PHONG TRÀO KHUYẾN HỌC, KHUYẾN TÀI Ở NINH THUẬN

Một phần của tài liệu Noi dung TTTL Qui I (Trang 65 - 67)

NINH THUẬN

ằng nhiều mơ hình sáng tạo ở từng trường học, các vùng, dòng họ, gia đình..., phong trào khuyến học, khuyến tài ở tỉnh Ninh Thuận ngày càng lan tỏa. Toàn tỉnh có 82 hội khuyến học, 1.292 chi hội, 244 ban khuyến học với hơn 100 nghìn hội viên, chiếm gần 18% dân số cả tỉnh.

Vượt khó cho khuyến học

Ðến nhà bà Trần Thị Lần ở thôn Phước Lợi, xã Phước Thuận, huyện Ninh Phước, chúng tôi được biết, gia đình bà có con trai là Ðào Xuân Hiến, công dân đầu tiên trong thôn là bác sĩ và đang làm việc tại Bệnh viện Chợ Rẫy (TP Hồ Chí Minh). Bà Lần bộc bạch: "Chồng tui bị tai nạn mất sớm, nhờ vài sào đất trồng ớt, rau muống, rau quế, nuôi các con học hành. Giờ, tụi nó thành tài, thấy lịng nhẹ lắm". Có việc làm, anh Hiến phụ mẹ ni hai người em ăn học. Hiện tại, người con trai thứ Ðào Xuân Ngươn đã tốt nghiệp Ðại học Bách khoa TP Hồ Chí Minh, đang làm việc tại một công ty xây dựng ở địa phương và Ðào Duy Lăng học năm thứ hai chuyên ngành kỹ thuật dược tại Trường cao đẳng Kinh tế - Cơng nghệ TP Hồ Chí Minh.

Năm 2001, tại làng Chăm Tân Ðức, xã Phước Hữu, Tộc họ khuyến học Kút YaLy được thành lập, có 59 hộ với 286 nhân khẩu. Giờ đây, trở thành dòng họ khuyến học tiêu biểu trong tỉnh. Theo truyền thống, con em của tộc họ khi lập gia đình hay có việc làm ổn định, đều tự nguyện đóng góp vào quỹ số tiền 200 nghìn đồng/người. Ðến nay, nguồn quỹ có gần 200 triệu đồng. Ông Bá Văn Trinh, Trưởng tộc họ chia sẻ: "Trong tộc họ có 13 người tốt nghiệp đại học, cao đẳng có việc làm ổn định; 20 người đang

theo học ở các trường cao đẳng, đại học và một người học cao học. Tất cả con em trong độ tuổi đều được đến trường. Với những thành tích đó, năm 2013, Tộc họ được Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam tặng bằng khen "Tộc họ tiêu biểu trong phong trào khuyến học, khuyến tài". Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Ninh Phước Thọ Ðẳng cho biết, tồn huyện có 279 chi hội với 22.994 hội viên, 6.455 gia đình hiếu học, 51 dòng họ khuyến học... Hằng năm, vào dịp Lễ hội Ka tê, các tộc họ trong cộng đồng người Chăm tổ chức biểu dương, khen thưởng con cháu học giỏi. Con em trong tộc họ có hồn cảnh khó khăn được hỗ trợ sách vở, tiền tàu xe khi đi học xa... Tính đến nay, tồn huyện đã có 12 tiến sĩ và 100 thạc sĩ là con em của các dòng họ khuyến học.

Thôn Phước Nhơn 1, xã Xuân Hải, huyện Ninh Hải có 500 hộ đồng bào Chăm, sống chủ yếu bằng nghề nông và bán thuốc nam, nhưng đã có 125 sinh viên, 65 gia đình hiếu học, hai dịng họ hiếu học. Ơng Ðạo Thanh Thích, Chi hội trưởng khuyến học thôn cho biết, Chi hội khuyến học thơn có 255 hội viên. Phong trào thi đua học tập trong các gia đình, dịng họ rất sơi nổi. Kết thúc học kỳ 1 năm học 2014 - 2015, có 200 em đạt danh hiệu học sinh giỏi, tiên tiến. Nhiều

Lớp học tình thương của cơ Trần Thị Minh Châu ở phường Đài Sơn (TP Phan Rang - Tháp Chàm,

Ninh Thuận).

gia đình có ba đến bốn người con tốt nghiệp đại học hoặc đang theo học ở nhiều trường đại học.

Công tác khuyến học, khuyến tài tại Ninh Thuận có chuyển biến tích cực, nhưng cịn nhiều khó khăn, chủ yếu xuất phát từ nhận thức của người dân. Hoạt động của nhiều cấp hội chỉ mang tính hỗ trợ đơn thuần, vì hầu hết cán bộ phụ trách hội cơ sở là kiêm nhiệm, chưa được bố trí đủ biên chế theo Nghị định số 45/2010/NÐ-CP của Chính phủ. Ðồng thời, cơ sở vật chất, kinh phí hoạt động từ hội cấp xã đến huyện, tỉnh còn thiếu thốn, cho nên việc thực hiện theo Nghị định cịn nhiều khó khăn.

Tại một số xã vùng biển thuộc các huyện Ninh Hải, Thuận Nam, nhiều học sinh ở độ tuổi từ 13 đến 17 bỏ học theo cha làm nghề đánh bắt hải sản. Một số phụ huynh cho rằng, họ không phản đối khi con em nghỉ học sớm để kiếm tiền phụ giúp cha mẹ. Nhiều em mà chúng tôi đã gặp ở bến cá Mỹ Tân, xã Thanh Hải, huyện Ninh Hải nói, tuy nhà có điều kiện để đi học nhưng tụi em thích đi biển hơn, vì có thể kiếm tiền tiêu xài. Ðó là những khó khăn trong việc phát triển khuyến học, khuyến tài ở Ninh Thuận.

Nhiều mơ hình hay

Phong trào khuyến học đã góp phần tạo động lực cho từng vùng, từng trường học, tổ chức, cá nhân có nhiều cách làm hay, sáng tạo để nâng cao chất lượng dạy và học. Tại Trường tiểu học Văn Hải 3, TP Phan Rang - Tháp Chàm với mơ hình "Xổ số học tập", nhóm giáo viên nhà trường đã làm một chiếc lồng cầu nhỏ, bên trong có 12 quả bóng bàn ghi số thứ tự từ một đến 12. Cuối tuần, mỗi lớp bình chọn một học sinh có thành tích học tập xuất sắc nhất để trao tặng thẻ "Phong trào học tập". Cuối tháng, các em nộp lại thẻ cho ban tổ chức để nhận vé tham gia quay lồng cầu lĩnh thưởng. Ðó là các món đồ, như: mũ bảo hiểm, cặp sách, 10

cuốn vở, thước đo độ, bút chì mầu... Mơ hình "Xổ số học tập" giúp học sinh tự giác nâng cao ý thức học tập. Nhờ đó, phong trào xây dựng "Trường học thân thiện, học sinh tích cực" ngày càng đạt hiệu quả cao.

Ba năm trở lại đây, để xóa tư tưởng "khốn trắng" cho nhà trường, phụ huynh học sinh xã Phước Vinh, huyện Ninh Phước tích cực tham gia cơng tác xã hội hóa, đóng góp hàng trăm triệu đồng, hàng trăm ngày công, hỗ trợ Trường THCS Phước Vinh đổ bê-tông 600 m2 sân trường, xây dựng bồn hoa, sửa chữa phòng học, đồ dùng, dụng cụ dạy học; tặng 15 xe đạp cho học sinh nghèo. Kết thúc học kỳ một năm học 2014 - 2015, trường được hỗ trợ 50 suất quà (trị giá 25 triệu đồng) cùng nhiều sách vở, quần, áo để thưởng cho học sinh. Qua đó, tình trạng học sinh bỏ học giảm nhiều, trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia.

Ðến phường Ðài Sơn, TP Phan Rang - Tháp Chàm, hỏi chuyện người dân về lớp học tình thương của cô Trần Thị Minh Châu ở KP4, ai cũng biết và hết lời khen ngợi tấm lịng vì học sinh nghèo của một giáo viên đã về hưu. Lớp học có khoảng chục bộ bàn ghế, được tận dụng, tái chế bằng đủ loại vật liệu sắp xếp ngăn nắp đủ chỗ ngồi cho 30 học sinh. Ban đầu, cô Châu dạy chị em nghèo trong xóm chưa biết chữ cho đến khi họ có thể... hát ka-ra-ơ-kê. Sau đó, biết con cái của nhiều chị em cũng mù chữ hoặc bỏ học giữa chừng, cô Châu nhận dạy miễn phí ngày hai buổi cho các cháu. Cơ Châu cịn đến tận nhà các cháu bỏ học giữa chừng để thuyết phục cha mẹ tiếp tục cho con em đi học. Cô cam kết tự trích lương hưu để hỗ trợ sách vở và liên hệ với nhà trường để các em được nhận các chế độ miễn giảm học phí. "Mình nghĩ đây là cách làm để sau này lũ trẻ không vất vả như cha mẹ các cháu, không là gánh nặng cho xã hội."- cô Châu tâm sự.

Y tế - giáo dục

Phong trào khuyến học, khuyến tài lan tỏa, khơng chỉ có các mơ hình "Ni heo đất giúp bạn nghèo"; "Ðôi bạn cùng tiến"; "Hũ gạo tình thương"... trong các trường học mà còn nhiều hoạt động thiết thực khác tại các khu dân cư, gia đình, dịng tộc, doanh nghiệp, cá nhân, đồn thể bằng hình thức tự nguyện đóng góp tiền của, thậm chí dành phần lớn diện tích nhà ở của mình để tổ chức dạy các lớp mẫu giáo học bán trú, lớp học tình thương... Qua đó, gương hiếu học, vượt khó học giỏi ở các vùng nông thôn tại Ninh Thuận ngày càng nhiều. Ðó là "hạt

nhân" của phong trào khuyến học, khuyến tài ở Ninh Thuận.

Theo Chủ tịch Hội Khuyến học Ninh Thuận Phạm Hồng Cường, tồn tỉnh có

25.178/35.132 gia đình được cơng nhận gia đình hiếu học, 150/237 dịng họ được

cơng nhận dòng họ khuyến học, 75/113 khu dân cư được công nhận khu dân cư

khuyến học, 65/65 xã, phường, thị trấn có Trung tâm học tập cộng đồng.

NGUYỄN TRUNG

http://www.nhandan.org.vn

Một phần của tài liệu Noi dung TTTL Qui I (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)