MỤC TIÊU HỌC TẬP:
1. Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ và thuốc thử
2. Trình bày được nguyên tắc của phản ứng chéo 3. Thực hiện thành thạo phản ứng chéo
1. NGUYÊN TẮC
- Mục đích của phản ứng chéo là để kiểm tra máu của người cho có phù hợp với máu của người nhận hay không, để đảm bảo an tồn truyền máu có nghĩa là kháng thể trong huyết thanh bệnh nhân không làm ngưng kết kháng nguyên trên bề mặt hồng cầu của người cho và ngược lại kháng thể trong huyết thanh của người cho cũng không làm ngưng kết kháng nguyên trên bề mặt hồng cầu của bệnh nhân, phat hiện kháng thể bất thường ngoài hệ ABO.
2. CHUẨN BỊ DỤNG CỤ - THUỐC THỬ - Bình cách thủy 37oC - Pipet pasteur - Ống nghiệm 10x 75mm - Máy li tâm - Lam kính
3. MẪU MÁU
- Máu người cho: 2ml không chống đông - Máu người nhận : 2ml không chống đông
4. THUỐC THỬ
- Huyết thanh coombs, NaCl 0,9%
- Huyết thanh mẫu chống A, chống B, Chống AB - Hồng cầu mấu A, B
5. TIẾN HÀNH
- Định lại nhóm máu bệnh nhân và người cho bằng hai phương pháp hồng cầu mẫu và huyết thanh mẫu
- Pha chế huyền dịch hồng cầu 5% của BN và của người cho - Chuẩn bị 2 ống nghiệm và cho theo thứ tự:
- Lắc đều 2 ống nghiệm - - - - - Tiến hành phản ứng chéo qua 3 giai đoạn
► Giai đoạn 1
+ Ly tâm 2 ống trong 1 phút( tốc độ 1000 v/phút) + Lấy ống nghiệm ra lắc nhẹ
+ Đọc kết quả trên kính hiển vi với vật kính 10
Nếu ngưng kết thì máu người cho và người nhận không phù hợp → không truyền được.
Nếu không ngưng kết chuyển làm sang giai đoạn 2
► Giai đoạn 2:
Ơng I( chéo chính) ống II (chéo phụ) Huyết thanh bệnh nhân 2 giọt
Hồng cầu bệnh nhân 5% 1 giọt
Huyết thanh người cho 2 giọt
+ Đặt 2 ống vào bình cách thủy 37 0 c từ 30 – 50 phút,lấy ra và Ly tâm 1000 vòng/ 1 phút và đọc kết quả ngưng kết.
+ Nếu ống I vẫn âm tính chuyển giai đoạn III
► Giai đoạn III
+ Rửa 2 ống nghiệm I và II 3 lần với nước muối sinh lý, gạt bỏ phần nước ở trên chỉ để lại cặn hồng cầu
+Cho vào mỗi ống 2 giọt huyết thanh coombs ( AHG)
+ Trộn đều, ly tâm 1000 vòng /phút trong 1 phút, và đọc kết quả
Kết quả:
- Nếu 2 ống khơng ngưng kết thì máu người cho và người nhận phù hợp - Trường hợp cả 2 ống ngưng kết hay ống 1 ngưng kết khi truyền khối
hồng cầu và ống 2 ngưng kết khi truyền huyết tương đều không truyền được.
6. BIỆN LUẬN
- Trường hợp truyền máu toàn phần phải làm đầy đủ cả ống chính và ống phụ - Truyền khối hồng cầu chỉ cần làm ống chính
- Truyền huyết tương hay khối tiểu cầu chỉ cần làm ống chéo phụ
- Giai đoạn 1: sử dụng nhiệt độ phịng thí nghiệm và mơi trường nước muối để phát hiện kháng thể tự nhiên, những kháng thể này thuộc hệ ABO. Lewis.. - Giai đoạn 2: Sử dụng môi trường albumin, nhiệt độ 37oc nhằm phát hiện các
kháng thể miễn dịch, bản chất của chúng thường là những IgG hoạt động tốt ở nhiệt độ nóng và mơi trường albumin, những kháng thể này thuộc hệ Rh, Kidd, kell, duffy..
- Giai đoạn 3: sử dụng huyết thanh coombs, huyết thanh coombs sẽ làm cầu nối giữa các hồng cầu đã bị cảm ứng và giúp phát hiện các kháng thể miễn dịch thuộc hệ Rh, kell, dufy…
7. NGUYÊN NHÂN SAI LẦM
- Mẫu máu lấy khơng đúng quy cách
- Lam kính, ống nghiệm bẩn gây ngưng kết giả - Ly tâm không đúng tốc độ và thời gian
- Nhiệt độ của bình cách thủy khơng đúng - Mẫu máu bị tiêu huyết hay nhiễm trùng