Các năng lực đặc thù cần hình thành và phát triển cho học sinh

Một phần của tài liệu Sử dụng tư liệu hiện vật tại bảo tàng hùng vương trong dạy học lịch sử việt nam (chương 2 lớp 6 nhà nước văn lang âu lạc) cho học sinh THCS thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 35)

STT Năng lực đặc thù Biểu hiện

1 Thu thập và sử lý thông tin về các sự kiện, hiện tượng lịch sử

- Sưu tầm tư liệu lịch sử từ các nguồn khác nhau như sách báo, tranh ảnh, tư liệu hiện vật, mạng Internet,…

- Biết chọn lọc thơng tin, tư liệu chân thật, có giá trị

- Biết phân biệt đâu là tư liệu thật, tư liệu gốc, những thông tin không chân thực về lịch sử.

2 Xác định mối liên hệ logic của các sự kiện, hiện tượng lịch sử

- Hiểu biết được bản chất của sự kiện, hiện tượng lịch sử và tìm ra được mối liên hệ tất yếu của các sự kiện hiện tượng lịch sử - Hiểu được lịch sử là hệ thống hồn chỉnh, liên tục, khơng thể chia cắt, một sự kiện hiện tượng lịch sử này mất đi sẽ là nguyên nhân nảy sinh sự kiện, hiện tượng khác 3 Tái hiện quá khứ lịch sử - Có trí tưởng tượng phong phú, khơi phục

các sự kiện, hiện tượng lịch sử với đầy đủ tính cụ thể, tính hình ảnh, tính mn hình mn vẻ của nó.

- Khôi phục lại bức tranh lịch sử với các yếu tố chính về thời gian, địa điểm, nhân vật, diễn biến, kết quả.

- Phân biệt được bối cảnh lịch sử, diễn biến chính, kết quả của sự kiện, hiện tượng lịch sử.

4 Đánh giá, giải thích các sự kiện, hiện tượng theo quan điểm lịch sử

- Giải thích các sự kiện, hiện tượng lịch sử phải đặt trong bối cảnh điều kiện lịch sử nó nảy sinh và phát triển

- Xem xét những tác động của những điều kiện đối với các sự kiện lịch sử

- Đánh giá được các sự kiện, hiện tượng lịch sử vừa phải đảm bảo tính khách quan, trung thực vừa đảm bảo tính tư tưởng, giá trị dân tộc, giá trị nhân văn.

5 Vận dụng kiến thức để hiểu biết, giải quyết các vấn đề đang diễn ra

- Hiểu được ý nghĩa, tác động của sự kiện, hiện tượng hay quá trình lịch sử

- Rút ra được những bài học, quy luật từ các sự kiện, hiện tượng lịch sử

- So sánh được các được các sự kiện, hiện tượng của lịch sử với các vấn đề đang xảy ra hiện nay, từ đó rút ra những điểm tương đồng, khác biệt trong hoạt động thực tiễn - Biết cập nhật, nhạy bén với những vấn đề mang tính thời sự

6 Trình bày các sự kiện, hiện tượng lịch sử

- Hiểu rõ, phân biệt đươc các thuật ngữ, khái niệm lịch sử

- Sắp xếp các vấn đề của lịch sử một cách logic, chặt chẽ từ nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa

- Thuyết trình, trình bày, kể lại lịch sử rõ ràng, dễ hiểu

- Viết được các vấn đề lịch sử bằng văn phong trong sáng, giản gị với ngôn ngữ của bản thân HS

1.1.4. Vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng tư liệu, hiện vật tại bảo tàng Hùng Vương trong dạy học lịch sử Việt Nam (Chương 2 lớp 6, thời đại dựng nước Văn Lang – Âu Lạc) cho học sinh THCS thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ

Việc sử dụng tư liệu, hiện vật tại Bảo tàng Hùng Vương trong dạy học lịch sử là một biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả bài học lịch sử, làm phát triển tính tích cực chủ động của học sinh. Biện pháp này có ý nghĩa quan trọng đối với giáo viên và học sinh.

Đối với giáo viên: Việc sử dụng tư liệu, hiện vật tại bảo tàng Hùng

Vương là một biện pháp để nâng cao hiệu quả bài học lịch sử, nó giúp cho bài giảng của giáo viên trở nên phong phú và hấp dẫn thu hút học sinh hơn. Những kiến thức lịch sử vốn khô khan với các mốc thời gian với sự kiện sẽ được học sinh tiếp thu một cách nhanh hơn.

Đối với học sinh: Sử dụng tư liệu, hiện vật tại bảo tàng Hùng Vương sẽ

góp phần phát triển tồn diện nhân cách của học sinh. Qua các tư liệu hiện vật tại bảo tàng Hùng Vương học sinh có cái nhìn biện chứng về q khứ, hiện tại, tương lai của lịch sử, tuân thủ đúng quy luật chung của quá trình nhận thức của các em là đi từ “trực quan sinh động đến tư duy trìu tượng đến hoạt động thực tiễn”. Việc sử dụng tư liệu hiện vật ở bảo tàng một cách hợp lý, có chọn lọc sẽ góp phần tạo hứng thú học tập cho học sinh, nâng cao hiệu quả bài học, phát triển các năng lực nhận thức độc lập của học sinh. Biện pháp này cũng có ý nghĩa to lớn trên cả ba mặt:

Về mặt giáo dưỡng: Chức năng và nhiệm vụ của bộ môn lịch sử ở

trường THCS trên các mặt giáo dưỡng, giáo dục, phát triển đã được lý luận, phương pháp dạy học lịch sử và thực tiễn chứng minh cụ thể:

Trước hết chúng ta phải làm cho học sinh biết được kiến thức cơ bản. Trên cơ sở đó bộ mơn lịch sử mới có tác dụng giáo dục và phát triển kĩ năng tư duy hành động cho học sinh.

Để nâng cao chất lượng bộ môn lịch sử, chúng ta không thể không sử dụng phương pháp trực quan, đây là một vấn đề đã được xác nhận về lý luận

về thực tiễn dạy - học lịch sử, tuy nhiên phương pháp trực quan thường dường như không được sử dụng thường xuyên, nếu được sử dụng thì phương tiện trực quan chỉ là bản đồ, lược đồ là chính, giáo viên vẫn dạy theo lối mịn thuyết trình là chính, xa rời thực tiễn, lối học này mang tính nhồi nhét làm cho các em ngại học về môn lịch sử, hạn chế tối đa khả năng chủ động trong tư duy học tập của học sinh.

Để khắc phục tình trạng thiếu đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử, việc khai thác và sử dụng các tư liệu hiện vật tại bảo tàng, nhà truyền thống là một điều quan trọng. Bảo tàng là: “thứ học đường đặc biệt, là nơi giải trí tích cực, học mà chơi chơi mà học”.

Học tập lịch sử tại bảo tàng sẽ góp phần hình thành kiến thức cho học sinh. Thông qua các tư liệu, hiện vật gốc được trưng bày trong bảo tàng sẽ làm cho học sinh nhanh chóng nắm được nội dung kiến thức cơ bản của bài. Bởi nguồn tư liệu này rất phong phú, đa dạng và cụ thể phản ánh nhiều hoạt động về đời sống vật chất và tinh thần của con người, từ những đề tài lao động sản xuất đến đề tài chiến tranh. Những tư liệu, hiện vật phong phú đó là nguồn cung cấp kiến thức giúp các em có được biểu tượng lịch sử chính xác, chân thật. Hơn nữa các tư liệu hiện vật tại bảo tàng được sắp xếp có hệ thống đã vẽ nên trước mắt học sinh bức tranh tương đối toàn diện về quá khứ, phản ánh phần nào hiện thực lịch sử đã tồn tại, góp phần cụ thể hóa sự kiện và tránh sai lầm làm” hiện đại hóa lịch sử” của học sinh.

Nội dung ở bảo tàng Hùng Vương phù hợp với quá trình lịch sử của học sinh lớp 6 THCS hiện nay. Với ưu thế đó, bảo tàng Hùng Vương có khả năng cung cấp khối lượng kiến thức mới cho học sinh, làm phong phú hơn kiến thức lịch sử các em đã học trên lớp. Trên lớp học với thời lượng 45 phút một tiết học, mà giáo viên thường chỉ dừng lại ở việc cung cấp kiến thức cơ bản và đi sâu vào trọng tâm của bài. Nếu cung cấp thêm kiến thức mới ngoài sách giáo khoa cho học sinh thì giáo viên dễ rơi vào tình trạng ”cháy giáo án”, các tư liệu

hiện vật của bảo tàng sẽ bổ sung thêm kiến thức mới, đồng thời củng cố kiến thức cơ bản đã học.

Về mặt giáo dục: Trong dạy học nói chung học sinh là chủ thể của quá

trình nhận thức. Để học tập tốt, có hiệu quả bộ mơn lịch sử học sinh phải có một trạng thái tâm lý tốt, có sự hưng phấn. Vì vậy giáo viên phải kích thích được sự say mê học tập, hứng thú học tập của học sinh, khi học sinh có hứng thú học tập thì hiệu quả bài học sẽ tốt, có tác dụng giáo dục cao. Ngược lại nếu không co hứng thú học tập thì hiệu quả học tập kém, tác dụng giáo dục thấp. Đây là yêu cầu lớn của q trình dạy học, chỉ có sự nỗ lực của thầy là chưa đủ mà người học là yếu tố quyết định đến chất lượng dạy học. Việc tri giác các tư liệu hiện vật trong bảo tàng đặc biệt là hiện vật, tư liệu gốc sẽ tạo cho các em tính tị mị, lịng hiểu biết và óc suy luận, kích thích các em tìm hiểu những điều chưa biết… Do đó việc học tập lịch sử có tác dụng giáo dục chính trị, tư tưởng sâu rộng, đặc biệt là trong tình hình thế giới hiện nay đang có những biến động lớn. Trong nước hiện nay nảy sinh một số vấn đề tiêu cực trong bộ phận thanh thiếu niên học sinh, nhiều em có khuynh hướng khơng quan tâm và không coi trọng quá khứ, phủ nhận những thành quả mà thế hệ trước đạt được, lại chịu ảnh hưởng của văn hóa khơng lành mạnh được lan truyền như các loại tranh ảnh, sách báo xuyên tạc lịch sử.

Trước tình hình trên việc cung cấp kiến thức khoa học thực sự, việc giáo dục tư tưởng chính trị cho thế hệ trẻ đặc biệt cho hoc sinh là một vấn đề cấp bách đặt ra mà bộ môn lịch sử nhất thiết phải đảm nhận một phần trách nhiệm không nhỏ. Việc giáo dục phải thực sự cụ thể không được chung chung. Những con người thực việc thực của quá khứ có sức thuyết phục, có sự rung cảm sâu sắc thực sự đối với thế hệ trẻ. Giáo viên lịch sử có thể lấy ra những dẫn chứng tấm gương anh dũng tuyệt vời của các anh hùng dân tộc, các chiến sĩ đã chiến đấu hi sinh vì độc lập tự do của tổ quốc để giáo dục học sinh. Nhờ vậy tư tưởng tình cảm của các em được sâu sắc hơn, các em đã có suy nghĩ về trách nhiệm của mình đối với bản thân, gia đình, đất nước. Những sự kiện về sự tàn ác, dã

man, sự phản phúc của bọn bán nước và cướp nước ln gây cho học sinh sự căm phẫn, lịng căm thù sâu sắc.

Sở dĩ sử dụng tài liệu, hiện vật của bảo tàng trong dạy học lịch sử để nâng cao chất lượng giáo dục bộ mơn là vì các tài liệu, hiện vật gốc trưng bày ở bảo tàng có tác dụng tốt, gây hứng thú cho học sinh trong học tập lịch sử. Qua các tài liệu, hiện vật các em có thể tự tìm thấy câu trả lời, mặt khác nó tạo cho các em sự hiếu kì, tị mị, ham khám phá tìm hiểu, óc suy luận…từ đó nảy sinh trong học sinh những cảm xúc lịch sử như yêu, ghét, kính trọng, khâm phục,…những hiểu biết của học sinh thông qua xúc cảm là con đường ngắn nhất, hiệu quả nhất đối với việc giáo dục niềm tin, tư tưởng, tình cảm một cách tự nhiên khơng gị bó gượng ép.

Các tài liệu, hiện vật, hình ảnh ở bảo tàng có tác dụng giáo dục niềm tin giáo dục lịng tự hào, tự tơn dân tộc cho học sinh đặc biệt là tinh thần yêu nước quyết tâm bảo vệ dân tộc, bảo vệ thành quả của ông cha ta . Khi trực tiếp tri giác các tư liệu, hiện vật ở bảo tàng các em có biểu tượng cụ thể, những bằng chứng hiển nhiên về các thời kì lịch sử đã qua, xác nhận tính hiện thực của những sự kiện hiện tượng lịch sử các em đã học là có thật .

Như vậy những tư liệu, hiện vật ở bảo tàng góp phần quan trọng vào việc giáo dục tư tưởng, tình cảm giáo dục niềm tin vững chắc vào sự phát triển bền vững của dân tộc trong công cuộc xây dựng đât nước. Bảo tàng di tích lịch sử cịn có ý nghĩa to lớn đối với việc giáo dục truyền thống của dân tộc, giáo dục lòng yêu nước của học sinh. Khi trực tiếp quan sát các hiện vật ở bảo tàng, các em như được sống trong thời kì lịch sử hào hừng của dân tộc, các em đang được

“trực tiếp tham gia” vào một sự kiện lịch sử quan trọng nào đó.

Về mặt phát triển: Dạy - học lịch sử tại bảo tàng Hùng Vương cịn góp

phần phát trển năng lực tư duy của học sinh. Việc rèn luyện năng lực tư duy đặc biệt là “tư duy lịch sử’’, khả năng vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế là một trong các yêu cầu quan trọng của quá trình dạy, học. Trong điều kiện

thực tế hiện nay trường THCS chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu trong dạy – học lịch sử.

Thông qua việc sử dụng tư liệu, hiện vật ở bảo tàng lịch sử học sinh sẽ được rèn luyện một số kĩ năng sau đây:

Quan sát và diễn đạt nội dung các tranh, ảnh, hiện vật lịch sử một cách ngắn gọn súc tích

Nhận thức được bản chất của các sự kiện, hiện tượng lịch sử thông qua việc tri giác các tài liệu, hiện vật ở bảo tàng.

Trình bày một cách tổng hợp bằng ngôn ngữ khoa học về các sư kiện lịch sử đang học.

Tự làm một số các loại đồ dùng trực quan phục vụ cho việc học tập lịch sử như vẽ một số bản đồ, làm bảng thống kê lịch sử, vẽ chân dung cho các nhân vật lịch sử, làm các hiện vật mô phỏng theo các hiện vật gốc …

Có thói quen và hứng thú sưu tầm tranh ảnh, tài liệu, hiện vật phục vụ cho việc học tập bộ môn lịch sử, xây dựng phòng học lịch sử, nhà truyền thống…

Trên cơ sở phát triển những kĩ năng tư duy, khả năng thực hành bộ môn đã nêu phát triển ở học sinh óc thẩm mỹ, khả năng nhận biết cái hay cái đẹp trong lịch sử cũng như cuộc sống hiện tại.

Ví dụ như khi dạy bài 13, chương 2 lớp 6: Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang, khi cho học sinh quan sát trống đồng, học sinh khơng chỉ dừng lại nhìn thấy bề ngồi của trống đồng mà cịn biết đặt vấn đề như:

Tại sao trống đồng Đông Sơn được coi là biểu tượng của nền văn hóa của người Lạc Việt?

Trống đồng Đông Sơn được sản xuất khi nào? ở đâu? Có những đặc điểm nổi bật nào?,…

Hàng loạt các câu hỏi được nảy sinh trong óc học sinh, khi được hướng dẫn trả lời, năng lực tư duy của các em sẽ phát triển.

Trên cơ sở phát triển những kĩ năng tư duy, thực hành bộ môn, việc sử dụng tư liệu hiện vật tại bảo tàng trong dạy học lịch sử cịn giúp học sinh phát triển óc thẩm mỹ, khả năng cảm nhận cái hay, cái đẹp trong lịch sử cũng như trong cuộc sống hiện tại.

Như vậy sử dụng tư liệu hiện vật ở bảo tàng trong dạy học lịch sử khơng chỉ có ý nghĩa giáo dưỡng, giáo dục mà cịn có ý nghĩa phát triển sâu sắc. Việc phát triển năng lực tư duy và khả năng thực hành bộ mơn có ý nghĩa rất lớn trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo bộ môn. Do vậy khi thực hiện bài học, giáo viên cần có quan niệm đúng và đưa ra những biện pháp sư phạm phù hợp. Quá trình giáo dục lịch sử diễn ra liên tục, thống nhất trong thời gian dài. Khi lựa chọn tài liệu và hiện vật để sử dụng chú ý lựa chọn những tài liệu, hiện vật tiêu biểu nhất, khơng chỉ có tác dụng giáo dưỡng giáo dục mà còn đáp ứng nhiệm vụ phát triển đối với học sinh.

Ngoài những ý nghĩa đối với học sinh, việc sử dụng tư liệu hiện vật tại bảo tàng còn giúp giáo viên lịch sử biết cách sưu tầm, bổ sung làm giàu vốn đồ dùng dạy học và kiến thức lịch sử của mình.

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.1. Thực tiễn dạy học lịch sử nói chung

Chủ trương đổi mới căn bản, tồn diện nền giáo dục Việt Nam địi hỏi các môn học ở trường phổ thơng có sự thay đổi về cách dạy- học. Bộ môn lịch

Một phần của tài liệu Sử dụng tư liệu hiện vật tại bảo tàng hùng vương trong dạy học lịch sử việt nam (chương 2 lớp 6 nhà nước văn lang âu lạc) cho học sinh THCS thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)