NGHIỆM PHÁP COOMBS

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH MÔN HỌC HUYẾT HỌC TRUYỀN MÁU NGÀNH XÉT NGHIỆM TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG (Trang 56 - 58)

MỤC TIÊU HỌC TẬP:

1. Nêu được nguyên tắc làm nghiệm pháp coombs 2. Thực hiện thành thạo nghiệm pháp coombs.

3. Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ làm kỹ thuật nghiệm pháp coombs

I. NGUYÊN TẮC.

ở một số bệnh nhân trên bề mặt có gắn một loại kháng thể bất thường, kháng thể thiếu thuộc typ Ig G vào kháng nguyên tương ứng nhưng không làm ngưng kết hồng cầu. Ta dùng kháng thể globulin người làm cầu nối để làm các hồng cầu ngưng kết với nhau. Đó là nghiệm pháp coombs trực tiếp.

hoặc trong huyết thanh bệnh nhân có kháng thể miễn dịch chống hồng cầu nhưng không gắn lên kháng nguyên trên bề mặt kết hồng cầu, dùng hồng cầu O của người bình thường gây cảm nhiễm ( gắn kháng thể có trong huyết thanh) rồi sau đó làm tiếp tục như nghiệm pháp coombs trực tiếp

II. CHUẨN BỊ

- Dụng cụ

+ ống nghiệm nhỏ + Pipette pasteu + Máy li tâm

+ Phiến kính + Bình cách thủy - Hóa chất

+ Huyết thanh kháng globulin người đa giá + Huyết thanh kháng D loại yếu

+ Hồng cầu O RH +, Chống đông bằng citrat natri + nước muối sinh lý

+ Máu xét nghiệm

+ Máu bệnh nhân chống đông và không chống đông

III. TIẾN HÀNH

2.1. Nghiệm pháp coombs trực tiếp

- Láy 2 giọt hồng cầu bệnh nhân trong ống nghiệm có chất chống đơng cho vào ống nghiệm thứ nhất

- Cho thêm nước muối sinh lý vào, rửa 3 lần - Pha thành huyền dịch 5%

- Cho vào ống nghiệm 2: 1 giọt hồng cầu bệnh nhân đã pha 5% và 1 giọt huyết thanh kháng globulin người

- Lắc đều

- Li tâm 1000 vòng / 1 phút, trong 1 phút

- Dùng pipette pasteu hút hỡn dịch cho lên lam kính - Đọc kết quả trên kính hiển vi

1.2. Nghiệm pháp coombs trực tiếp

- Lấy 2 giọt hồng cầu O Rh + cho vào ống nghiệm thứ nhất - Rửa 3 lần với nước muối sinh lý

- Pha thành huyền dịch 5 %

- Trong ống nghiệm hai cho vào: 2 giọt huyết thanh bệnh nhân và 1 giọt hồng cầu O Rh + 5%

- Lắc đều

- ủ 37 oc, trong 45 phút - Lấy ra lắc đều

- Rửa 3 lần với nước muối sinh lý

- Sau lần rử thứ 3 bỏ hết phần nước trong ở trên chỉ để 1 gitoj hồng cầu đã được cảm nhiễm với huyết thanh bệnh nhân

- Cho thêm 1 giọt huyết thanh globulin người đa giá - Lắc đều

- Li tâm 1000 vòng / 1 phút, trong 1 phút

- Dùng pipette pasteu hút hỗn dịch cho lên lam kính - Đọc kết quả trên kính hiển vi

III. KẾT QUẢ 3.1. Bình thường

- Coombs trực tiếp âm tính - Coombs gián tiếp âm tính

3.2. Bệnh lý

- Coombs trực tiếp dương tính khi trên bề mặt hồng cầu có kháng thể miễn dịch gắn vào kháng nguyên nhưng không gây ngưng kết hồng cầu

- Coombs gián tiếp dương tính khi trong huyết thanh bệnh nhân có kháng thể miễn dịch tự do chưa gắn lên màng hồng cầu

- Cả hai coombs trực tiếp và gián tiếp dương khi có cả kháng thể miễn dịch tự do trong huyết thanh bệnh nhân và có cả kháng thể miễn dịch gắn vào kháng nguyên trên bề hồng cầu của bệnh nhân.

Tài liệu tham khảo:

- Kỹ thuật xét nghiệm huyết học – truyền máu, Hà Thị Anh, NXB y học 2009

- Kỹ thuật xét nghiệm Huyết học – Truyền máu ứng dụng trong lâm sàng, Đỗ Trung Phấn, NXB Y học 2009.

- Đông máu ứng dụng trong lâm sàng, Nguyễn Anh Trí, NXB Y học Hà Nội 2008 - Bài giảng Huyết học của đại học Y dược Huế

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH MÔN HỌC HUYẾT HỌC TRUYỀN MÁU NGÀNH XÉT NGHIỆM TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG (Trang 56 - 58)