QUA NHỮNG VUÔNG THỔ CẨM hụ nữ S’tiêng hiện khơng cịn mấy ai quan tâm đến nghề dệt thổ cẩm truyền thống, riêng nghệ nhân Thị Giơn tâm huyết gìn giữ bản sắc văn hóa cho dân tộc mình.
Cơ sở dệt thổ cẩm của nghệ nhân Thị Giơn thuộc ấp Lồ Ơ, xã Thanh An, huyện Hớn Quản, Bình Phước. Trong trang phục truyền thống đẹp mắt, các bà, các chị người S’tiêng với đôi tay thoăn thoắt say sưa bên những vuông thổ cẩm đủ màu sắc, hoa văn.
Sinh ra trong gia đình có mẹ và bà ngoại là người dệt rất giỏi, 12 tuổi chị Giôn được bà và mẹ truyền nghề. Theo thời gian, nếp sống của bà con S’tiêng có sự thay đổi theo xu hướng người Kinh, nghề dệt vì thế cũng dần bị lãng quên. Chị Giôn phải mất khá nhiều thời gian đi vận động, thuyết phục các chị em tham gia học nghề và thành lập cơ sở thổ cẩm đầu tiên của huyện Hớn Quản.
“Dù rất yêu nghề nhưng tôi đành phải cất khung dệt để làm kỷ niệm, chỉ thỉnh thoảng đem ra dệt vài món đồ cho mình hoặc tặng người thân và bạn bè, vừa để không quên nghề”, chị Giôn tâm sự.
Ngày xưa để có được tấm thổ cẩm khơng hề đơn giản vì phải trải qua rất nhiều công đoạn vất vả. Đầu tiên là người ta phải phát rẫy trồng cây bông vải, chờ đợi nhiều tháng cây mới cho quả. Quả sau khi thu hoạch được phơi khơ và tách bóc hạt để lấy bông. Từ bông mới kéo thành sợi, sợi được
nhuộm nhiều màu sắc khác nhau từ nguyên liệu như vỏ, rễ, lá của cây rừng… tất cả đều bằng phương pháp thủ công rất công phu.
Mỗi sản phẩm dệt thổ cẩm bao hàm trong đó khơng chỉ là sự sáng tạo, tính nghệ thuật mà cịn chất chứa cả tâm hồn, tình cảm, suy nghĩ của người S’tiêng. Vì thế chị Giơn khao khát được sống với nghề dệt và mong muốn ln được nhìn thấy sản phẩm dệt hiện hữu trong đời sống, sinh hoạt thường ngày của đồng bào dân tộc mình.
Năm 2012, sản phẩm dệt thổ cẩm của nghệ nhân Thị Giơn được bình chọn là sản phẩm cơng nghiệp nơng thơn tiêu biểu tỉnh Bình Phước, làm trỗi dậy khát vọng duy trì làng nghề truyền thống của chị. Đến giữa năm 2013, sau khi được tỉnh Bình Phước cử đi tham gia chương trình tập huấn bồi dưỡng kỹ năng dạy nghề, nghệ nhân Thị Giôn đã ký hợp đồng với Trung tâm Khuyến công và tư vấn phát triển công nghiệp tỉnh Bình Phước để thực hiện đề án Hỗ trợ đào tạo
Chiếc khố nam này được dệt cách nay 80 năm, vì yêu nghề dệt thổ cẩm nên nghệ nhân Thị Giôn vẫn giữ lại như một báu vật của dòng họ. Ảnh: Quang Trung.
Văn hóa - thể thao
nghề dệt thổ cẩm cho người dân tộc S’ tiêng ở ấp Lồ Ô, xã Thanh An.
Từ sự hỗ trợ này, cùng với sự giúp đỡ của Hội liên hiệp phụ nữ xã Thanh An, chị đã vận động mở lớp dạy nghề dệt thổ cẩm cho 32 phụ nữ người S’tiêng. Sau hai tháng đào tạo, học viên của chị đã có thể dệt và may các sản phẩm thổ cẩm như váy, áo, khăn, xà rông, túi xách, mền đắp, khăn trải bàn… với cách phối màu tinh tế và các loại hoa văn truyền thống đẹp mắt.
Trong những năm qua, nghệ nhân Thị Giôn đã không ngừng tìm tịi để sáng tạo ra các sản phẩm thổ cẩm phù hợp với nhu cầu thị hiếu của người dùng. Chị cất cơng tìm đến các làng nghề truyền thống của những dân tộc thiểu số các tỉnh như Ninh Thuận, các tỉnh ở Tây Nguyên, thậm chí là các tỉnh phía Bắc như Yên Bái… để học hỏi sự sáng tạo của các dân tộc anh em. Làm như thế khơng có nghĩa là bắt chước, mà chị muốn tạo
sự giao thoa trong văn hóa mặc giữa các dân tộc, đồng thời cách tân để phù hợp với xu thế cũng như tìm thêm cái đẹp cho trang phục dân tộc mình.
“Điều cốt yếu là mình vẫn lấy hoa văn đặc trưng và phổ biến của dân tộc mình làm hoa văn chủ đạo trong từng sản phẩm dệt, có như thế mới giữ được bản sắc của thổ cẩm S’tiêng”, chị Giôn khẳng định.
Vấn đề đầu ra cho sản phẩm là điều mà nghệ nhân Thị Giôn đang rất băn khoăn. Hiện nay, sản phẩm thổ cẩm của chị ngoài một số cơ quan, tổ chức đặt hàng nhân các sự kiện như lễ hội hoặc có đồn cơng tác của tỉnh đi giao
lưu bên nước bạn Campuchia, chị mới chỉ biết đem gửi tại một vài địa điểm như khách sạn hay siêu thị trong tỉnh với hy vọng được nhiều người biết đến. “Tôi rất mong muốn được đi tham quan nhiều nơi, nhất là các khu du lịch, để học hỏi sự sáng tạo các sản phẩm thổ cẩm truyền thống ở đó, đồng thời tìm đầu ra cho sản phẩm của mình”, chị tâm sự.
Được sống với nghề dệt truyền
thống của dân tộc mình, khơng chỉ với chị Giôn mà các bà, các chị S’tiêng cũng đều cảm thấy rất vui và thích thú. Chị Thị Diêu (sinh 1970), công nhân dệt tại cơ sở chia sẻ: “Tơi rất vui vì đã có thể tự tay dệt được trang phục truyền thống cho mình và người thân trong gia đình”. Cịn bà Thị Thớ cho biết: “Tơi rất thích nghề dệt, bởi vì đây là nghề truyền thống của dân tộc mình…”. Trong khi đó, chị Rơ Nhi, người thợ trẻ sinh năm 1993, cảm thấy đây là công việc yêu thích, giúp chị có thêm nguồn thu nhập cho gia đình khi rảnh rỗi.
Quang Trung
http://vnexpress.net
Nghệ nhân Thị Giôn hướng dẫn công nhân xếp chỉ. Đây là cơng đoạn khó nhất trong dệt thổ cẩm. Ảnh: Quang Trung.