Điều tra hứng thú học tập môn lịch sử của HS

Một phần của tài liệu Sử dụng tư liệu hiện vật tại bảo tàng hùng vương trong dạy học lịch sử việt nam (chương 2 lớp 6 nhà nước văn lang âu lạc) cho học sinh THCS thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 56 - 103)

Bảng 1.3 Kết quả điều tra học sinh

Bảng 1.3.1 Điều tra hứng thú học tập môn lịch sử của HS

Nội dung Số phiếu Tỷ lệ (%)

Khơng thích 20 33.34

Bình thường 30 50

Thích 5 8.33

Rất thích 5 8.33

Về việc đi tham quan bảo tàng Hùng Vương (Khu di tích đền Hùng, Phú Thọ) 100% các em đều đã được đến đây tham quan tìm hiểu ít nhất một hoặc

nhiều lần. Trong đó 25 em chiếm 41.67% đã từng đến một lần còn lại hơn nửa số em được điều tra đều đã đến nhiều lần. Điều này chứng tỏ các em đã có một số hiểu biết nhất định về bảo tàng Hùng Vương và những tư liệu, hiện vật được trưng bày ở đây. Đây sẽ là một trong những thuận lợi giúp cho GV dễ dàng hơn trong việc dạy học lịch sử có sử dụng tư liệu, hiện vật tại bảo tàng, cũng như

đơn giản hơn trong việc đưa các em đến bảo tàng học tập, tham quan ngoại khóa.

Khi được hỏi về bài học lịch sử có sử dụng tư liệu, hiện vật tại bảo tàng, hơn quá nửa số em HS được hỏi đều cảm thấy rất thích thú và hấp dẫn nếu thầy cơ có sử dụng tư liệu, hiện vật trong dạy học, chiếm tỉ lệ 66.67%.

Về những tác dụng khi dạy học lịch sử kết hợp sử dụng tư liệu, hiện vật tại bảo tàng, qua điều tra thấy rằng tất cả HS đều cảm thấy có rất nhiều tác

dụng.

Hình 1.1. Tác dụng của dạy học sử dụng tư liệu, hiện vật bảo tàng

Về tần suất số lần HS đi tham quan bảo tàng, nhà truyền thống, di tích lịch sử, qua khảo sát thấy rằng mức độ thường xuyên chỉ chiếm 25% trong khi

mức độ không bao giờ và thỉnh thoảng là 75%. Điều đó cho thấy trong thực tế, học sinh ít được tham quan tìm hiểu những hiện vật, tư liệu ở bảo tàng, di tích lịch sử, phụ huynh, giáo viên, nhà trường chưa thực sư quan tâm, đầu tư để các em có cơ hội trải nghiệm.

33%

33% 25%

9%

Bài học sinh động, cuốn hút hơn

Dễ nhớ, hiểu sâu và nhớ lâu hơn bài học lịch sử

Cảm thấy tự hào, tự tôn dân tộc, biết ơn ông cha, căm thù giặc ngoại xâm Ý kiến khác

Hình 1.2. Tần suất số lần HS tham quan bảo tàng, nhà truyền thống, di tích lịch sử

Qua điều tra cho thấy, cũng như những khó khăn của GV, các em có những khó khăn khi tìm hiểu về tư liệu, hiện vật bảo tàng đó là những nguồn tư

liệu bảo tàng ít được cơng khai (50%), khơng được giáo viên, nhà trường hướng dẫn cụ thể (25%) số cịn lại khơng có thời gian, điều kiện để tìm nguồn tư liệu, hiện vật,…(25%)

Kết luận: Như vậy qua công tác điều tra, khảo sát tôi nhận thấy việc sử dụng tư liệu, hiện vật tại bảo tàng trong dạy học Lịch sử ở trường THCS có những ưu và nhược điểm như sau:

* Ưu điểm:

Về phía giáo viên: Nhìn chung phương pháp đã bước đầu được thầy cô sử dụng trong quá trình dạy học. Giáo viên nhận thức được những hiệu quả, tác dụng của phương pháp sử dụng tư liệu, hiện vật tại bảo tàng trong dạy học lịch sử và có những kĩ năng cơ bản nhất định để tiến hành trong thực tế. Trong giờ học, giáo viên đưa ra nguồn tư liệu, hiện vật tại bảo tàng, có sự kết hợp nhiều phương pháp khác nhau để khai thác nguồn tư liệu, hiện vật để phát huy được tính tích cực, chủ động của HS, nhằm tạo hứng thú và nâng cao hiệu quả bài học lịch sử.

không bao giờ 8%

thỉnh thoảng 67%

thường xun 25%

Về phía học sinh: Một bộ phận học sinh có ý thức học tập bộ mơn, mong muốn khám phá tri thức lịch sử dân tộc. Đặc biệt, các em rất thích học lịch sử bằng phương pháp sử dụng tư liệu, hiện vật tại bảo tàng mà các thầy cô tiến hành hướng dẫn. Đa số các em đều cảm thấy thích thú, mới mẻ, kích thích sự tìm tịi sáng tạo. Giúp các em hiểu bản chất của các sự kiện, hiện tượng lịch sử dân tộc, thấy được mối liên hệ chặt chẽ giữa những tư liệu, hiện vật tại bảo tàng với lịch sử dân tộc. Góp phần bồi dưỡng tình cảm, tư tưởng, thái độ, lịng u nước, tinh thần tự hào tự tơn dân tộc, lòng biết ơn và bảo vệ, trân trọng những thành quả của cha ông ta trong quá khứ.

* Nhược điểm:

Bên cạnh những mặt tích cực, hiệu quả đạt được thì việc sử dụng tư liệu, hiện vật tại bảo tàng trong dạy học lịch sử,cụ thể là lịch sử Việt Nam lớp 6 chương 2: Thời đại dựng nước Văn Lang – Âu Lạc còn tồn tại một số hạn chế như sau:

Về giáo viên: Giáo viên có sử dụng tư liệu, hiện vật tại bảo tàng trong dạy học lịch sử Việt Nam tuy nhiên chưa thường xun, cịn khó khăn trong sưu tầm, lựa chọn tư liệu, hiện vật trong giảng dạy. Sử dụng chỉ trong giờ nội khóa, làm tài liệu minh họa, chưa xem đó là nguồn kiến thức, làm bài học trở nên nặng nề khô khan thiếu trọng tâm. Đa số giáo viên chưa đầu tư vào việc tìm tịi và sử dụng tư liệu, hiện vật tại bảo tàng trong dạy học LS dân tộc.

Những tư liệu, hiện vật tại bảo tàng là tài liệu tham khảo dùng cho dạy học lịch sử nói chung và dạy học LSVN nói riêng cịn thiếu, một số GV cho rằng sử dụng tư liệu, hiện vật trong dạy học lịch sử là không bắt buộc nên đôi khi chỉ dừng lại ở việc sử dụng SGK, sách giáo viên. Thời gian chủ yếu của tiết học là các hoạt động nhận thức thơng qua việc thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm.

Về học sinh: Đa số HS chưa hứng thú với việc học tập bộ môn lịch sử, điều này do cả nguyên nhân khác quan và nguyên nhân chủ quan. Trong đó

việc sử dụng tư liệu, hiện vật tại bảo tàng cịn sơ sài, ít tài liệu, các em ít được tiếp cận với những tư liệu ngoài SGK.

Việc học ở nhà của HS chỉ là thuộc lịng, tìm hiểu những điều cho ghi chép ở lớp, học những kiến thức trọng tâm chống đối để thi. Ít được GV hướng dẫn sưu tầm, tìm hiểu về những tư liệu hiện vật tại bảo tàng thơng qua các hoạt động ngoại khóa, sắm vai, thảo luận … nên những hiểu biết của các em về các tư liệu, hiện vật tại bảo tàng cịn hạn chế. Do đó, HS ít nhớ và có biểu tượng đầy đủ về các nhân vật, sự kiện, hiện tượng lịch sử liên quan đến LSDT và tất yếu là HS sẽ thiếu hứng thú, động cơ, thái độ học tập lịch sử một cách đúng đắn, nghiêm túc.

1.2.5. Nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng sử dụng tư liệu, hiện vật tại bảo tàng trong dạy học lịch sử

Kết quả điều tra cho thấy chất lượng học tập bộ mơn lịch sử nói chung cịn thấp và chất lượng dạy – học lịch sử có sử dụng tư liệu, hiện vật tại bảo tàng nói riêng cũng thấp. Chưa tạo được hứng thú học tập cho học sinh, chất lượng bài học chưa đạt được hiệu quả cao. Việc sử dụng tư liệu, hiện vật tại bảo tàng trong dạy học là một trong những giải pháp hiệu quả tạo nên hứng thú học tập cho HS. Một số nguyên nhân của thực trạng trên đó là:

Thứ nhất, nguồn tư liệu, hiện vật đưa vào SGK cịn ít, nội dung SGK chủ yếu là phần lý thuyết, ít hình ảnh, kênh hình.

Thứ hai, giáo viên cịn “ngại”, chưa có ý thức trong việc khai thác, tìm hiểu, sử dụng tư liệu, hiện vật tại bảo tàng trong dạy học lịch sử. Giáo viên phải thường xuyên sử dụng tư liệu, hiện vật trong bài học, hướng dẫn HS tra cứu, khai thác tư liệu, hiện vật.

Thứ ba, vị thế của bộ môn lịch sử giảm sút ảnh hưởng đến tâm lý đổi mới của GV và HS. Cả GV và HS đều xem đây là môn phụ không cần phải học nhiều nên không đầu tư cho môn học.

Xuất phát từ thực trạng, kết quả và những nguyên nhân trên, đòi hỏi người giáo viên phải thay đổi cách dạy, học sinh phải thay đổi cách học thì chất lượng học tập bộ mơn mới được nâng cao.

Tiểu kết chương 1

Như vậy có thể thấy rằng việc sử dụng tư liệu, hiện vật tại bảo tàng trong

dạy học lịch sử ở trường THCS có ý nghĩa, tác dụng và vai trò quan trọng để HS hiểu sâu nhớ kĩ về lịch sử dân tộc. Ngoài ra việc nghiên cứu, sử dụng tư liệu, hiện vật tại bảo tàng trong DHLS không chỉ làm phong phú sâu sắc hơn vốn tri thức lịch sử cho HS mà cịn góp phần phát triển, bồi dưỡng tư tưởng tình cảm và phát triển năng lực tư duy cho HS.

Xuất phát từ cơ sở lý luận, thực tiễn và qua điều tra khảo sát tôi thấy rằng việc sử dụng nguồn tư liệu, hiện vật tại bảo tàng trong dạy học lịch sử vừa đảm bảo nội dung giáo dục lịch sử, vừa tạo được hứng thú, phát huy năng lực độc lập, sáng tạo trong nhận thức của HS. Điều này phù hợp với xu thế đổi mới dạy học hiện nay nói chung là lấy người học làm trung tâm.

Học sinh ở các trường THCS thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ có những đặc điểm chung của HS THCS trong cả nước ngồi ra cũng có những đặc điểm riêng đòi hỏi giáo viên phải biết lựa chọn những phương pháp phù hợp với đối tượng HS để việc dạy – học đạt kết quả cao.

CHƯƠNG 2: HÌNH THỨC, BIỆN PHÁP SỬ DỤNG TƯ LIỆU, HIỆN VẬT TẠI BẢO TÀNG HÙNG VƯƠNG TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM( CHƯƠNG 2 LỚP 6, THỜI ĐẠI DỰNG NƯỚC VĂN LANG

– ÂU LẠC) CHO HỌC SINH THCS THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ , TỈNH PHÚ THỌ

2.1. Vị trí, nội dung và mục tiêu của lịch sử Việt Nam chương 2 lớp 6, thời đại dựng nước Văn Lang – Âu Lạc

2.1.1. Về vị trí, nội dung

Sách giáo khoa do bộ GD và ĐT ấn hành, thẩm định và dùng chung trong cả nước. Đây chính là tài liệu chuẩn để học học sinh học tập. Đối với bộ môn lịch sử ở trường phổ thông, nội dung lịch sử trong SGK đó là nội dung cốt lõi nhất phản ánh tiến trình lịch sử thế giới và lịch sử dân tộc. Tuy nhiên chương trình SGK cịn nặng tính lý thuyết lý luận, thiếu sinh động và hấp dẫn. Hiện nay xu hướng chung trong dạy học lịch sử là kết hợp giữa kiến thức khoa học lịch sử và khoa học giáo dục tăng cường hình ảnh, nguồn tư liệu hiện vật tạo điều kiện cho thầy và trò tổ chức các hoạt động giáo dục

Lịch sử Việt Nam chương 2, Thời đại dựng nước Văn Lang – Âu Lạc là một giai đoạn lịch sử quan trọng trong lịch sử dân tộc Việt Nam, nằm trong chương trình lịch sử lớp 6 bậc THCS. Nó cung cấp một lượng kiến thức lớn về quá trình hình thành nhà nước Văn Lang – Âu Lạc, hai nhà nước đầu tiên của dân tộc ta cũng như là sự chuyển biến về mặt kinh tế - xã hội, vật chất – tinh thần của cư dân Việt cổ.

Nhà nước Văn Lang: Bài 10, 11, 12, 13 (SGK Lịch sử 6): Qua các bài học này, HS biết được những chuyển biến to lớn là tiền đề cho sự ra đời của nhà nước đầu tiên - nhà nước Văn Lang. Chuyển biến kinh tế quan trọng nhất chính là thuật luyện kim được phát minh. Ngồi ra những cư dân ngun thủy cịn biết cải tiến công cụ lao động, biết trồng lúa nước và các loại rau đậu khác, chăn nuôi gia súc gia cầm làm cho cuộc sống của họ ổn định hơn nhiều so với thời kì trước. Những chuyển biến kinh tế đã dẫn đến những thay đổi về xã hội,

sự phân cơng lao động được hình thành giữa đàn ơng và phụ nữ. Sản xuất ngày càng phát triển giúp cuộc sống con người ổn định. Một số người giàu lên được bầu làm người đứng đầu, những người nghèo phải rơi vào cảnh nơ tì, mâu thuẫn giàu nghèo nảy sinh và tăng lên. Cùng với việc chống lại thiên tai lụt lội bảo vệ mùa màng và xung đột giữa các chiềng bản hay giữa người Lạc Việt và các tộc người khác là những tiền đề tạo cơ sở để hình thành nhà nước. Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang rất phong phú. Ở thời kì Văn Lang, luyện kim được chun mơn hóa cao, trống đồng được coi là biểu tượng của nền văn hóa Lạc Việt.

Nhà nước Âu Lạc: Bài 14, 15 (SGK Lịch sử 6): Qua các bài này, HS biết được rằng: Sau khi nhà nước Văn Lang sụp đổ, nhà nước Âu Lạc thành lập đứng đầu là Thục Phán hiệu là An Dương Vương. Thục Phán cho xây dựng thành Cổ Loa kiên cố và lực lượng quốc phịng hùng mạnh. Nhưng vì chủ quan khinh địch nên đã để đất nước rơi vào ách đô hộ của nhà Triệu.

Nội dung chương trình lịch sử lớp 6 đã phát triển hơn so với các lớp cấp bậc Tiểu học. Nội dung chương trình đã đi sâu tìm hiểu, phân tích, rút ra bài học lịch sử. Chương trình lớp 6 địi hỏi bước đầu giáo dục cho học sinh ý thức về cội nguồn văn hóa dân tộc, tinh thần tự hào dân tộc và yêu nước, biết ơn đối với những người có cơng, trân trọng những thành quả mà cha ông ta gây dựng lên, cảnh giác với các chế độ thù địch.

Nội dung chương trình lớp 6 cịn thực hiện nhiệm vụ phát triển, rèn luyện năng lực tư duy và thực hành, quan sát, nhận thức và đánh giá nhận xét, bước đầu rèn luyện các kĩ năng bộ môn như kỹ năng sử dụng SGK, thuyết trình, sử dụng bản đồ,…

Chương trình lịch sử lớp 6 phù hợp với nội dung trưng bày của bảo tàng Hùng Vương, đặc biệt là nội dung chương 2 lớp 6, các bài về nhà nước Văn Lang, Âu Lạc.

Chương 2: Thời đại dựng nước Văn Lang – Âu Lạc

Bài 11: Những chuyển biến về xã hội Bài 12: Nước Văn Lang

Bài 13: Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang Bài 14: Nước Âu Lạc

Bài 15: Nước Âu Lạc( tiếp theo)

2.1.2. Mục tiêu

* Về kiến thức: Giúp cho học sinh:

Biết được trình độ sản xuất, cơng cụ của người Việt cổ thể hiện qua các di chỉ: Phùng Nguyên( Phú Thọ), Hoa Lộc( Thanh Hóa). Phát minh ra thuật luyện kim

Hiểu được ý nghĩa, tầm quan trọng của sự ra đời của nghề trồng lúa nước. Biết được những chuyển biến về xã hội: chế độ phụ hệ dần thay bằng chế độ phụ hệ. Sự nảy sinh các vùng văn hóa lớn trên khắp ba miền đất nước, chuẩn bị bước sang thời kì dựng nước trong đó đáng chú ý nhất và văn hóa Đơng Sơn. Biết được điều kiện ra đời của nhà nước Văn Lang: Sự phát triển của sản xuất, làm thủy lợi và giải quyết các vấn đề xung đột.

Sơ lược về nhà nước Văn Lang: thời gian thành lập, địa điểm, tổ chức của nhà nước Văn Lang. Đánh giá được công lao của vua Hùng trong xây dựng đất nước.

Biết được đời sống vật chất (ăn, mặc, ở, đi lại), các nghề thủ công, đời sống tinh thần (lễ hội, tín ngưỡng) của cư dân Văn Lang.

Trình bày được hồn cảnh ra đời và tổ chức nhà nước Âu Lạc, sự tiến bộ trong sản xuất (sử dụng công cụ bằng đồng, bằng sắt, chăn nuôi, trồng trọt, các nghề thủ cơng)

Trình bày được Thành Cổ Loa và sơ lược diễn biến cuộc kháng chiến chống Triệu Đà năm 179 TCN.

* Về tư tưởng thái độ:

Nâng cao tinh thần sáng tạo trong lao động Bồi dưỡng ý thức về cội nguồn dân tộc

Giáo dục truyền thống yêu nước, trân trọng những công lao của các vua Hùng. Có ý thức xây dựng và bảo vệ đất nước ta hiện nay.

Bước đầu giáo dục lịng u nước và ý thức về văn hố dân tộc.

Giáo dục tình cảm, tinh thần yêu quê hương đất nước, tinh thần cộng đồng luôn nhớ về cội nguồn.

Giáo dục HS biết trân trọng những thành qủa mà cho ông đã xây dựng trong lịch sử. Giáo dục cho HS tinh thần cảnh giác đối với kẻ thù trong mọi tình huống phải kiên quyết gìn giữ độc lập dân tộc.

Một phần của tài liệu Sử dụng tư liệu hiện vật tại bảo tàng hùng vương trong dạy học lịch sử việt nam (chương 2 lớp 6 nhà nước văn lang âu lạc) cho học sinh THCS thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 56 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)