1.2.3 .3Những nhân tố từ phía khách hàng
1.3.3 Hongkong and Shanghai Banking Corp (HSBC)
HSBC được sáng lập vào năm 1865 tại Trung Quốc, bởi một người Scotland có tên Thomas Sutherland và một nhóm các thương gia quốc tế nhằm phục vụ hoạt động thương mại giữa Trung Quốc và Châu Âu.
Tập đoàn HSBC là một trong những tổ chức dịch vụ tài chính và ngân hàng lớn nhất trên thế giới với các chi nhánh tại châu Âu, châu Á Thái Bình Dương, châu Mỹ, Trung Đơng và châu Phi. HSBC định vị thương hiệu của mình thơng qua thơng điệp "Ngân hàng toàn cầu am hiểu địa phương".
Trụ sở chính tại Ln Đơn, HSBC có trên 9.500 văn phịng tại 86 quốc gia và vùng lãnh thổ, với 2,7 triệu khách hàng. Tổng giá trị tài sản của Tập đoàn là 2.527 tỉ đơ la Mỹ tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2008.
HSBC là ngân hàng đầu tiên nhận ra mối đe doạ của cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu. Từ năm 2005, HSBC đã hạn chế số lượng cho vay trong những lĩnh vực nhiều rủi ro, như các khoản vay không bảo đảm. Đầu năm 2007, HSBC tuyên bố tăng dự phòng cho các khoản nợ cầm cố xấu ở Mỹ thêm 20% lên mức 10,6 tỷ USD. Hành động này từng bị coi là thiếu khôn ngoan, làm giảm giá cổ phiếu của HSBC. Tuy nhiên, việc làm của HSBC chính là hồi chuông cảnh báo về cuộc khủng hoảng tín dụng dưới chuẩn đang hoành hành khắp nước Mỹ và lan rộng ra phạm vi toàn cầu; đồng thời giúp HSBC tránh được những tác động tiêu cực. Tháng 09/2007, HSBC thu hẹp hoạt động cho vay cầm cố, giá cổ phiếu chỉ giảm 10% kể từ khi cuộc khủng hoảng bắt đầu trong khi đối thủ Mỹ Citigroup mất giá đến 50%. Ngồi ra, HSBC cịn vươn lên vị trí số 1 trong bảng xếp hạng các Công ty lớn nhất thế giới của tạp chí Forbes.
Năm 2007, HSBC lỗ 17 tỷ USD trong tín dụng, chủ yếu do hoạt động của HSBC tại Mỹ. Tuy nhiên, kinh doanh tại châu Á của ngân hàng vẫn tiến triển tốt, đưa lợi nhuận năm toàn ngân hàng tăng 10% lên mức 24,2 tỷ USD so với 22,08 tỷ USD năm 2006.
Năm 2008, Ngân hàng đã tự đứng vứng trong cuộc khủng hoảng mà không cần đến sự viện trợ của Chính phủ Anh thông qua việc tập trung mở rộng sang các thị trường mới nổi, tự huy động vốn đồng thời thu hẹp hoạt động kinh doanh tại Mỹ:
v Tiếp tục theo đuổi kế hoạch mua lại 51% cổ phần của ngân hàng Korea Exchange (KEB) Hàn Quốc.
v Mua lại gần 90% cổ phần của ngân hàng Ekonomi của Indonesia với giá 607,5 triệu USD vào ngày 20/10/2008. Thương vụ này đã đưa số lượng chi nhánh của HSBC tại Indonesia tăng lên gấp đôi, 190 chi nhánh, đồng thời giúp HSBC cơ hội tiếp cận với những hoạt động ngân hàng chủ chốt của nước này như ngân hàng thương mại. Động thái này cũng đưa HSBC trở thành ngân hàng có vốn nước ngồi lớn thứ 3 tại Indonesia sau Standard Chartered và Citigroup.
v Thu hẹp hoạt động bộ phận cho vay tiêu dùng tại Mỹ. Ngân hàng sẽ vẫn duy trì bộ phận kinh doanh thẻ tín dụng và ngân hàng thương mại tại Mỹ. Việc đóng cửa bộ phận tài chính và sa thải 6.100 nhân viên tại Mỹ chính thức chấm dứt nỗ lực của HSBC trong thâu tóm thị trường thứ cấp tại Mỹ bắt đầu 6 năm trước đây. Cùng lúc với thông báo tăng vốn, ngân hàng thừa nhận việc mở rộng hoạt động kinh doanh tại Mỹ là một sự sai lầm. Thua lỗ lớn tại thị trường này ăn nhiều vào lợi nhuận của HSBC năm 2008. Tuy nhiên HSBC cho biết họ sẽ phải tiếp tục bơm vốn vào bộ phận kinh doanh tại Mỹ cho đến khi đóng cửa hồn tồn bộ phận này.
Ngày 03/03/2009 Ngân hàng HSBC đã làm chấn động giới đầu tư với tuyên bố tăng vốn thêm 17,5 tỷ USD và thừa nhận sai lầm tại thị trường Mỹ. Gần như ngay lập tức giới đầu tư đã bán tháo cổ phiếu này làm cho nó sụt giảm gần 20%. Cổ phiếu của HSBC tại thị trường London hạ 28% trong năm 2009. HSBC hi vọng có thể tìm được cách giải quyết khủng hoảng thông qua việc xử lý số tài sản kếch xù trong phần tín dụng khách hàng Mỹ. Để thực thi kế hoạch này HSBC dự kiến tăng vốn thêm 17.7 tỷ USD và đây sẽ là đợt phát hành tăng vốn lớn nhất nước Anh. Ngoài ra HSBC còn dự định cắt giảm mức chi trả cổ tức của mình sau 15 năm tăng trưởng liên tục.
Tất cả các thông tin trên được đưa ra đối với những cổ đơng của HSBC có thể coi là một thảm họa bởi lẽ HSBC vẫn luôn được đánh giá là một trong những ngân hàng
có thành tích tốt nhất tại Châu Âu hiện nay. Kết quả kinh doanh năm 2008 mặc dù bị suy giảm đáng kể nhưng HSBC vẫn đạt lợi nhuận trước thuế là 9 tỷ USD trong khi hầu hết các ngân hàng lớn khác trên thế giới phải chịu mức thua lỗ nặng nề. Tuy nhiên triển vọng năm 2009 của HSBC rất đáng lo ngại bởi lẽ các khoản nợ xấu đang lan rộng rất nhanh vượt ra ngoài biên giới nước Mỹ. Cổ phiếu HSBC đã giảm một nửa trong năm ngối tuy có ít hơn các đối thủ cạnh tranh.
Nguyên nhân sâu xa trong quyết định tăng vốn của HSBC là ngân hàng này kì vọng lượng vốn tăng thêm sẽ củng cố tiềm lực tài chính và tạo đà tăng trưởng vững chắc cho ngân hàng trong tương lai, qua đó vượt qua các đối thủ cạnh tranh hiện đang suy yếu. Nếu đợt phát hành tăng vốn thành công, HSBC sẽ tăng tỉ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn từ 7% lên 8,5% vượt xa các đối thủ cạnh tranh tại Mỹ và Châu Âu (Tỷ lệ này của JP Morgan là 6,4%; của Santander là 7,2%). Ngoài ra thặng dư vốn thu được từ đợt phát hành sẽ cho phép HSBC phát triển mạnh trong khi các đối thủ cạnh tranh đang khát tiền mặt buộc phải thu hẹp hoạt động sản xuất kinh doanh. Thêm vào đó, với lượng vốn dồi dào huy động được, HSBC có thể thực hiện thâu tóm các ngân hàng đang gặp khó khăn trong bối cảnh khủng hoảng tài chính tồn cầu.
Có thể thấy HSBC đang đi một bước cần thiết và hợp lý. Mặc dù đây là một quyết định khó khăn và mạo hiểm bởi lẽ khối tài chính ngân hàng sẽ rất khó huy động được vốn từ các nhà đầu tư trong thời điểm này. Động thái trên của HSBC cho thấy ngân hàng tuy không ở trạng thái tốt nhất nhưng vẫn đủ mạnh để thừa nhận và khắc phục các điểm yếu của mình hiện nay.