khi đến lớp, được thầy cơ “truyền lửa” và có tập thể năng động thì các em lại hịa mình vào những hoạt động trên lớp dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Vì vậy mà những biện pháp nào cải thiện tính chủ động, tích cực, sáng tạo; mơi trường học tập năng động; chương trình đào tạo rõ ràng, phù hợp; giáo viên giỏi chun mơn, nhiệt tình… sẽ góp phần nâng cao chất lượng tiếng Anh của sinh viên.
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG HỌC TIẾNG ANH CỦA SINH VIÊN