Vận hàn hở chế độ bình thường

Một phần của tài liệu tìm hiểu cấu tạo nguyên lý hoạt động của bình tách dầu khí ở mỏ bạch hổ - tính toán cho bình tách dầu khí ngs tại giàn khai thác số 8 mỏ bạch hổ (Trang 68 - 72)

a. Công tác chuẩn bị

+ Thông báo cho người trực tại phòng điều khiển và các bộ phận liên quan rằng thiết bị sắp hoạt động: áp suất tăng, nhiệt độ tăng, mực chất lỏng tăng…

+ Kiểm tra khí nguồn nuôi, nguồn điện đã sẵn sàng

+ Kiểm tra các hệ thống đang hoạt động bao gồm:

- ESD

- Hệ thống báo cháy và báo khí - Hệ thống điều khiển

- Hệ thống bảo vệ

- Các thiết bị chỉ báo và điều khiển tự động các thông số làm việc tự động của bình (mực chất lỏng, áp suất…) thiết bị chỉ báo nhiệt độ, đo lưu lượng

- Kiểm tra việc xả hết nước trong bình

- Kiểm tra các mặt bịt phải được tháo hết (trong trường hợp sửa chữa/kiểm định bình)

- Kiểm tra tình trạng các van xả đã đóng kín

- Kiểm tra để xác định trạng thái của các van đầu vào, đầu ra, tình trạng kết nối thiết bị với hệ thống công nghệ.

- Bình tách C2 và các máy bơm dầu sẵn sàng làm việc.

Các chuẩn bị đă thực hiện cần ghi vào phần ‘‘Phiếu chuẩn bị đưa thiết bị vào vận hành’’

b. Đưa bình vào hoạt động theo trình tự như sau

+ Chuyển về chế độ tay các hệ thống bảo vệ tự động

+ Đóng các van sau đây: Nº 3, Nº7 trên đường bybass của đường khí và đường dầu

+ Mở các van sau đây:

- Van: Nº 4, Nº5 thông đường dầu sang bình C2

- Van: Nº1, Nº2 đưa khí vào hệ thống thu gom hoặc đốt ở phakel

- Van: Nº SDV-502: đưa hỗn hợp dầu khí từ các giếng qua

cụm phân dòng xuống đường ống thu gom tại Block 1,2 vào bình C1, đưa bình

C1 vào làm việc.

+ Sau khi các thiết bị đã làm việc ổn định thì chuyển các hệ thống bảo vệ về chế độ tự động và tất cả những công việc đã thực hiện khởi động bình C1 ghi vào sổ trực công nghệ

c. Kiểm tra trong quá trình vận hành

Trong quá trình làm việc, thợ vận hành thiết bi phải tiến hành kiểm tra

thường xuyên các thông số làm việc của bình C1 như: mực chất lỏng trong

bình, áp suất làm việc phải nằm trong giới hạn cho phép của nhà sản xuất và phù hợp với quy trình công nghệ trên giàn. Đảm bảo cho thiết bị này luôn ở trạng thái kỹ thuật tốt, vận hành an toàn, nâng cao độ tin cậy và kéo dài tuổi thọ hoạt động.

Hàng ngày thợ khai thác phải kiểm tra định kỳ 4 giờ/lần và ghi các thông số làm việc của bình vào sổ theo dõi công nghệ khai thác. Đốc công khai thác phải ghi các thông số làm việc của bình trong báo cáo hàng ngày gửi về XN khai thác.

Định kỳ 3 tháng/lần phải tiến hành hiệu chỉnh áp suất làm việc của van an toàn theo lịch đã được duyệt.

Tiến hành các Việc khám nghiệm định kỳ phải theo đúng thời gian quy định như đã ghi trong mục 4.1.1 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

d. Dừng bình

Bình C1 phải dừng làm việc trong các trình tự sau đây:

+ Thông báo cho người trực tại phòng điều khiển và các bộ phận liên quan biết việc thiết bị sắp ngừng hoạt động: áp suất giảm, nhiệt độ giảm, mực chất lỏng giảm…

+ Nếu chỉ dừng riêng bình C1 mà không dừng giàn thì chuyển về bình đo (dựa theo công suất bình đo mà đóng bớt giếng nếu cần thiết)

+ Nếu dừng bình C1 kết hợp dừng giàn thì phải đóng toàn bộ các giếng khai thác

+ Đẩy toàn bộ dầu từ bình C1 sang bình C2.(mở van bybass đường dầu của bình C1)

+ Rửa bình bằng nước biển từ hệ thống cứu hoả qua hệ thống đường công nghệ

+ Xả áp suất trong bình về giá trị không + Đóng các van đầu vào và đầu ra của bình.

Một phần của tài liệu tìm hiểu cấu tạo nguyên lý hoạt động của bình tách dầu khí ở mỏ bạch hổ - tính toán cho bình tách dầu khí ngs tại giàn khai thác số 8 mỏ bạch hổ (Trang 68 - 72)