Sử dụng tư liệu, hiện vật tại bảo tàng Hùng Vương trong dạy học nộ

Một phần của tài liệu Sử dụng tư liệu hiện vật tại bảo tàng hùng vương trong dạy học lịch sử việt nam (chương 2 lớp 6 nhà nước văn lang âu lạc) cho học sinh THCS thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 71 - 78)

7. Cấu trúc của đề tài

2.4. Hình thức, biện pháp sử dụng tư liệu, hiện vật tại bảo tàng Hùng Vương

2.4.1. Sử dụng tư liệu, hiện vật tại bảo tàng Hùng Vương trong dạy học nộ

khóa

2.4.1.1. Trong dạy học nội khóa trên lớp

Sử dụng tư liệu, hiện vật tại bảo tàng Hùng Vương nhằm gây hứng thú, tạo động cơ học tập cho học sinh trong mở đầu bài học.

Mở đầu bài học hay mở đầu một đơn vị kiến thức giữ vị trí tương đối quan trọng. Bước mở đầu là bước để giáo viên thu hút học sinh vào bài học hoặc để bắt đầu một đơn vị kiến thức mới. Mở đầu tuy chỉ mất vài phút nhưng lại có tác dụng quan trọng, dẫn dắt cho cả một chuỗi hoạt động sau đó. Thực tế đã chứng minh rằng chỉ khi nào được định hướng rõ ràng học sinh mới sẵn sàng lĩnh hội kiến thức. Có rất nhiều cách để mở đầu nhưng hiệu quả hơn cả đó là vận dụng dạy học nêu vấn đề, tạo tình huống có vấn đề, tạo tình huống có vấn đề. Giới thiệu bài học nhằm nêu nhiệm vụ học tập và cách thực hiện để đạt được mục tiêu bài học, tạo động cơ học tập cho học sinh, hướng dẫn các em suy nghĩ, tiếp nhận, ghi chép bài học. Sử dụng tư liệu, hiện vật tại bảo tàng để mở đầu bài học là cách thu hút các em khám phá những tri thức mới chứa đựng trong tư liệu, hiện vật.

Để sử dụng có hiệu quả tư liệu, hiện vật tại bảo tàng trong dạy học lịch sử nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh giáo viên có thể dùng các tư liệu, hình ảnh, hiện vật thành văn.

Ví dụ khi dạy bài : “Những chuyển biến trong đời sống kinh tế” trước khi vào bài dạy, giáo viên trình chiếu cho học sinh một số hình ảnh tư liệu như: Tranh ảnh về các hiện vật công cụ lao động bằng đá, hình ảnh đồ trang sức, đồ gốm như ình vị, bát đĩa,… giáo viên kết hợp giới thiệu mở đầu bài học bằng hình ảnh kết hợp với lời dẫn: “các em hãy quan sát và miêu tả lại các hình ảnh được trình chiếu. đó là những cơng cụ làm bằng gì? Điều đó thể hiện đời sống kinh tế của cư dân nguyên thủy đã phát triển hay chưa? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài ngày hơm nay”

Hạt gạo cháy tìm được tại di chỉ Đồng Đậu

Cách mở đầu như vậy sẽ thu hút học sinh, gợi trí tị mị của học sinh về nội dung bài học ẩn chứa sau những hình ảnh được quan sát. Với phương pháp dạy học này giáo viên sẽ kích thích được hứng thú và động cơ học tập của học sinh làm cho học sinh tự định hướng về vấn đề cần tìm hiểu trong bài học.

Sử dụng tư liệu tại bảo tàng để cụ thể hóa nội dụng kiến thức: Sử dụng bảo tàng là một trong những phương tiện quan trọng để cụ thể hóa các hiện tượng lịch sử nhằm tạo biểu tượng rõ ràng, chân thực khách quan nhất cho học sinh. Tuy nhiên nếu học sinh tự nghiên cứu các tư liệu, hiện vật tại bảo tàng thì sẽ không đạt hiệu quả cao, do vậy giáo viên cần có sự gợi mở, hướng dẫn để học sinh khai thác tốt hơn các tài liệu hiện vật. Để thực hiện được điều đó thì câu hỏi gợi mở là phương tiện quan trọng. Khi đặt câu hỏi gợi mở yêu cầu đặt ra đối với giáo viên là phải phù hợp với mục tiêu bài học và nhận thức của học sinh. Đồng thời giáo viên phải kết hợp cả kiến thức chuyên môn với các biện pháp thao tác sư phạm để học sinh khai thác có hiệu quả nguồn tư liệu từ bảo tàng. Các câu hỏi gợi mở của giáo viên khơng chỉ kích thích trí tị mị, ham tìm hiểu lịch sử, giúp cho bài học lịch sử khơng cịn khơ khan, khó tiếp thu mà cịn làm sáng tỏ hơn những sự kiện, hiện tượng trong SGK. Muốn có kết quả như

vậy, giáo viên phải kết hợp các câu hỏi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phúc tạp để khai thác nội dung bên ngoài và bên trong của tư liệu lịch sử.

2.4.1.2. Trong bài học nội khóa tại bảo tàng

Bài học tại bảo tàng là bài học thuộc chương trình nội khóa. Đó thực chất là loại bài học lịch sử tại thực địa. Bảo tàng không phải là nơi diễn ra các sự kiện lịch sử nhưng là nơi thu thập và lưu trữ những nguồn tư liệu hiện vật liên quan đến quá khứ. Dạy học lịch sử ở bảo tàng phải tuân thủ các quy định của bài học nội khóa và thực hiện đầy đủ các yêu cầu của bài học tại bảo tàng.

Dạy học tại bảo tàng giáo viên phải dựa vào nội dung SGK xác định nội dung kiến thức cơ bản của bài kết hợp lựa chọn tư liệu hiện vật có liên quan đến nội dung kiến thức đồng thời trong quá trình giảng dạy, giáo viên phải kết hợp giữa bải giảng với việc xem xét các hiện vật trưng bày để từ đó phát huy năng lực tư duy của học sinh. Việc dạy học lịch sử tại bảo tàng có thể được tiến hành hai loại bài: Cung cấp kiến thức mới, bài củng cố và ôn tập kiến thức cũ. Đối với bài cung cấp kiến thức mới bảo tàng giáo viên có thể thực hiện theo cách:

Giáo viên dạy bình thường như ở trên lớp tại một phịng riêng tại bảo tàng sau đó hướng dẫn học sinh tham quan tài liệu, hiện vật có nội dung liên quan đến nội dung bài học. Với cách này, kiến thức lịch sử của học sinh sẽ được củng cố và khắc sâu.

Ví dụ khi dạy bài 11: “Những chuyển biến về xã hội” tại phòng của bảo tàng Hùng Vương song, giáo viên hướng dẫn cho học sinh tham quan nội dung trưng bày tại bảo tàng có liên quan đến nội dung bài học. Giáo viên khái quát nội dung trưng bày của bảo tàng để học sinh có biểu tượng chung sau đó mới tập chung vào phần kiến thức đang nghiên cứu. Đối với nội dung trên, giáo viên hướng dẫn cho học sinh tham quan những hiện vật thuộc thời kì văn hóa Đơng Sơn như là các hiện vật công cụ lao động bằng đồng, vũ khí, đồ trang sức bằng đồng,… Các hiện vật này sẽ giúp học sinh nắm được kiến thức và nhớ kiến thức lâu hơn.

Giáo viên dạy tại phòng trưng bày: Theo phương pháp này phòng trưng bày bảo tàng sẽ trở thành phòng học của học sinh với nhiều loại tư liệu, hiện vật liên quan đến nội dung bài học. Để tiến hành dạy - học có hiệu quả giáo viên phải nắm chắc các nguyên tắc dạy học tại bảo tàng, đồng thời biết được các công việc cần làm như sau:

Trước khi soạn giáo án và tiến hành bài giảng trực tiếp, giáo viên cần đến bảo tàng Hùng Vương để tìm hiểu nội dung tổng thể của bảo tàng và các tư liệu, hiện vật có liên quan đến nội dung bài học. Giáo viên căn cứ vào nội dung bài học để lựa chọn những tư liệu, hiện vật tiêu biểu liên quan đến bài giảng và sử dụng hợp lý đối với từng đơn vị kiến thức. Chú ý chọn tư liệu, hiện vật tiêu biểu nhất bởi nội dung trong SGK không quá nhiều, không nên tham kiến thức nhồi nhét làm cho giờ học nặng nề và kém hiệu quả.

Trước khi soạn giáo án chi tiết, giáo viên có thể trao đổi với cán bộ bảo tàng để nắm chắc nội dung tư liệu, hiện vật trưng bày từ đó xây dựng kế hoạch cụ thể cho bài dạy.

Căn cứ vào mục đích và yêu cầu của bài dạy tại bảo tàng, đối tượng và khả năng nhận thức của học sinh để lựa chọn các phương pháp dạy học phù hợp. Giáo viên nên sử dụng phương pháp trực quan vì đã có sẵn tư liệu, hiện vật tại bảo tàng. Học sinh sẽ lắng nghe, ghi chép và quan sát các hiện vật để trả lời câu hỏi.

Trước khi tiến hành bài dạy - học nội khóa tại bảo tàng, giáo viên cần phổ biến cho học sinh hiểu rõ nội quy của giờ học tại bảo tàng để đảm bảo cho việc dạy- học ở bảo tàng được thành công và hiệu quả.

Việc giảng dạy và học tâp tại bảo tàng địi hỏi người giáo viên phải có sự chuẩn bị chu đáo, chủ động linh hoạt trong giải quyết các tình huống để giúp học sinh nắm chắc và nhớ lâu kiến thức.

Ổn định lớp: Khi dạy học tại bảo tàng giáo viên không thể bỏ qua bước

này. Việc ổn định lớp tại bảo tàng là cơng việc tương đối khó khăn và phức tạp vì khi vào phịng trưng bày HS sẽ bị phân tán, thiếu tập chung, mất trật tự, tò

mò khi quan sát các tư liệu, hiện vật. Vì vậy địi hỏi giáo viên phải bao qt được lớp học và nhắc nhở học sinh tuân thủ các nguyên tắc trong giờ học, tập chung lắng nghe sự hướng dẫn của giáo viên, không được mất trật tự. Điều này vô cùng cần thiết để sự truyền đạt tri thức của giáo viên có hiệu quả và việc nhận thức của học sinh mới đạt kết quả cao.

Kiểm tra bài cũ: Giáo viên có thể sử dụng tư liệu, hiện vật trưng bày ở

bảo tàng để dẫn dắt học sinh trả lời những câu hỏi kiểm tra bài cũ.

Ví dụ: Khi kiểm tra bài cũ của bài 13: Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang, giáo viên có thể đặt câu hỏi: “Thơng qua các hiện vật được trưng bày tại tầng hai của bảo tàng Hùng Vương, em hãy trình bày về đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang ?”

GV hướng dẫn HS quan sát những hiện vật trưng bày về thời kì Văn Lang tại tầng hai của bảo tàng để trả lời câu hỏi.

Trống đồng Địch Quả, trống đồng Tân Long Thạp đồng Đào Thịnh, thạp đồng Vạn Thắng

Hình ảnh tượng người, vòng tay, khuyên tai, hạt chuỗi, trang sức bằng đá,…

Sau khi HS trả lời, GV kết luận: Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang rất phong phú và đa dạng:

Về đời sống vật chất:

Nhà ở phổ biến là nhà sàn mái cong hình thuyền hay mái trịn hình mui thuyền, làm bằng gỗ, tre, nứa, lá, có cầu thang tre (hay gỗ) để lên xuống.

Làng, chạ thường gồm vài chục gia đình, sống quây quần ở ven đồi hoặc ở vùng đất cao ven sông, ven biển, ở một vài làng, chạ, người ta đã biết dùng tre rào quanh làng để ngăn thú dữ. Việc đi lại giữa các làng, chạ chủ yếu bằng thuyền

Thức ăn chính hằng ngày là cơm nếp, cơm tẻ, rau, cà, thịt, cá. Trong bữa ăn, người ta đã biết dùng mâm, bát, mi. Họ cịn biết làm muối, mắm cá và dùng gừng làm gia vị.

Ngày thường, nam thì đóng khố, mình trần, đi chân đất; cịn nữ thì mặc váy, áo xẻ giữa, có yếm che ngực. Mái tóc có nhiều kiểu: hoặc cắt ngắn bó xõa, hoặc búi tó, hoặc tết đi sam thả sau lưng. Ngày lễ, họ thích đeo các đồ trang sức như vịng tay, hạt chuỗi, khuyên tai. Phụ nữ mặc váy xịe kết bằng lơng chim, đội mũ cắm lông chim hay bông lau.

Về đời sống tinh thần:

Xã hội phân chia thành nhiều tầng lớp khác nhau: những người quyền quý, dân tự do, nơ tì. Tuy nhiên, sự phân biệt giữa các tầng lớp chưa sâu sắc.

Tổ chức lễ hội vui chơi, đua thuyền, giã gạo sau những ngày lao động mệt mỏi. Trong ngày hội, thường vang lên tiếng trống đồng để thể hiện điều mong muốn được “mưa thuận, gió hịa”, mùa màng tươi tốt, sinh đẻ nhiều, làm ăn yên ổn.

Về tín ngưỡng: thờ cúng các lực lượng tự nhiên như núi, sông, Mặt Trời, Mặt Trăng, đất, nước,... Người chết được chơn cất trong thạp, bình, trong mộ thuyền, mộ cây kèm theo những công cụ và đồ trang sức quý giá.

Tục nhuộm răng, ăn trầu, xăm mình ...=> Đời sống tinh thần tạo nên tình cảm cộng đồng sâu sắc.

Giảng bài mới: GV sử dụng hiện vật trưng bày trong bảo tàng làm đồ

dùng trực quan kết hợp với phương pháp trình bày miệng để làm nổi bật kiến thức trọng tâm của bài. Ví dụ khi dạy bài 14: Nước Văn Lang, giáo viên có thể chọn một số tài liệu, hiện vật sau:

Lưỡi cày đồng Cổ Loa Mũi tên đồng Cổ Loa

Hình ảnh lưỡi câu bằng đồng thau Hình ảnh chng đồng, nhạc đồng

Hình ảnh mảnh gốm, rìu, giáo, mảnh thạp trong mộ táng Hình ảnh lưỡi rìu, vịng hạt chuỗi, …

Kết thúc bài học: Để củng cố và kiểm tra nhận thức của HS giáo viên sử

dụng ngay tư liệu, hiện vật tại bảo tàng hoặc có thể cho HS xem những tư liệu liên quan đến nội dung bài dạy

Ví dụ như khi học song bài 10: Những chuyển biến trong đời sống kinh tế, giáo viên có thể đặt câu hỏi: “Các em hãy điểm lại những nét mới về công cụ sản xuất và ý nghĩa của việc phát minh ra thuật luyện kim?” Sau đó GV dẫn dắt HS dùng các tư liệu để trả lời câu hỏi.

Một phần của tài liệu Sử dụng tư liệu hiện vật tại bảo tàng hùng vương trong dạy học lịch sử việt nam (chương 2 lớp 6 nhà nước văn lang âu lạc) cho học sinh THCS thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 71 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)