TAI BIẾN DO TRUYỀN MÁU

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH MÔN HỌC HUYẾT HỌC TRUYỀN MÁU NGÀNH XÉT NGHIỆM TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG (Trang 40 - 46)

MỤC TIÊU HỌC TẬP:

1. Trình bày được nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng phản ứng tan máu cấp do truyền máu.

Truyền máu là một phương thức điều trị rất hữu ích, nhờ có truyền máu mà nhiều người bệnh đã được cứu sống, máu cần cho cấp cứu sản khoa, ngoại khoa trong những trường hợp đa chấn thương, chửa ngoài dạ con, đờ tử cung sau đẻ… Máu cũng cần cho điều trị nội khoa và đặc biệt khi triển khai các kỹ thuật cao như ghép tạng, mở tim thì cũng rất cần máu … Máu quan trọng như vậy nhưng máu cũng có thể gây ra các tai biến nghiệm trọng nếu các quy tắc đảm bảo an tồn truyền máu khơng được thực hiện và tôn trọng.

Tai biến truyền máu có thể được phân loại theo nhiều cách, tuy nhiên cách phân loại hay được sử dụng nhất và được trình bày sau nay là phân loại theo nguyên nhân gây các tai biến truyền máu.

1. PHẢN ỨNG TAN MÁU CẤP DO TRUYỀN MÁU 1.1. Nguyên nhân

Là một phản ứng có thể xảy ra tức thì, diễn biến rất trầm trọng, có thể gây tử vong. Nguyên nhân có thể là:

- Truyền máu khơng phù hợp nhóm máu hệ ABO:

+ Do kháng thể trong huyết tương bệnh nhân phá hủy hồng cầu người cho. Ví dụ như truyền máu A, B, AB cho bệnh nhân nhóm máu O.

Nguyên nhân có thể do:

Nhầm lẫn giấy tờ khi ghi chép nhóm máu, nhầm lẫn tên bệnh nhân, nhầm túi máu máu.

Xác định nhóm máu và làm phản ứng hịa hợp khơng đúng.

+ Kháng thể trong huyết tương của người cho phá hủy hồng cầu của bệnh nhân. Ví dụ như khi truyền thay máu tồn phần nhóm O với số lượng lớn hay truyền thay máu tồn phần của người có nhóm máu O nguy hiểm cho người bệnh có nhóm máu A, B và AB.

Truyền máu đã bị hư hỏng: máu có thể bị hư hỏng do dự trữ ở nhiệt độ quá thấp hay quá cao, để ở nhiệt độ phịng thí nghiệm q lâu, v.v…

Truyền máu đã bị nhiễm khuẩn

1.2. Triệu chứng lâm sàng

Gồm 3 giai đoạn: giai đoạn chống (shock), giai đoạn vơ niệu và giai đoạn hồi phục.

Triệu chứng này xảy ra rất nhanh ngay sau khi truyền được 20 – 50ml máu. Giai đoạn chống: Bệnh nhân thấy khó thở, tức ngực, mặt đỏ bừng, đau thắt lưng dữ dội là dấu hiệu đặc biệt nhất. Sau đó mạch nhanh, huyết áp hạ, bệnh nhân ở trong tình trạng chống, nước tiểu có chứa huyết sắc tố, có hồng cầu, trụ hạt.

Giai đoạn vơ niệu: Tiếp theo đó là triệu chứng viêm thận cấp tính và vơ niệu. Tiểu ít, nước tiểu màu đỏ sẫm, tiểu hemoglobin. Urê máu tăng cao ngày thứ 7 hoặc thứ 8.

Giai đoạn hồi phục: Nếu qua được giai đoạn này bệnh nhân sẽ đi tiểu nhiều hơn và trở lại tình trạng sinh lý bình thường khơng để lại di chứng.

Trong phản ứng tan máu do kháng thể trong huyết tương người cho phá hủy hồng cầu bệnh nhân, bệnh nhân có triệu chứng vàng da, thiếu máu tan máu nhẹ.

1.3. Cách dự phịng và xử trí

1.3.1. Cách dự phịng

Phải tn thủ nghiêm ngặt quy trình truyền máu: - Khơng để xảy ra các nhầm lẫn về thủ tục hành chính.

- Xác định chính xác nhóm máu hệ ABO của người cho, bệnh nhân và làm phản ứng hịa hợp cẩn thận, chính xác.

- Đối chiếu túi máu và phiếu yêu cầu máu đầy đủ.

- Khi truyền 20 – 50ml máu đầu tiên cần phải theo dõi tỉ mỉ trạng thái của bệnh nhân.

- Định lại nhóm máu người cho và bệnh nhân tại giường bệnh.

1.3.2. Cách xử trí

- Ngừng truyền máu ngay tức khắc.

- Duy trì đường truyền tĩnh mạch và chống choáng bằng corticoid, kháng histamine, thuốc chống choáng và các dịch truyền. Pha vào dịch truyền các loại thuốc trợ tim trợ sức cho bệnh nhân.

- Thu hồi đơn vị máu truyền và mẫu máu bệnh nhân để xác định lại nhóm máu, làm lại phản ứng hịa hợp.

- Làm xét nghiệm Coombs, huyết sắc tố, bilirubin, Hb niệu, các xét nghiệm để kiểm tra chức năng thận và các xét nghiệm đông máu để đánh giá tình trạng rối loạn đơng máu.

2. PHẢN ỨNG DỊ ỨNG 2.1. Nguyên nhân

Chưa được biết rõ ràng, có thể do dị ngun hịa tan có trong huyết tương của người cho. Tai biến thường gặp trên người có tiền sử dị ứng

2.2. Triệu chứng lâm sàng

Sau khi truyền máu bệnh nhân bị nởi mề đay, phù cứng, khó thở giống như bị sũn. Đơi khi bị shock phản vệ.

2.3. Dự phòng

Sử dụng máu đã loại bỏ huyết tương hoặc khối hồng cầu rửa. Dùng thuốc kháng histamin trước khi truyền

2.4. Điều trị

Xử trí bằng các loại thuốc kháng histamin. Nếu phản ứng nặng thì phải điều trị chống chống với corticoid, adrenalin, thuốc kháng histamin, dịch truyền.

PHẢN ỨNG SỐT 2.5. Nguyên nhân

Nguyên nhân của phản ứng sốt là do khơng phù hợp nhóm bạch cầu và tiểu cầu của máu người cho và bệnh nhân, các kháng nguyên bạch cầu, tiểu cầu ở máu người cho phản ứng với kháng thể đặc hiệu có trong huyết thanh của người nhận. Phức hợp kháng nguyên – kháng thể với sự có mặt của bở thể sẽ giải phóng ra các chất gây sốt. Các triệu chứng thường xảy ra trong hay ngay sau khi truyền máu.

2.6. Triệu chứng lâm sàng

Bệnh nhân sốt, rét run dữ dội, nhức đầu, ói mửa.

2.7. Cách dự phịng và xử trí

- Tạm ngừng truyền.

- Xử trí bằng các loại thuốc hạ sốt, các loại kháng histamin tổng hợp, corticoide. - Dự phòng bằng truyền các chế phẩm máu đã lọc bạch cầu

3. TAI BIẾN TRUYỀN MÁU DO NHIỄM TRÙNG

Nguyên nhân thường do:

- Lấy máu của người cho máu trong giai đoạn của sổ của nhiễm HIV, HBV, HCV.

- Các chế phẩm máu có thể bị nhiễm trong q trình thu gom, sản xuất và lưu trữ.

3.1. Nhiễm bệnh giang mai

- Tác nhân gây bệnh: Treponema Pallidum.

- Người cho máu mắc bệnh giang mai sẽ truyền bệnh cho người nhận máu ở thời kỳ đầu và thời kỳ thứ hai. Thời gian ủ bệnh từ 4 tuần đến 4 tháng.

- Triệu chứng lâm sàng: sẩn da lan tỏa, hạch đau và sưng to. Phản ứng huyết thanh phát hiện giang mai dương tính.

3.2. Dự phòng: xét nghiệm sàng lọc giang mai ở người cho máu và bảo quản máu dài ngày ở 2-6oC.

3.3. Nhiễm ký sinh trùng sốt rét

- Tác nhân gây bệnh: Plasmodium falciparum, Plasmodium vivax…

- Triệu chứng lâm sàng: sau truyền máu từ 1-3 ngày bệnh nhân có biểu hiện sốt, rét run.

- Xét nghiệm máu phát hiện có ký sinh trùng sốt rét. - Dự phòng: xét nghiệm sàng lọc sốt rét ở người cho máu.

- Tác nhân gây bệnh: lây nhiễm chủ yếu gặp ở giai đoạn cửa sổ.

- Triệu chứng lâm sàng: hội chứng giảm miễn dịch mắc phải sau truyền máu. - Dự phòng: sàng lọc người cho máu nhiễm HIV.

3.5. Nhiễm viêm gan siêu vi

- Tác nhân gây bệnh: HCV, HBV, hay gặp nhất là viêm gan C sau truyền máu, gặp tới 95%.

- Lâm sàng: Các triệu chứng không rầm rộ và khơng điển hình, thường có những biểu hiện như nhiễm virus, thời gian ủ bệnh khá dài đặc biệt là viêm gan C. Giai đoạn tồn phát thì thường có biểu hiện vàng da, tăng bilirubin.

- Phòng bệnh: Sàng lọc người cho máu với xét nghiệm HBsAg, Anti-HCV.

4. NHIỄM CHẤT SẮT DO TRUYỀN MÁU QUÁ NHIỀU

Người được truyền máu thường xuyên như bệnh nhân thalassemia sau nhiều năm sẽ bị tích tụ sắt trong tở chức.

- Triệu chứng lâm sàng: da sạm đen, gan xơ cứng, tổn thương tim, hệ nội tiết. Dự phòng: - Dùng thuốc thải sắt qua đường uống hoặc tiêm Desferal 500 mg/ ngày

hoặc Kelfer 75 mg/ ngày.

5. TAI BIẾN Q TẢI TUẦN HỒN, RỐI LOẠN ĐƠNG MÁU VÀ NHIỄM ĐỘC CITRAT

5.1. Quá tải tuần hoàn

- Nguyên nhân: Do truyền một khối lượng lớn máu với tốc độ nhanh gây quá tải

tuần hoàn nhất là trên các bệnh nhân bị bệnh tim, bệnh phổi, người già, trẻ sơ sinh…

- Triệu chứng lâm sàng: Khó thở dữ dội, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, mặt tái

xanh, phù phổi cấp.

- Dự phịng và xử trí: Khơng truyền máu q nhanh nhất là trên các bệnh nhân

có nguy cơ q tải tuần hồn. Dùng thuốc trợ tim và lợi tiểu.

5.2. Rối loạn đông máu

- Nguyên nhân: Truyền máu khối lượng lớn (Máu toàn phần, khối hồng cầu), dẫn đến máu của bệnh nhân bị hòa loãng bởi máu người nhận, do vậy tiểu cầu và các yếu tố đông máu bị giảm trong hệ thống tuần hồn gây rối loạn đơng máu và gây chảy máu.

- Xử trí: Làm các xét nghiệm kiểm tra tiểu cầu và các yếu tố đông máu để điều chỉnh, nếu giảm thì truyền tiểu cầu, giảm các yếu tố đơng máu thì truyền huyết tương tương và tủa lạnh yếu tố VIII.

- Nguyên nhân: Truyền máu khối lượng lớn (Máu tồn phần, khối hồng cầu), dẫn đến đưa chất chơng đông vào máu của người nhận, làm tăng citrate trong máu gây rối loạn chức năng tim do giảm canxi máu.

- Xử trí: Tiêm tĩnh mạch chậm cloruacanxi, gluco-canxi 10% (2 ml). 6. HẠ THÂN NHIỆT

- Nguyên nhân: Truyền máu khối lượng lớn máu được bảo quản lạnh vào cơ thể

của người bệnh sẽ làm hạ thân nhiệt gây giảm canxi máu, giảm trao đổi oxy của tổ chức gây rối loạn nhịp tim, đe dọa tính mạng người bệnh.

- Xử trí: Máu phải được làm ấm trước khi truyền vào cơ thể người bệnh. 8. PHÙ PHỔI CẤP DO TRUYỀN MÁU

- Nguyên nhân: Do có kháng thể đồng lồi đặc hiệu chống bạch cầu và tiểu cầu

có sẵn trong máu người cho và người bệnh. Thường gặp ở bệnh nhân đã được truyền máu nhiều lần hoặc phụ nữ sinh đẻ nhiều lần. Do có sự tương tác giữa kháng nguyên và kháng thể làm ngưng tập các tế bào bạch cầu và tiểu cầu ở vi mạch phởi, giải phóng ra các chất hoạt mạch và làm tăng tính thấm của thành mạch dẫn tới thoát huyết tương và các tế bào máu gây phù phởi cấp.

- Xử trí: Ngừng truyền, điều trị corticoid, điều trị phù phởi cấp.

- Dự phịng: Truyền máu từng phần, truyền máu có lọc bạch cầu, tiểu cầu và

truyền hồng cầu rửa.

9. BỆNH GHÉP CHỐNG CHỦ

- Nguyên nhân: Do các lympho T của máu người cho truyền vào người nhận bị

suy giảm miễn dịch. Các kháng nguyên này phản ứng với các kháng nguyên tương đồng tở chức của người nhận, hoạt hóa TCD8 và TCD4, sản xuất ra các cytokine gây hủy hoại tổ chức người nhận.

- Lâm sàng: Bệnh nhân có những biểu hiện sốt, rối loạn tiêu hóa và xuất hiện

các ban xuất huyết.

- Điều trị: Dùng thuốc ức chế miễn dịch.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH MÔN HỌC HUYẾT HỌC TRUYỀN MÁU NGÀNH XÉT NGHIỆM TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG (Trang 40 - 46)