Chất lượng dư nợ tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại việt nam hiện nay (Trang 55 - 62)

1.2.3 .3Những nhân tố từ phía khách hàng

2.2 HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG

2.2.5 Chất lượng dư nợ tín dụng

Chất lượng tín dụng là một chỉ tiêu khơng thể thiếu khi đánh giá hoạt động tín dụng của ngân hàng. Chất lượng tín dụng thể hiện chủ yếu qua tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu trên tổng dư nợ. Ngân hàng nào có các tỷ lệ này càng thấp thì chất lượng tín dụng càng cao, HĐTD của ngân hàng càng hiệu quả, thật sự là nguồn thu nhập chính của ngân hàng.

BẢNG 2.10: CHẤT LƯỢNG NỢ CHO VAY CỦA MỘT SỐ NHTM VIỆT NAM

STT Ngân

hàng Năm

Nợ đủ

tiêu chuẩn Nợ cần chú ý

Nợ dưới

tiêu chuẩn Nợ nghi ngờ

Nợ có khả năng mất vốn triệu đồng % triệu đồng % triệu đồng % triệu đồng % triệu đồng %

1.1

ACB

2008 34,125,084 98.0% 398,902 1.1% 223,605 0.6% 66,982 0.2% 18,127 0.1% 1.2 2007 31,713,333 99.7% 70,959 0.2% 9,167 0.0% 7,078 0.0% 10,320 0.0% 2.1 STB 2008 34,671,264 99.0% 129,200 0.4% 81,798 0.2% 57,481 0.2% 69,128 0.2%

2.2 2007 35,244,771 99.6% 51,968 0.1% 5,930 0.0% 13,268 0.0% 62,210 0.2% 3.1 SCB 2008 22,986,780 98.7% 157,721 0.7% 67,878 0.3% 46,474 0.2% 19,403 0.1% 3.2 2007 19,397,439 99.6% 14,308 0.1% 12,575 0.1% 35,788 0.2% 17,495 0.1% 4.1 SHB 2008 5,968,921 95.5% 165,824 2.7% 49,696 0.8% 56,612 0.9% 11,646 0.2% 4.2 2007 4,157,402 99.4% 5,053 0.1% 15,323 0.4% 1,914 0.0% 3,811 0.1% 5.1 Eximbank 2008 19,554,894 92.1% 676,782 3.2% 405,871 1.9% 372,759 1.8% 221,892 1.0% 5.2 2007 18,173,103 98.5% 117,587 0.6% 47,930 0.3% 67,700 0.4% 45,831 0.2% 6.1 Vietinbank 2008 114,596,417 94.9% 3,968,311 3.3% 846,985 0.7% 803,542 0.7% 536,818 0.4% 7.1 BIDV 2008 108,067,895 74.8% 30,533,257 21.1% 3,879,757 2.7% 782,231 0.5% 1,136,546 0.8% 7.2 2007 85,340,970 71.5% 28,302,527 23.7% 3,535,021 3.0% 238,447 0.2% 1,956,790 1.6%

Nguồn: báo cáo tài chính của các ngân hàng

Thị trường tiền tệ khó khăn năm 2008 đã đẩy tỷ lệ nợ quá hạn của các ngân hàng tăng cao hơn so với năm 2007. Đặc biệt là các NHTM Nhà nước. Trong năm 2008, tỷ lệ nợ quá hạn tại Vietinbank 5.1% tổng dư nợ (trong đó, nợ nhóm 2- 3.3%,

nhóm 3- 0.7%, nhóm 4- 0.7%, nhóm 5- 0.4%); BIDV 25.2% tổng dư nợ (nợ nhóm 2- 21.1%, nhóm 3- 2.7%, nhóm 4- 0.5%, nhóm 5- 0.8%). Các NHTM CP có tỷ lệ nợ quá

hạn tương đối thấp: ACB (năm 2007- 0.3%, năm 2008- 2%), STB (năm 2007- 0.4%,

năm 2008- 1%), SCB( năm 2007- 0.4%, năm 2008- 1.3%).

Biểu đồ 2.4: DƯ NỢ TÍN DỤNG VÀ TỶ LỆ NỢ XẤU TRÊN DƯ NỢ CỦA HỆ THỐNG NHTM VIỆT NAM 2006-05/2009

1468 1243 1027 667 3.85 3.5 1.4 2.5 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 2006 2007 2008 30/05/2009 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 4.5 5

Dư nợ tín dụng (nghìn tỷ đồng) Tỷ lệ nợ xấu/dư nợ (%/năm)

Năm 2008, tỷ lệ nợ xấu của hệ thống NHTM Việt Nam ở mức cao với 3.5% tổng dư nợ tương đương 43.500 tỷ đồng, cao hơn so với mức 1.4% trong năm 2007. Những tháng đầu năm 2009, tỷ lệ nợ xấu tiếp tục gia tăng. Nguyên nhân của sự gia tăng này có thể do các ngân hàng đang trong quá trình xử lý. Theo quan điểm tác giả, tỷ lệ nợ xấu năm 2009 sẽ giảm do thị trường tiền tệ cũng như nền kinh tế năm 2009 khả quan hơn, ổn định và thuận lợi hơn cho hoạt động kinh doanh của các ngân hàng.

Tỉ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng trong cả năm 2008 có lẽ nằm phần nhiều ở thị trường bất động sản. Đầu năm 2008, theo thông báo của NHNN thì tổng dư nợ cho vay BĐS là 135 nghìn tỷ đồng, chiếm khoảng 13% tổng dư nợ tồn hệ thống. Tín dụng cho vay BĐS tăng mạnh vào thời điểm mà giá cả BĐS lên cao nhất (Quý IV/2007), dư nợ cho vay tăng cao dẫn đến rủi ro mất khả năng trả nợ tăng cao vào thời điểm cuối năm 2008. Tuy nhiên, khơng có dấu hiệu đổ vỡ liên quan đến thị trường BĐS do các NHTM nắm giữ nhiều tài sản xấu. Thậm chí, vào thời điểm cuối năm, NHNN công bố mức dư nợ cho vay BĐS đã giảm đáng kể, còn khoảng 115,5 ngàn tỷ VND, tức 10% tổng dư nợ của hệ thống ngân hàng. Tỉ lệ nợ xấu của toàn hệ thống đạt mức 3.5% cao hơn mức dự báo 0.5%. Xét trên thực tế, khả năng dư nợ BĐSvẫn rất cao trong năm 2009 do thị trường BĐS vẫn chưa thoát khỏi suy thoái. Điều này kéo theo khả năng nợ xấu của ngân hàng sẽ có khả năng tăng cao hơn so với thực tế và con số của năm 2008.

2.3 NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN TỒN TẠI TRONG HĐTD CỦA CÁC NHTM VIỆT NAM HIỆN NAY

Hoạt động tín dụng của các NHTM Việt Nam từ năm 2008 đến nay gặp khá nhiều khó khăn, xuất phát từ những nguyên nhân khách quan và chủ quan. Bên cạnh những biến động của nền kinh tế gắn liền với sự ảnh hưởng từ các chính sách tiền tệ của NHNN, sự khó khăn của các ngân hàng cịn xuất phát từ chính bản thân các ngân hàng. Để HĐTD của các ngân hàng ngày càng hiệu quả, các ngân hàng buộc phải không ngừng cải thiện những hạn chế, tồn tại của mình.

Hoạt động tín dụng tăng trưởng bền vững phải gắn liền với sự tăng trưởng huy động. Khi đó, tỷ lệ cho vay/ huy động sẽ ở mức thấp, các NHTM tuỳ theo thời hạn của nguồn vốn huy động đưa ra chính sách tín dụng tương ứng. Như vậy, việc tăng trưởng tín dụng hay huy động đều cần thiết cho hoạt động của ngân hàng. Tuy nhiên, để thực

hiện tốt hai nhiệm vụ này, các NHTM cần đặc biệt quan tâm đến chính sách khách hàng. Hiện nay, vấn đề này chưa được chú trọng thực hiện xuyên suốt. Các ngân hàng thường chỉ có chính sách tạm thời áp dụng trong từng thời điểm tuỳ theo nhu cầu của ngân hàng. Chẳng hạn, khi ngân hàng tập trung tăng trưởng dư nợ thì chỉ đưa ra các chính sách khuyến mãi, tiếp thị nhằm thu hút khách hàng vay. Hoặc trong giai đoạn nguồn vốn khan hiếm, cơ cấu vốn mất cân đối, các ngân hàng cần đẩy mạnh huy động thì các chính sách dành cho khách hàng huy động mới được áp dụng. Điều này thể hiện tính thiếu nhất quán trong chính sách khách hàng của các ngân hàng. Sự thiếu nhất quán có thể dẫn đến mất niềm tin đối với khách hàng. Các ngân hàng cần có những giải pháp cụ thể trong vấn đề chính sách khách hàng để có thể thiết lập được mạng lưới khách hàng rộng và bền vững.

Từ số liệu về cơ cấu dư nợ theo ngành nghề và theo kỳ hạn của một số NHTM Việt Nam, có thể nhận thấy các NHTM vẫn chưa đa dạng hoá được đối tượng và phương thức cho vay. Các đối tượng được vay vẫn theo các quy định truyền thống trước đây. Đối với nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam, thì thành phần doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ kinh doanh cá thể có số lượng tương đối lớn với nhu cầu vốn để sản xuất kinh doanh khá cao. Tuy nhiên, việc cho vay trên đối tượng này cịn rất hạn chế. Đây là đối tượng có nhu cầu vay vốn thật sự nhưng thường không đủ cơ sở, điều kiện để được xét vay do thiếu sổ sách, chứng từ, thông tin tiếp nhận khó chính xác. Các Ngân hàng khá ngại ngần khi cho vay đối tượng này. Về phương thức cho vay, các ngân hàng, đặc biệt là các NHTM CP, cũng đã có những thay đổi đáng kể phù hợp với nhu cầu khách hàng. Hình thức cho vay đa dạng hơn: vay món, hạn mức, trung hạn, dài hạn tuỳ theo mục đích sử dụng vốn của khách hàng. Thời hạn vay vốn cũng linh động được điều chỉnh theo vòng vốn của khách hàng. Riêng đối với các NHTM Nhà nước, vấn đề này chưa được thực hiện triệt để, vẫn còn nhiều quy định trói buộc. Do đó, các NHTM nhà nước cần có những cải thiện để đẩy mạnh HĐTD của mình.

Việc thu thập thơng tin và xử lý thơng tin trong q trình thẩm định của các cán bộ ngân hàng gặp nhiều trở ngại. Vấn đề minh bạch thơng tin hiện nay cịn thấp xuất phát từ tâm lý, tập quán trước đây. Thực hiện kiểm toán đối với hoạt động tài chính- kinh doanh chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp lớn. Trong khi các doanh nghiệp nhỏ tìm mọi cách che giấu thông tin để lách thuế. Nhiều cá nhân do yếu tố tâm lý cũng

khơng cơng khai tồn bộ thu nhập và các mối quan hệ làm ăn của mình. Ngồi thơng tin tín dụng do Trung tâm Thơng tin tín dụng của NHNN cung cấp, thì hệ thống NHTM Việt Nam vẫn chưa có thêm nguồn cung cấp thơng tin nào khác đáng tin cậy. Do vậy, các NHTM Việt Nam cần nâng cao hơn nữa chất lượng thẩm định thông tin tại ngân hàng mình, đảm bảo sử dụng những thơng tin chính xác trong việc ra quyết định cho vay.

Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu tăng cao trong thời gian vừa qua, một phần xuất phát từ những biến động của nền kinh tế, ngồi tầm kiểm sốt của các NHTM. Tuy nhiên, không thể phủ nhận vai trị của các NHTM trong vấn đề kiểm sốt nợ quá hạn, nợ xấu. Thực tế chứng minh, những ngân hàng có sự quan tâm đúng mức đều có tỷ lệ này thấp hơn so với các ngân hàng khác. Hiện nay, hầu hết các NHTM đều có quy trình cũng như bộ phận xử lý nợ quá hạn, nợ xấu. Tuy nhiên, không phải bộ phận xử lý nợ của ngân hàng nào cũng hoạt động hiệu quả. Vẫn còn những bất cập trong việc phân chia trách nhiệm giữa cán bộ tín dụng và xử lý nợ. Các ngân hàng cần có những chính sách cụ thể, rõ ràng hơn, vừa đảm bảo phát huy tính trách nhiệm của cán bộ tín dụng vừa phát huy vai trò của xử lý nợ.

Nhiều ngân hàng rơi vào tình trạng khủng hoảng, thâm hụt thanh khoản, thậm chí có nguy cơ phá sản trong năm 2008 đều có một đặc điểm chung: đó là chưa có sự quan tâm đúng mức đến cán cân vốn cũng như vấn đề quản trị rủi ro. Hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng muốn bền vững và tăng trưởng thì hai vấn đề này cần phải được đưa ra thường xuyên, liên tục trong mọi thời điểm. Thực tế từ năm 2008 đã để lại cho các ngân hàng nhiều bài học đáng giá. Tăng trưởng tín dụng nóng và chạy theo lợi nhuận khơng thể đảm bảo một HĐTD có chất lượng tốt.

Một thực tế cần phải nhìn nhận là trình độ cán bộ tín dụng. Tỷ suất sinh lời luôn ở mức cao qua nhiều năm đã khiến ngành ngân hàng tăng trưởng rất nhanh. Các NHTM cũ liên tục mở rộng mạng lưới chi nhánh, nhiều NHTM mới được thành lập. Và hệ quả tất yếu là sự thiếu hụt nhân sự trong ngành ngân hàng. Đào tạo không đáp ứng kịp thời nhu cầu nhân sự đẫn đến việc sử dụng lao động thuộc các ngành nghề khác. Khi cán bộ tín dụng khơng có chun mơn thì việc thẩm định tất nhiên sẽ gặp nhiều sai sót, ảnh hưởng đến quyết định cho vay. Ngồi ra, những lợi ích cá nhân từ HĐTD cũng tác động không nhỏ đến chất lượng tín dụng. Do đó, các NHTM cần có

những giải pháp thiết thực hơn trong việc tạo ra đội ngũ cán bộ tín dụng với năng lực, đạo đức đáp ứng những địi hỏi khó khăn và phức tạp của ngành ngân hàng.

Trên đây là những tồn tại cơ bản mà tác giả đánh giá từ thực tế HĐTD của các NHTM Việt Nam hiện nay. Khắc phục những tồn tại sẽ góp phần đáng kể trong việc nâng cao chất lượng tín dụng. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều vấn đề cần giải quyết đối với HĐTD của các NHTM mà bản thân tác giả với năng lực và thời gian hạn hẹp, khơng thể trình bày.

Kết luận toàn chương:

Năm 2008 kết thúc để lại nhiều bài học đáng giá cho các NHTM trong việc quản lý hoạt động tín dụng tại ngân hàng. Các NHTM Việt Nam phải không ngừng phát triển để tồn tại trong một thị trường khó khăn, cạnh tranh, nhiều rủi ro nhưng

cũng nhiều lợi nhuận này. Có thể thấy rằng, những biến động của thị trường tiền tệ trong thời gian qua đã giúp các NHTM khẳng định vị trí và năng lực của mình;

tuy nhiên, để tăng cường tính hiệu quả trong kinh doanh, tối đa hoá lợi nhuận, giảm thiểu rủi ro, khai thác các thu nhập khác gắn với HĐTD…, các NHTM phải có nhiều giải pháp đồng bộ khắc phục những hạn chế của mình.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Nâng cao chất lượng HĐTD là nhiệm vụ sống còn của các NHTM. Các giải pháp đưa ra dưới đây chỉ là ý kiến chủ quan của tác giả để cải thiện chất lượng tín dụng của các NHTM nói chung. Tuy nhiên, tùy tình hình thực tiễn tại mỗi ngân hàng, những giải pháp có thể thay đổi, nhằm phù hợp với đặc điểm riêng của từng ngân hàng.

3.1 CHÍNH SÁCH KHÁCH HÀNG

Một trong những giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng HĐTD của các ngân hàng là có một chính sách khách hàng phù hợp, cụ thể. Các NHTM cần có những chính sách khác nhau dành cho khách hàng mới và khách hàng truyền thống; vừa mở rộng mạng lưới khách hàng, vừa thiết lập quan hệ bền vững với khách hàng.

Nhìn chung, đa số các NHTM Việt Nam hiện nay thường tìm kiếm khách hàng mới thơng qua các hoạt động bề nổi như quảng cáo khuếch trương, còn các hoạt động có ý nghĩa quyết định thành cơng trong việc tìm kiếm khách hàng như nghiên cứu

vụ…còn rất mờ nhạt. Do vậy, các ngân hàng cần phải chuyển sang tư duy mới, lấy quan điểm Marketing làm chủ đạo. Triết lý Marketing cần phải thâm nhập vào các bộ phận ngân hàng, tất cả các nhân viên với mục tiêu phục vụ tối đa những gì khách hàng cần. Thành lập phịng chức năng Marketing trong cơ cấu tổ chức quản trị để đề ra và định hướng hoạt động Marketing một cách bài bản, với một đội ngũ nhân viên nhạy bén, am hiểu.

Ngoài ra, các Ngân hàng cần xây dựng chính sách riêng áp dụng đối với khách hàng có quan hệ lâu dài với ngân hàng. Các chính sách này phải tạo được sự gắn bó giữa khách hàng và ngân hàng trên cơ sở mang lại lợi ích cho cả hai bên. Các Ngân hàng phải hết sức quan tâm gắn hoạt động khách hàng với ngân hàng, thẩm định và đầu tư kịp thời các dự án có hiệu quả; cần xây dựng trong lịng khách hàng hình ảnh ngân hàng ln gần gũi và hỗ trợ kịp thời; có chính sách lãi suất hợp lý, ưu đãi đối với các khách hàng có số dư tiền vay lớn và khơng có nợ q hạn. Những chính sách dành cho khách hàng truyền thống nêu trên sẽ giúp ngân hàng:

v Đánh giá đúng chất lượng khách hàng, tiết kiệm được chi phí thẩm định và kiểm tra giám sát. Thơng qua việc quan hệ tín dụng một cách thường xuyên, Ngân hàng có thể nắm bắt được những thơng tin về hoạt động kinh doanh của khách hàng. Căn cứ vào số dư trên tài khoản của họ, Ngân hàng sẽ biết được khả năng tiềm tàng và chu kỳ sử dụng vốn, tiền mặt cũng như quan hệ khách hàng với các khách hàng khác trong việc mua nguyên liệu, tiêu thụ sản phẩm...

v Thu hút vốn để củng cố đầu vào, mở rộng đầu ra theo đúng yêu cầu của khách hàng. Thông qua mối quan hệ lâu bền với khách hàng, Ngân hàng có thể huy động được một khối lượng nguồn vốn từ tiền gửi của khách hàng.

v Sự am hiểu khách hàng sẽ làm cho Ngân hàng hiểu rõ nhu cầu của khách hàng về loại tín dụng, khối lượng tín dụng, giá cả cho vay để có kế hoạch bố trí nguồn vốn kịp thời, đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng của khách hàng.

v Do tiết kiệm được chi phí trong thẩm định, kiểm tra giám sát khách hàng nên Ngân hàng sẽ có điều kiện để hạ lãi suất cho vay, điều đó sẽ cuốn hút được khách hàng, làm cho khách hàng gắn bó hơn nữa với Ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại việt nam hiện nay (Trang 55 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)